tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tình hình sản xuất, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ đầu năm đến nay

  • Cập nhật : 24/10/2018

Tháng 9/2018, sản xuất sữa tăng ở phân khúc sữa tươi nhưng giảm ở sữa bột so với tháng trước đó. Về nhập khẩu kim ngạch giảm so với cùng kỳ, xuống còn 54,6 triệu USD…

Triển vọng tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam vẫn khả quan nhất khu vực với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 9% nhờ mức tiêu dùng nội địa/người cho các sản phẩm sữa thấp hơn khu vực. Ngoài ra dân số và mức độ đô thị hóa đang tăng, giới trẻ vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm từ sữa dù đã trưởng thành.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa tươi trong tháng 9 ước đạt 141,2 triệu lít, tăng 9,2% so với tháng 9/2017 và tăng 5,6% so với tháng 8/2018 nâng lượng sữa tươi 9 tháng 2018 lên 1144 triệu lít, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2017.

Đối với sữa bột, tháng 9 ước đạt 109,4 nghìn tấn, tăng 36,4% so với tháng 9/2017, nhưng giảm 12,6% so với tháng 8/2018, tính chung 9 tháng 2018 đạt 109,4 nghìn tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 9/2018 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa giảm 38,3% so với tháng 8/2018, xuống còn 54,6 triệu USD. Tính chung 9 tháng năm 2018 kim ngạch nhập nhóm hàng này đạt 725,4 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ 2017.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, sữa và sản phẩm được nhập về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ các thị trường như: New Zealand, Đông Nam Á và EU chiếm thị phần lần lượt 31,4%; 23,6% và 19%.

Cụ thể, kim ngạch nhập từ thị trường New Zealand đạt 228,3 triệu USD, tăng 37,63% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2018 đạt 5,9 triệu USD, giảm 75,07% so với tháng 8/2018 và giảm 59,07% so với tháng 9/2017.

Kim ngạch nhập từ thị trường Đông Nam Á giảm 2,99% tương ứng với 171,7 triệu USD, riêng tháng 9/2018 chỉ có 18,9 triệu USD, giảm 16,16% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 31,8% so với tháng 9/2017.

Còn kim ngạch nhập từ thị trường EU trong tháng 9/2018 đạt 14 triệu USD, giảm 12,75% so với tháng 8 và giảm 38,97% so với tháng 9/2017. Tính chung 9 tháng 2018 đạt 138 triệu USD, giảm 22,57% so với cùng kỳ 2017.

Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập từ các thị trường khác như: Mỹ, Đan Mạch,Bỉ…

Nhìn chung 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều có xu hướng sụt giảm, số thị trường này chiếm tới 79%, theo đó giảm mạnh từ thị trường Ireland 43,47% tương ứng với 11,4 triệu USD, riêng tháng 9/2018 chỉ có 578,8 nghìn USD, giảm 45,56% so với tháng 8/2018 và giảm 48,46% so với tháng 9/2017.

Ở chiều ngược lại, thị trường với kim ngạch tăng trưởng chỉ chiếm 21,4%, trong đó tăng mạnh nhập từ thị trường Mỹ và Nhật Bản. Cụ thể, thị trường Mỹ có tốc độ tăng nhiều nhất gấp 2,1 lần (tức tăng 106,79%) tuy chỉ đạt 84,6 triệu USD, riêng tháng 9/2017 nhập từ Mỹ 4,8 triệu USD, giảm 65,34% so với tháng 8/2018 và gấp 5,1 lần (tức tăng 412,17%) so với tháng 9/2017. Tại thị trường Nhật Bản đạt 24,6 triệu USD, tăng 78,11% so với cùng kỳ, nếu tính riêng tháng 9/2018 thì kim ngạch giảm 43,7% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 94,37% so với tháng 9/2017.

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 9 tháng năm 2018

Thị trường

T9/2018 (USD)

+/- so với T8/2018 (%)*

9T/2018 (USD)

+/- so với cùng kỳ năm 2017 (%)*

New Zealand

5.987.222

-75,07

228.326.828

37,63

Singapore

10.350.002

-29,53

101.125.245

8,35

Mỹ

4.870.061

-65,34

84.639.668

106,79

Đức

3.512.059

-19,87

42.722.845

-15,3

Thái Lan

4.940.709

13,23

40.159.312

-15,91

Hà Lan

3.589.590

-6,46

28.755.639

-22,32

Malaysia

3.112.213

-5,22

27.253.935

-16,34

Pháp

3.421.091

3,15

26.318.980

-6,38

Nhật Bản

2.192.216

-43,7

24.653.021

78,11

Australia

2.064.023

-21,41

21.779.353

-21,44

Ba Lan

1.813.144

17,31

17.219.166

-42,07

Ireland

578.855

-45,56

11.449.903

-43,47

Hàn Quốc

1.092.587

507,94

9.767.170

36,74

Tây Ban Nha

772.749

-52,93

7.915.791

25,01

Philippines

501.362

134,7

3.229.547

-4,94

Bỉ

276.508

678,94

2.562.222

-43,29

Đan Mạch

62.222

-75,43

1.078.910

-41,67

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục