Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức đạt 34,41 tỷ USD, tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Campuchia các mặt hàng đểu suy giảm kim ngạch, chiếm tới 61% , trong đó xuất khẩu hàng chất dẻo nguyên liệu giảm mạnh nhất, giảm 35,91%, kế đến là dây cáp và dây cáp điện giảm 31,4%, ngược lại, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng kim ngạch chỉ chiếm 39,2% và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất, tăng 293,03%, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,3 triệu USD, tiếp theo xuất khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng 225,06%, kim ngạch 203,3 nghìn USD.
Đối với nhóm hàng nông sản, rau quả và cà phê tăng trưởng khá, tuy nhiên hàng thủy sản lại suy giảm, giảm 25,47%.
Đối với nhóm hàng công nghiệp, đặc biệt là máy móc thiết bị, vừa qua Công ty cổ phần Sáng Ban Mai (SBMPOWER) tại Khu Công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương vừa xuất khẩu sang thị trường Campuchia hệ thống tổ máy phát điện đạt tổng công suất lên đến 8.600 KVA. Đơn hàng có tổng trị giá lên đến 1,2 triệu USD (bao gồm các hạng mục sản xuất và lắp đặt hệ thống máy phát điện cho đối tác).
Việc xuất khẩu thành cho đối tác Primalis (Campuchia) đang mở ra thị trường rộng lớn cho nhãn hiệu máy phát điện Việt Nam.
SBMPOWER là đơn vị đầu tiên trong ASEAN đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy phát điện đạt thương hiệu chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 3046 và tiêu chuẩn BS 8528 (Vương quốc Anh).
Thống kê sơ bộ tình hình xuất khẩu sang Campuchia 5 tháng 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 5 tháng 2016 | So sánh kim ngạch với cùng kỳ năm 2015 (% ) |
Tổng cộng | 889.223.100 | -11,96 |
xăng dầu các loại | 138.607.360 | -20,26 |
sắt thép các loại | 117.763.976 | -32,18 |
hàng dệt, may | 85.708.615 | 0,88 |
Nguyên phụ liệu dệt may da giày | 63.078.143 | 2,19 |
sản phẩm từ chất dẻo | 39.323.318 | -5,38 |
thức ăn gia súc và nguyên liệu | 31.842.442 | -31,20 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 31.815.758 | -4,77 |
sản phẩm từ sắt thép | 26.661.401 | 6,63 |
sản phẩm hóa chất | 22.264.095 | 10,29 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 19.685.781 | -10,65 |
phân bón các loại | 18.323.225 | -47,86 |
giấy và các sản phẩm từ giấy | 17.069.852 | 23,01 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 16.971.290 | -3,54 |
Kim loại thường và sản phẩm | 15.838.938 | -4,54 |
Dây điện và dây cáp điện | 12.608.377 | -31,34 |
sản phẩm gốm, sứ | 8.888.642 | -16,38 |
clanke và xi măng | 8.463.188 | -9,76 |
hóa chất | 8.270.779 | 2,55 |
Xơ sợi dệt các loại | 7.166.562 | -13,82 |
Hàng thủy sản | 5.140.689 | -25,47 |
gỗ và sản phẩm gỗ | 3.328.128 | 293,03 |
sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 3.218.235 | -15,66 |
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 2.678.885 | 23,53 |
chất dẻo nguyên liệu | 2.430.013 | -35,91 |
Hàng rau quả | 1.484.471 | 54,27 |
sản phẩm từ cao su | 1.418.363 | -3,48 |
cà phê | 631.198 | 22,14 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 230.354 | 225,06 |
Nguồn: VITIC/TTXVN/Vinanet
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức đạt 34,41 tỷ USD, tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Canada trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng dương; trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều đạt trên 1,44 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu về từ thị trường Thái Lan trên 1,7 tỷ USD, tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính đến hết 7 tháng đầu năm 2016, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 8,97 triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 335,12 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia sụt giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trị giá 1,27 tỷ USD.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua, kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được xác lập vào năm 1992. Đến năm 2001, hai nước đã tiến tới mối quan hệ toàn diện và năm 2009 đã nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam sụt giảm trên 4% so với cùng kỳ, đạt 23,2 tỷ USD, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này lại tăng mạnh 18% về kim ngạch, đạt gần 9,2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức nhập siêu từ Trung Quốc vẫn lớn, trên 14 tỷ USD (giảm 14% so với cùng kỳ).
Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia còn rất lớn, hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia lên 10 tỷ USD vào năm 2018.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Áo trong 6 tháng năm 2016, thu về 958,35 tỷ USD, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 81% tổng trị giá xuất khẩu sang Áo.
Các doanh nghiệp Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản... và hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba với trên 1.600 dự án.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự