tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhật Bản đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam

  • Cập nhật : 26/10/2018

Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 27,5 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2017...

Nhật Bản nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng từ đầu năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 27,5 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2017.

Trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 13,72 tỷ USD, tăng 11,4% và nhập khẩu hàng hóa là 13,9 tỷ USD, tăng 16,8%.

Trước đó năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức đạt 33,84 tỷ USD, tăng 13,8% so với kết quả thực hiện trong năm 2016. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,86 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2016, chiếm 7,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác thương mại trong năm 2017. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 16,98 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2016, chiếm 8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước trong năm 2017.

9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu chú trọng vào các nhóm hàng như máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sắt thép, máy vi tính sản phẩm điện tử… trong đó máy móc thiết bị chiếm thị phần lớn 23,4% tỷ trọng,d dạt 3,2 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ, mặc dù trong tháng 9/2018 kim ngạch nhóm hàng này xuất sang Nhật sụt giảm so với tháng 8/2018 là 14,69%, nhưng so với tháng 9/2017 tăng 0,75%.

Kế đến là nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử chiếm 21,2% tỷ trọng, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 34,63% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 đạt 385,4 triệu USD giảm 10,01% so với tháng 8/2018, nhưng tăng 17,6% so với tháng 9/2017.

Đặc biệt, thời gian này mặt hàng than đá xuất sang Nhật Bản tăng đột biến cả về lượng và trị giá, tuy chỉ đạt 20,1 nghìn tấn, trị giá 55,7 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2018, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 558,9 lần về lượng (tức tăng 55.794,44%) và gấp 130,1 lần về trị giá (tức tăng 12.912,77%), mặc dù giá xuất bình quân giảm 76,72% chỉ đạt 342,37 USD/tấn. Ngoài mặt hàng than đá, thì Nhật Bản cũng tăng mạnh nhập khẩu nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện gấp 2,1 lần (tức tăng 113,23%).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc thiết bị, sắt thép, máy vi tính sản phẩm điện tử đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và các mặt hàng khác như: thủy sản, hóa chất, sản phẩm hóa chất….

Về lĩnh vực đầu tư, hiện Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hai nước đang cùng tham gia vào nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế như Hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng của năm 2018, có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất, với vốn đầu tư là 7 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng vốn FDI của Việt Nam.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 9 tháng năm 2018

Mặt hàng

9T/2018

 

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

13.870.393.758

 

16,77

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

3.255.685.969

 

3,1

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

2.943.837.032

 

34,63

Sắt thép các loại

1.672.562

1.179.422.375

-0,58

17,05

Sản phẩm từ chất dẻo

 

628.160.333

 

9,68

Linh kiện, phụ tùng ô tô

 

584.999.219

 

31,51

Vải các loại

 

539.364.012

 

16,18

Phế liệu sắt thép

1.163.128

432.547.788

3,27

34,65

Sản phẩm từ sắt thép

 

427.986.896

 

18,89

Kim loại thường khác

48.604

377.279.354

13,34

30,84

Chất dẻo nguyên liệu

159.871

363.237.629

10,01

26,48

Sản phẩm hóa chất

 

338.987.051

 

12,89

Hóa chất

 

289.168.813

 

0

Điện thoại các loại và linh kiện

 

229.116.205

 

97,81

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

208.358.593

 

16,35

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

181.334.581

 

113,23

Giấy các loại

230.326

175.583.087

21,42

33,95

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

 

129.351.521

 

-33,06

Sản phẩm từ cao su

 

113.151.662

 

12,33

Dây điện và dây cáp điện

 

104.050.069

 

5,78

Cao su

39.258

99.540.776

-6,16

-8,28

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

96.482.619

 

6,52

Hàng thủy sản

 

81.139.432

 

42,23

Sản phẩm từ kim loại thường khác

 

69.516.783

 

8,27

Xơ, sợi dệt các loại

9.454

57.947.440

47,72

56,03

Dược phẩm

 

50.601.861

 

44,42

Ô tô nguyên chiếc các loại

886

45.358.324

-65,3

-46,93

Sản phẩm từ giấy

 

38.746.761

 

5,43

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

 

30.591.547

 

-24,07

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

 

25.515.938

 

32,35

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

24.935.809

 

15,7

Sữa và sản phẩm sữa

 

24.653.021

 

78,11

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

 

22.874.162

 

-16,84

Phân bón các loại

162.483

19.569.873

-16,87

-20,57

Chế phẩm thực phẩm khác

 

17.335.547

 

14,84

Hàng điện gia dụng và linh kiện

 

10.901.787

 

-18,66

Than các loại

20.122

6.889.093

55.794,44

12.912,77

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

6.591.442

 

0,61

Quặng và khoáng sản khác

21.344

5.485.193

43,86

3,41

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

2.955.077

 

-17,12

Nguyên phụ liệu thuốc lá

 

24.108

 

-38,18

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục