Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philippines trong quý đầu năm nay, chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch.

Sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 4/2019 cả nước đã nhập khẩu 124,1 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 71,7 triệu USD, giảm 0,3% về lượng nhưng tăng 0,5% về trị giá, giá nhập bình quân 577,49 USD/tấn, tăng 0,8% so với tháng 4/2019.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, lượng khí đã nhập 488 nghìn tấn, trị giá 267,3 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và 2,9% trị giá so với cùng kỳ 2018.
Để đảm bảo nguồn cung, 55% nhu cầu LPG còn lại được nhập khẩu từ thị trường các nước như: Trung Quốc, Quata, ARập, và UAE. …
Trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc đại lục, chiếm 41,86% tổng lượng nhóm hàng, đạt 204,3 nghìn tấn, trị giá 115,1 triệu USD, giá nhập bình quân 563,55 USD/tấn, tăng 8,69% về lượng và 6,23% trị giá, nhưng giá bình quân giảm 2,26% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Trung Quốc 37,39 nghìn tấn, trị giá 22,84 triệu USD, giảm 38,83% về lượng và giảm 37,15% về trị giá so với tháng 3/2019, nếu so với tháng 4/2018 thì cũng giảm 18,11% về lượng và giảm 6,46% trị giá.
Đứng thứ hai là thị trường Qatar đạt 90,4 nghìn tấn, tị giá 46,1 triệu USD, tăng 93,69% về lượng và 65,38% về trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường có lượng tăng nhiều nhất.
Kế đến là các thị trường Thái Lan, Malaysia, UAE, Indonesia và Hàn Quốc. Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm nay nguồn cung khí hóa lỏng cho Việt Nam có thêm các thị trường mới nổi như: Nigeria, Co oét và Đài Loan (TQ) với lượng đạt lần lượt 34,6 nghìn tấn; 23 nghìn tấn và 1,6 nghìn tấn.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu khí từ các thị trường như Hàn Quốc, UAE với lượng giảm tương ứng 62,41%; 53,47%.
Thị trường nhập khẩu khí hóa lỏng 4 tháng năm 2019
Thị trường
| 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 204.341 | 115.155.594 | 8,69 | 6,23 |
Qatar | 90.404 | 46.170.261 | 93,69 | 65,38 |
Thái Lan | 33.517 | 18.415.938 | -33,27 | -35,74 |
Malaysia | 29.357 | 16.498.050 | 90,15 | 89,93 |
UAE | 21.849 | 11.667.381 | -53,47 | -53,41 |
Indonesia | 11.294 | 6.193.308 | -18,01 | -15,57 |
Hàn Quốc | 1.068 | 1.090.837 | -62,41 | -46,4 |
(* Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những nâm tới. Theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, giai đoạn sau 2020, nguồn khí trong nước không đáp ứng nhu cầu, nên tiếp tục nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để bù đắp lượng thiếu hụt và cho sản xuất điện theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh và xu hướng giá khí cao sẽ là thách thức cho việc phát triển đồng bộ hạ tầng khí cho thu gom các nguồn khí.
Mục tiêu nhập khẩu, phân phối LNG từ 2021 – 2025 khoảng 1 - 4 tỷ m3/năm; Từ 2026 – 2035, khoảng 6 - 10 tỷ m3/năm.
Nguồn: VITIC/Báo đầu tư
Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philippines trong quý đầu năm nay, chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch.
Trong quý 1/2019, kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan tăng 73,8%, sang Trung Quốc tăng 126,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gốm sứ trong tháng 3/2019 đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 47,4% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 40 triệu USD.
Đây là tháng tăng đầu tiên sau khi suy giảm hai tháng liên tiếp.
Sau khi sụt giảm ở tháng 2/2019, sang tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm đã lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng mạnh 81,9% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 90 triệu USD.
Quý 1/2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019, chiếm tới 15,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, trị giá 5,52 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2018.
2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu nhóm hàng vải đạt 1,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nguyên liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 933.057 tấn, tương đương 1,36 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Ước tính, cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2019 của Việt Nam thặng dư 536 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự