Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2018, thương mại giữa Việt Nam – Indonesia đạt 7,65 tỷ USD, theo đó xuất khẩu đạt 3,24 tỷ USD, tăng 23,93% và nhập khẩu trên 4,4 tỷ USD, tăng 33,12% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Indoensia là 1,16 tỷ USD, tăng 67,82%.
Từ 20/8: Quy định mới về xuất khẩu khoáng sản có hiệu lực
- Cập nhật : 21/07/2016
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 12/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 quy định về xuất khẩu khoáng sản.
Thông tư này quy định danh mục, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu và điều kiện khoáng sản xuất khẩu.
Khoáng sản được phép xuất khẩu phải đáp ứng đồng thời các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Thứ nhất là có tên trong danh mục và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.
Thứ hai là có nguồn gốc hợp pháp thuộc các trường hợp sau đây:
- Khoáng sản được khai thác, chế biến từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan cửa khẩu nhập khẩu thể hiện tại tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu.
- Khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại và phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá.
- Sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến từ các nguồn khoáng sản hợp pháp nêu tại điểm a, b, c khoản này phải phù hợp với công nghệ chế biến của cơ sở chế biến.
Thứ ba là đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng ngoài việc đảm bảo các điều kiện nêu tại Khoản 1 và 2 Điều này phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.”
Theo hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư thì trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phối hợp cùng cơ quan Hải quan lấy mẫu phân tích cho từng lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ xác định chất lượng. Việc phân tích mẫu thực hiện tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS.
Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm: Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm nêu tại Điểm 1 trên đây (bản chính); hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (Bản sao có chứng thực theo quy định) nộp cho cơ quan Hải quan; văn bản chấp thuận xuất khẩu (nếu có) quy định tại Điều 6 và Khoản 3 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này (xuất trình bản chính và nộp bản sao); báo cáo xuất khẩu khoáng sản (bản sao) của doanh nghiệp kỳ trước đã gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 (sửa đổi) theo Thông tư này, trừ doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu trong kỳ báo cáo; các chứng từ khác về xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Công Thương có quyền yêu cầu dừng việc xuất khẩu khoáng sản đối với doanh nghiệp xuất khẩu bị phát hiện vi phạm các quy định của Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2016.
(Ximang)