Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 11.671 tấn, thu về 20,03 triệu USD, giảm 0,06% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch so với tháng 6/2018. So với tháng 7/2017 cũng giảm 13,6% về lượng và giảm 12,8% về kim ngạch.
7 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu khí hóa lỏng tăng cả lượng và trị giá
- Cập nhật : 29/08/2018
Trong nhóm hàng nhiên liệu nhập khẩu, thì khí đốt hóa lỏng nhập khẩu chiếm thị phần thấp nhất 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, so với cùng kỳ tăng cả lượng và trị giá. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ lực chiếm 36,1% tổng lượng nhóm hàng.
Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp thì nay sang tháng 7/2018 nhập khẩu khí đốt hóa lỏng đã suy giảm trở lại, giảm 12,9% về lượng và 12,0% về trị giá so với tháng 6/2018 tương ứng với 136 nghìn tấn; 82,2 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 871,7 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 497,6 triệu USD, tăng 6,7% về lượng và 26,8% về trị giá so với cùng kỳ 2017. Giá bình quân 570,7 USD/tấn.
Việt Nam nhập nhiều khí đốt hóa lỏng từ thị trường Trung Quốc, chiếm 36,1% tổng lượng nhóm hàng đạt 315 nghìn tấn, trị giá 184,3 triệu USD, so với cùng kỳ giảm 3,44% về lượng nhưng tăng 11,75% trị giá.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là các nước Đông Nam Á, chiếm 17,9% lượng khí nhập khẩu đạt 156,1 nghìn tấn, trị giá 92,6 triệu USD, tăng gấp 2,66 lần về lượng (tức tăng 166,82%) và gấp 3,07 lần về trị giá (tức tăng 207,1%).
Ngoài ra Việt Nam còn nhập khẩu khí từ các nước khác như UAE, Malaysia, Thái Lan, Indonesia….
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay lượng khí nhập từ các thị trường đều sụt giảm, số thị trường này chiếm 57,1% trong đó nhập từ thị trường Saudi Arabia giảm nhiều nhất 74,25% về lượng và 69,39% trị giá, tương ứng với 11,5 nghìn tấn; 5,5 triệu USD. Ở chiều ngược lại, thị trường với lượng nhập tăng trưởng chiếm 42,8%.
Đặc biệt thời gian này Việt Nam nhập khẩu khí từ thị trường Malaysia tăng đột biến, gấp 9,53% (tức tăng 853,9%) về lượng và 11,1 lần về trị giá (tức tăng 1013,18%). Đáng chú ý, thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam có thêm thị trường Qatar và Co Oét với lượng nhập tương ứng 136,1 nghìn tấn; 33,5 nghìn tấn.
Thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 7T/2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 315.080 | 184.333.549 | -3,44 | 11,75 |
Thái Lan | 113.631 | 67.894.040 | 287,7 | 351 |
UAE | 77.390 | 42.950.832 | -68,53 | -60,21 |
Malaysia | 24.811 | 14.765.582 | 853,9 | 1.013,18 |
Indonesia | 17.710 | 10.015.568 | -33,45 | -27,41 |
Saudi Arabia | 11.550 | 5.532.539 | -74,25 | -69,39 |
Hàn Quốc | 4.778 | 3.383.715 | 362,98 | 189,35 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Tại thị trường nội địa, giá khí gas trong tháng 8/2018 đã điều chỉnh tăng so với tháng 7/2018 do tác động của giá gas thế giới.
Giá gas bình quân tháng 8/2018 trên thị trường thế giới công bố ở mức 587,5
USD/tấn, tăng 25 USD/tấn.
Giá gas trong nước được các đơn vị đầu mối kinh doanh, phân phối gas tại Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đã công bố tăng 917 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 11.000 đồng/bình 12 kg.
Ngoài nguyên nhân tăng do giá gas thế giới tăng, thì tình hình tỷ giá VND/USD trong tháng 7/2018 biến động phức tạp và theo chiều hướng tăng cũng góp phần kéo giá gas tăng theo.
Như vậy, giá gas bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng của một số thương hiệu như Petrovietnam, Petrolimex, gas Dầu khí, SP gas… dao động ở mức 357.000 - 360.000 đồng/bình 12kg.
Theo Vinanet.vn