Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu trên 29 triệu tấn xi măng và clinker, thu về 1,13 tỷ USD, tăng rất mạnh 63,9% về lượng và tăng 84% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu tăng 10,9%, đạt trung bình 38,9 USD/tấn.
Tình hình nhập khẩu và dự báo nhu cầu tiêu thụ khí hóa lỏng
- Cập nhật : 05/10/2018
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 8 tháng đầu năm 2018 của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ khí tăng trưởng chậm lại do giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có xu hướng tăng dần…
Nhập khẩu khí hóa lỏng giảm trong tháng 8/2018 cả về lượng và trị giá so với tháng 7/2018, giảm lần lượt 19,7% và 16,9% chỉ với 109,2 nghìn tấn, trị giá 68,3 triệu USD – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, cả nước đã nhập khẩu 980,8 nghìn tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá 567 triệu USD, tăng 3,8% về lượng và tăng 24,1% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là nguồn cung chính khí hóa lỏng trong 8 tháng đầu năm 2018, chiếm 36,4% tổng lượng khí nhập của cả nước với 357,9 nghìn tấn, trị giá 212 triệu USD, giảm 3,13% về lượng nhưng tăng 13,42% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập bình quân là 592,39 USD/tấn, tăng 17,09%. Tính riêng tháng 8/2018, lượng khí nhập từ Trung Quốc đạt 42,8 nghìn tấn, trị giá 27,6 triệu USD, tăng 36,45% về lượng và 42,12% trị giá so với cùng kỳ, nếu so với tháng 8/2017 thì giảm 3,76% về lượng nhưng tăng 22,84% trị giá.
Đáng chú ý, thị trường cung cấp khí đốt cho Việt Nam trong tháng 8 có thêm thị trường Qatar đạt 46,7 nghìn tấn, trị giá 27,5 triệu USD, nhưng thiếu vắng thị trường UAE. Tính chung 8 tháng năm 2018 lượng khí nhập từ thị trường Qatar đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc với lượng nhập 182,9 nghìn tấn, trị giá 107,3 triệu USD.
Khí đốt hóa lỏng được nhập nhiều từ các nước Đông Nam Á, đứng thứ ba sau Trung Quốc và Qatar đạt 175,6 nghìn tấn trong 8 tháng đầu năm nay, trị giá 105,6 triệu USD, tăng gấp 2,44 lần về lượng (tức tăng 144,13%) và gấp 2,83 lần trị giá (tức tăng 183,18%) so với cùng kỳ.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khí từ các thị trường như Thái Lan, Kuwait, Malaysia, Indoensia, Saudi Arabia….
Đặc biệt, nhập khẩu từ thị trường Thái Lan tăng đột biến, gấp 3,81 lần về lượng (tức tăng 281,62%) và gấp 4,48 lần (tức tăng 348,67%) trị giá so với 8 tháng năm 2017 tuy chỉ đạt 131,4 nghìn tấn, trị giá 79,7 triệu USD. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng nhập khí đốt từ thị trường Hàn Quốc, tăng gấp 3,8 lần về lượng (tức tăng 280,17%) và gấp 2,5 lần trị giá (tức tăng 150,87%), đạt 4,9 nghìn tấn, trị giá 3,5 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khí từ hai thị trường Saudi Arabia và UAE, giảm lần lượt 87,41% và 68,53% về lượng; giảm 86,29% và 60,21% trị giá so với cùng.
Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, năm 2018 giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có xu hướng tăng dần nên dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG cả nước sẽ tăng trưởng chậm lại.
Mức tăng trưởng cả năm có thể đạt từ 5 - 6% so với năm 2017, đạt khoảng 2,05 - 2,07 triệu tấn.
Theo thống kê, hiện nay LPG nội địa được nhập từ hai đơn vị là PV Gas (Dinh Cố, Cà Mau) và BSR (Dung Quất) với sản lượng đạt 828.000 tấn, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu thị trường LPG nội địa, phần còn lại khoảng 55% là từ nguồn nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 8 tháng năm 2018
Thị trường | 8T/2018
| +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 357.902 | 212.017.719 | -3,13 | 13,42 |
Thái Lan | 131.413 | 79.738.030 | 281,62 | 348,67 |
UAE | 77.390 | 42.950.832 | -68,53 | -60,21 |
Kuwait | 33.502 | 17.433.619 | 45,92 | 64,15 |
Malaysia | 24.811 | 14.765.582 | 265,3 | 309,42 |
Indonesia | 19.410 | 11.126.456 | -36,81 | -30,12 |
Saudi Arabia | 11.550 | 5.532.539 | -87,41 | -86,29 |
Hàn Quốc | 4.908 | 3.528.175 | 280,17 | 150,87 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn