Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 631.946 tấn, tương đương 1,09 tỷ USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 17,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 561,09 triệu USD, tăng 5,3% so với 4 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 4/2019 đạt 148,6 triệu USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng 3/2019 và tăng 17,7% so với tháng 4/2018.
Các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam là Na Uy, Ấn Độ, Trung Quốc, thị trường Đông Nam Á, Nhật Bản; trong đó nhập khẩu từ thị trường Na Uy chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 66,7 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; riêng tháng 4/2019 nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh 32,7% so với tháng 3/2019 và giảm 4,4% so với cùng tháng năm 2018, đạt 13,18 triệu USD.
Nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ đạt 64,62 triệu USD, chiếm 11,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm mạnh 44,7% so với cùng kỳ; riêng tháng 4/2019 đạt 20,46 triệu USD, tăng 31,5% so với tháng 3/2019 nhưng giảm 20,3% so với tháng 4/2018.
Thủy sản nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á trong tháng 4/2019, tăng tương đối mạnh 27% so với tháng 3/2019 và tăng mạnh 124,3% so với tháng 4/2018, đạt 17,02 triệu USD; nâng kim ngạch cả 4 tháng từ thị trường này lên 58,75 triệu USD, chiếm 10,5%, tăng 48%.
Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 48,86 triệu USD, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng mạnh 45,3% so với cùng kỳ; riêng tháng 4/2019 đạt 12,72 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 38,4% so với tháng 4/2018.
Tiếp đến thị trường Nhật Bản chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 42,61triệu USD, tăng 36,2.
Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thủy sản từ đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó các thị trường tăng mạnh như: Philippines tăng 76,8%, đạt 5,16 triệu USD;. Indonesia tăng 66,7%, đạt 38,46 triệu USD; Mỹ tăng 60,3%, đạt 26,16triệu USD; Đan Mạch tăng 42,8%, đạt 9,15 triệu USD.
Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu thủy sản từ các thị trường như: Ba Lan giảm 39%, đạt 1,77 triệu USD; Malaysia giảm 16,2%, đạt 1,83 triệu USD; Chile giảm 12,7%, đạt 25,79 triệu USD.
Nhập khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2019
Thị trường | T4/2019
| +- so tháng 3/2019 (%)* | +- so tháng 4/2018 (%)* | 4T/2019 | +/- so cùng kỳ năm trước (%)* |
Tổng cộng | 148.604.132 | 0,15 | 17,69 | 561.089.745 | 5,27 |
Na Uy | 13.175.626 | -32,73 | -4,42 | 66.703.164 | 14,55 |
Ấn Độ | 20.460.826 | 31,45 | -20,26 | 64.617.369 | -44,72 |
Trung Quốc đại lục | 12.719.403 | -16,36 | 38,42 | 48.864.849 | 45,34 |
Nhật Bản | 8.850.343 | -26,14 | 23,75 | 42.608.004 | 36,15 |
Indonesia | 9.638.976 | 14,2 | 189,84 | 38.459.865 | 66,69 |
Đài Loan(TQ) | 10.604.933 | 9,07 | 35,59 | 35.735.266 | -2,42 |
Nga | 8.259.255 | 15,01 | 56,22 | 32.268.820 | 25,1 |
Mỹ | 10.889.129 | 132,72 | 91,23 | 26.160.515 | 60,32 |
Chile | 7.421.789 | -6,26 | -4,49 | 25.794.156 | -12,68 |
Hàn Quốc | 2.778.336 | -61,21 | -51,95 | 24.430.211 | 11,78 |
Đan Mạch | 1.938.010 | -40,14 | 87,29 | 9.147.170 | 42,8 |
Thái Lan | 2.177.542 | 4,24 | 30,5 | 8.306.561 | 21,29 |
Canada | 2.168.798 | 8,2 | 0,54 | 7.740.303 | -6,52 |
Anh | 1.322.300 | -4,76 | -19,11 | 7.058.488 | 10,12 |
Philippines | 3.261.747 | 378,25 | 392,86 | 5.163.999 | 76,81 |
Singapore | 1.193.282 | -21,44 | 9,51 | 4.128.065 | 7,07 |
Malaysia | 563.892 | 8,57 | -19,95 | 1.832.531 | -16,22 |
Ba Lan | 531.272 | -8,16 | 23,53 | 1.767.521 | -38,96 |
Ireland | 985.625 | 157,21 |
| 1.549.093 |
|
Myanmar | 188.253 | 21,14 | 34,76 | 857.279 | 7,66 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 631.946 tấn, tương đương 1,09 tỷ USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 17,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2019, tổng kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang U.A.E sụt giảm mạnh 20,7% so với tháng 3/2019 và giảm 0,3% so với cùng tháng năm 2018, đạt 536,25 triệu USD; nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch vẫn tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2,06 tỷ USD.
Với nhiều lợi thế về thuế suất khi thực hiện các hiệp định thương mại, ASEAN đang được kỳ vọng là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam, sẽ lợi thế về thuế
Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Trung Quốc chiếm trên 37% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm giảm 15,9% về khối lượng và giảm 4,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Tây Ban Nha trong tháng 4/2019 đạt 210,8 triệu USD, sụt giảm (-15,56%) so với tháng trước đó nhưng tính cả 4 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch lại tăng (+9,02%) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 870,5 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Pháp trong tháng 4/2019 có trị giá sụt giảm 26,54%, nhưng tính cả 4 tháng đầu năm 2019, trị giá xuất khẩu lại tăng nhẹ 8,52% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2019 đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, chủ yếu là sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%.
Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú.
Việt Nam có chung đường biên giới hữu nghị, hòa bình với Campuchia nên rất thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp và cư dân biên giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự