tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhập khẩu dược phẩm tăng so với cùng kỳ

  • Cập nhật : 03/06/2016
nhap khau duoc pham tang so voi cung ky

Nhập khẩu dược phẩm tăng so với cùng kỳ

Tình hình nhập khẩu dược phẩm 4 tháng 2016

 

Trị giá (USD)

So sánh +/- (%) với tháng trước

Tháng 1

197.172.691

-14,5

Tháng 2

177.530.137

-10,0

Tháng 3

200.929.160

+13,2

Tháng 4

215.238.119

+7,1

(Nguồn số liệu: TCHQ)

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 29 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu từ Ấn Độ chiếm 11,6% tổng kim ngạch, đạt 91,9 triệu USD, tăng 22,54%. Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Pháp, đạt 90,5 triệu USD, tăng 3,07%, kế đến là Đức 64,3 triệu USD, tăng 14,13%...

Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dược phẩm đều tăng trưởng kim ngạch ở các thị trường, số thị trường với tốc độ tăng trưởng dương chiếm tới 82,7%, trong đó nhập khẩu từ Philippine tăng mạnh vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,6 triệu USD, nhưng tăng 202,78%, kế đến là Indonesia, tăng 163,61%, đạt 16,6 triệu USD. Ngược lại, số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 17,2% trong đó nhập từ Nga giảm mạnh nhất, giảm 64,92%, kế đến Achentina giảm 36,67%, Singapore 27,91% Canada, Đan Mạch giảm lần lượt 24,71% và 12,10%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm 4 tháng 2016

ĐVT: USD

Thị trường

4 tháng 2016

4 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Tổng cộng

791.370.844

635.139.659

24,60

Ấn Độ

91.941.054

75.031.116

22,54

Pháp

90.580.892

87.882.631

3,07

Đức

64.318.089

56.354.597

14,13

Hàn Quốc

63.039.470

50.941.142

23,75

Italia

60.907.902

41.628.010

46,31

Hoa Kỳ

45.610.449

25.444.289

79,26

Anh

44.996.182

33.010.615

36,31

Thuỵ Sỹ

31.160.740

30.649.369

1,67

Bỉ

26.651.009

21.250.422

25,41

Thái Lan

24.949.247

18.943.705

31,70

Tây Ban Nha

18.158.614

12.591.875

44,21

Indonesia

16.654.915

6.318.064

163,61

Oxtrâylia

15.994.720

14.603.246

9,53

Trung Quốc

15.461.111

13.494.599

14,57

Áo

14.993.766

12.571.685

19,27

Ba Lan

12.456.252

11.457.793

8,71

Thuỵ Điển

12.142.536

11.160.942

8,79

Nhật Bản

10.306.881

6.361.636

62,02

Hà Lan

9.905.217

5.820.655

70,17

Đan Mạch

7.060.024

8.031.915

-12,10

Đài Loan

5.156.491

4.263.475

20,95

Thổ Nhĩ Kỳ

4.923.953

3.922.172

25,54

Malaixia

4.887.198

3.776.994

29,39

Singapore

4.235.954

5.875.559

-27,91

Philippin

3.684.202

1.216.777

202,78

Achentina

3.245.396

5.124.926

-36,67

Canada

1.932.816

2.567.268

-24,71

Nga

245.582

700.064

-64,92

Ailen

18.196.349

12.081.940

 

Dẫn nguồn tin từ phunuonline.com.vn ra ngày 25/12/2015, ngày 7/12/2015, ông Trương Quốc Cường, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế gửi công văn số 22721/QLD-CL đến các cơ sở y tế công bố rút thêm tên Công ty Celogen Pharma Pvt., Ltd (Ấn Độ) và Công ty Amherst Laboratories Inc (Philippines) ra khỏi danh sách các công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng, vì theo Cục này, sau 6-12 tháng kiểm tra 100% lô thuốc nhập khẩu của hai công ty trên, đã không có lô thuốc nào vi phạm chất lượng. Như vậy tính từ 2013 đến nay, Cục Quản lý dược đã cho phép 44 công ty của 10 quốc gia từng đưa thuốc không đạt chất lượng vào Việt Nam bán cho người tiêu dùng không cần kiểm tra 100% chất lượng thuốc nhập khẩu.

Trước tình trạng thuốc ngoại nhập khẩu kém chất lượng, tại dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thuốc, Bộ Y tế đã đề xuất quy định về điều kiện và phạm vi của tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Theo dự thảo đối với thương nhân là doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phạm vi nhập khẩu thuốc được nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y, thuốc phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp phép phù hợp với phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy chứng nhận GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp và bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc khác.

Doanh nghiệp sản xuất có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc từ dược liệu được nhập khẩu dược liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp và bán cho các cơ sở sản xuất thuốc khác, các cơ sở khám chữa bệnh đông y. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có Giấy phép tiến hành các công việc bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực được nhập khẩu trực tiếp thuốc phóng xạ không được miễn trừ khai báo, cấp phép.

Đối với thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (phạm vi sản xuất thuốc) được nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc không phục vụ sản xuất thuốc của doanh nghiệp sẽ được Bộ Y tế hướng dẫn tại văn bản khác.

Theo dự thảo, thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ.

Thương nhân được phép ủy thác nhập khẩu thuốc theo đúng phạm vi hoạt động quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ.

Dự thảo nêu rõ, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu thuốc phục vụ nhu cầu sử dụng của chính tổ chức, cá nhân đó, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ.

Văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, các thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được phép nhập khẩu thuốc phục vụ công tác đăng ký lưu hành (bao gồm cả các thuốc để kiểm nghiệm, kiểm định theo yêu cầu của việc đăng ký thuốc). Các cơ sở có chức năng nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở sản xuất thuốc được phép nhập khẩu thuốc phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của các tỉnh, thành phố, y tế ngành và các tổ chức của Việt Nam được phép nhận thuốc viện trợ từ các tổ chức từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài gửi tặng, viện trợ và chịu trách nhiệm về sử dụng thuốc hiệu quả an toàn, hợp lý, đúng mục đích viện trợ. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng được nhập khẩu thuốc để phục vụ việc thử lâm sàng theo đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tổ chức, cá nhân có đề cương nghiên cứu sinh khả dụng, tương đương sinh học đã được phê duyệt tại cơ quan kỹ thuật chuyên ngành do Bộ Y tế ủy quyền được nhập khẩu thuốc để phục vụ việc nghiên cứu sinh khả dụng, tương đương sinh học.

Thương nhân được phép nhập khẩu, xuất khẩu bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Đối với thương nhân nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam, theo dự thảo, thương nhân nước ngoài cung cấp thuốc, dược liệu, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y vào Việt Nam phải là doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về  thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam. Thương nhân nước ngoài cung cấp tá dược, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo trường hợp (1) không bắt buộc phải là các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.

Trường hợp các thuốc cần cho nhu cầu phòng, điều trị bệnh và nguyên liệu cần cho nhu cầu sản xuất thuốc trong nước nhưng các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam không cung cấp hoặc cung cấp không đủ nhu cầu, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế xem xét, quyết định cho phép nhập khẩu từ các doanh nghiệp cung cấp thuốc có uy tín trên thế giới.

Nguồn: VITIC/chinhphu.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục