Châu Á đang trải qua một cuộc đua về xuất khẩu gạo khi các nhà sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam tăng cường nỗ lực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo ra nước ngoài để hỗ trợ nông dân, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất. Nhưng sự cạnh tranh này có thể làm giảm giá cả toàn cầu, và có thể gây hiệu ứng ngược lại.
Việt Nam – Campuchia: Những tiềm năng khai thác trong thời gian tới
- Cập nhật : 26/05/2019
Việt Nam có chung đường biên giới hữu nghị, hòa bình với Campuchia nên rất thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp và cư dân biên giới.
Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Campuchia; trong đó, hợp tác về kinh tế, thương mại đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt được những thành tựu hết sức ý nghĩa. Theo đó, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia (đứng thứ ba). Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực và ổn định, kim ngạch thương mại Việt Nam – Campuchia đạt bình quân 9,8%.
Trong năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 23,8%; trong đó, xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD tăng 35%, nhập khẩu đạt 963 triệu USD, giảm 6,5% so với năm 2017. Campuchia cũng là thị trường mà Việt Nam xuất siêu rất lớn với 2,8 tỷ USD trong năm 2018.
Sang năm 2019, cụ thể là 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 1,84 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 1,33 tỷ USD, tăng 22,97% và nhập khẩu 506,5 triệu USD, tăng 15,98% so với cùng kỳ. Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Campuchia trên 800 triệu USD.
Campuchia là những thị trường tiêu thụ rất tốt nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: sắt thép, dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm nhựa, máy móc thiết bị và phụ tùng, phân bón các loại… Trong đó, mặt hàng sắt thép chiếm tỷ trọng nhiều nhất 26% đạt 582,5 nghìn tấn, trị giá 347,38 triệu USD, tăng 55,37% về lượng và 45,75% về trị giá so với cùng kỳ 2018, riêng tháng 4/2019 đã xuất sang Campuchia 135,2 nghìn tấn sắt thép, trị giá 82,46 triệu USD, giảm 13,96% về lượng và 12,54% trị giá so với tháng 3/2019.
Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may đạt 178,79 triệu USD, tăng 59,36%; xăng dầu các loại, nguyên liệu phụ liệu dệt,may da giày; sản phẩm từ chất dẻo…
Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm nay Campuchia tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng hóa chất, chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, đều có mức tăng trên 70%, trong đó hóa chất tăng nhiều nhất 79,55% tuy chỉ đạt 8,64 triệu USD. Ngược lại, điện thoại các loại và linh kiện lại giảm mạnh 99,66% tương ứng với 53,3 nghìn USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia 4 tháng năm 2019
Mặt hàng | 4 tháng năm 2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 1.335.041.745 |
| 22,97 |
Sắt thép các loại | 582.578 | 347.380.558 | 55,73 | 45,75 |
Hàng dệt, may |
| 178.796.915 |
| 59,36 |
Xăng dầu các loại | 266.190 | 157.895.671 | 11,92 | 5,59 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 88.792.523 |
| 11,93 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 46.074.179 |
| 26,81 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 41.097.600 |
| 42,36 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 31.969.919 |
| 39,44 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 31.252.711 |
| 8,22 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 30.307.444 |
| 8,99 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 28.641.949 |
| 50,78 |
Sản phẩm hóa chất |
| 26.146.824 |
| 32,16 |
Phân bón các loại | 59.258 | 20.676.856 | -40,67 | -39,72 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 19.097.244 |
| 14,2 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 17.542.608 |
| 19,33 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 12.382.558 |
| 44,21 |
Xơ, sợi dệt các loại | 2.953 | 9.088.439 | -11,29 | 0,37 |
Hóa chất |
| 8.640.085 |
| 79,55 |
Hàng thủy sản |
| 7.503.304 |
| -11,02 |
Clanhke và xi măng | 126.109 | 6.560.214 | 31,98 | 33,61 |
Chất dẻo nguyên liệu | 4.062 | 5.508.874 | 87,1 | 71,32 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 5.281.770 |
| -15,52 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 2.115.582 |
| -37,33 |
Sản phẩm từ cao su |
| 1.953.475 |
| -17,38 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 1.924.433 |
| -49,62 |
Cà phê | 178 | 715.032 | 0 | -13,73 |
Hàng rau quả |
| 653.861 |
| -20,3 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
| 616.273 |
| -21,48 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 53.309 |
| -99,66 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải, trong những năm qua, Việt Nam đã hợp tác hết sức tích cực và có hiệu quả đối với phía Campuchia trong các cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại song phương và phối hợp trong các cơ chế đa phương; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở pháp lý quan trọng trong phát triển thương mại như thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Campuchia...
Ngoài ra, hai nước còn tham gia các hiệp định, thỏa thuận hợp tác khu vực, trong ASEAN như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Đồng thời, cơ sở hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam với Campuchia đã đã được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, cư dân biên giới trao đổi thương mại, thu hút đầu tư.
Campuchia cũng là những nước mà chúng ta triển khai rất mạnh mẽ các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối giao thương…Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có sự hiện diện đông đảo, có đóng góp tích cho phát triển kinh tế của Lào và Campuchia.
Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương của Việt Nam và Campuchia cũng thường xuyên tổ chức, tham dự các hội nghị, trao đổi đoàn nhằm tăng cường sự hiểu biết, nâng cao hiệu quả phối hợp công tác, giải quyết vướng mắc của nhau trong hợp tác kinh tế, thương mại như các hội nghị thương mại biên giới, xúc tiến đầu tư thương mại…
Việt Nam và Campuchia đều là những nước phát triển năng động trong khu vực, tiềm lực phát triển kinh tế của mỗi nước còn rất lớn, đặt ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng.
Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được đón nhận tại các thị trường này. Cùng với các thỏa thuận song phương, những hiệp định, thỏa thuận trong khu vực ASEAN sẽ tiếp tục gắn kết hơn nền kinh tế của Việt Nam và Campuchia.
Không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường của nhau lớn hơn, những thỏa thuận, hiệp định nêu trên sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của ba nước và nước thứ ba tận dụng các lợi thế của mỗi nước để mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị khu vực để xuất khẩu sang các nước ASEAN, các thị trường khác trên thế giới có FTA.
Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự hiện diện khá lâu và đông đảo tại Campuchia. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để ta có thể tranh thủ gắn bó, hợp tác để đưa sản phẩm hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu, rộng tại thị trường Campuchia.
Việt Nam và Campuchia cũng còn nhiều tiềm năng để tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực cụ thể như: sản xuất hàng tiêu dùng, năng lượng, điện lực, khai thác khoáng sản, chế biến và nuôi trồng nông, lâm thủy, sản…
Để phát huy những tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại trong hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia tôi cho rằng chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp như: tiếp tục duy trì và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn nữa thông qua việc tiếp tục phát triển.
Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai nước, tăng cường triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư và xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế quan …
Hai nước cũng cần phát huy hơn nữa cơ chế hợp tác song phương thông qua Ủy ban liên Chính phủ, các nhóm công tác, làm việc giữa các cơ quan Chính phủ để rà soát, đánh giá và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai nước.
Các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của Việt Nam - Campuchia thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo kết nối giao thương và các đoàn doanh nghiệp sang đây.
Đồng thời, doanh nghiệp thời gian tới, cần hết sức lưu tâm đến việc xây dựng hệ thống phân phối tại Campuchia để ngoài mở rộng thị trường còn ứng phó với những biến động tại thị trường được kịp thời.
Bên cạnh đó, phát huy vai trò của cộng đồng Việt kiều, doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, coi đây là những kênh quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với Campuchia.
Nguồn: VITIC tổng hợp
Theo Vinanet.vn