Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Italia đạt 1,01 tỷ USD, tăng 13,98% so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản
- Cập nhật : 31/05/2016
(tin kinh te)
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật sụt giảm nhẹ 3,03% so với cùng kỳ năm 2015, đạt trên 4,32 tỷ USD.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ). Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đa dạng các loại mặt hàng; trong đó nhiều nhất là hàng dệt may, với 845,17 triệu USD, chiếm 19,55% trong tổng kim ngạch, tăng 2.56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp sau đó là nhóm phương tiện vận tải, phụ tùng 592,33 triệu USD, chiếm 13,7%, giảm 7,51%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 466 triệu USD, chiếm 10,78%, tăng 4,83%; gỗ và sản phẩm gỗ 323,3 triệu USD, chiếm 7,48%, tăng 5,73%; thuỷ sản 273,98 triệu USD, chiếm 6,34%, tăng 0,68%; giày dép 226,31 triệu USD, chiếm 5,23%, tăng 17,69%.
Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các nhóm hàng chủ đạo sang thị trường Nhật chỉ tăng nhẹ hoặc giảm; Tuy nhiên, xuất khẩu điện thoại, máy ảnh và sắt thép sang Nhật mặc dù kim ngạch không cao, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái lại đạt mức tăng rất mạnh. Cụ thể: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 230,5%, đạt 55,14 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 99,81%, đạt 24,27 triệu USD; sắt thép tăng 63,87%, đạt 1,7 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô, than đá, thức ăn gia súc và chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Nhật Bản lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm lần lượt 89,08%, 93,37%, 51,17% và 52,65% về kim ngạch.
Việc thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đang bước vào giai đoạn mới. Việc tham gia Hiệp định cũng mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa XK của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Theo Hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông thủy sản và hàng dệt may, là những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam.
Sản phẩm công nghiệp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân xuống còn 0,4% vào năm 2019. Đối với sản phẩm nông sản, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh nhưng Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, phía bạn cam kết cắt giảm thuế bình quân xuống 4,74% vào năm 2019. Trong lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực đem lại lợi ích XK lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực thi VJEPA, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019.
Theo các chuyên gia, khi DN muốn bán sản phẩm của mình ở Nhật Bản còn cần phải hiểu rõ về sản phẩm của chính mình. Ví dụ như nếu chào bán những chiếc túi da nhưng khi được hỏi là da để làm túi được thuộc bằng chrome hay tannin mà người bán hàng không biết, chỉ khăng khăng khẳng định túi của mình làm bằng da thật, da tốt thì nhiều khả năng DN đó đã mất một bạn hàng. Bởi thực tế, giá cả và thời gian sử dụng sản phẩm da phụ thuộc rất nhiều vào việc loại da đó được thuộc bằng chrome hay tannin và người Nhật cần câu trả lời cụ thể này. Do vậy, lời khuyên đối với các DN khi giao thương tại thị trường Nhật Bản là lưu ý, chỉ nên đến Nhật chào bán các sản phẩm của mình sau khi đã nắm chắc về sản phẩm đó, từ chi tiết nhỏ nhất.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 4T/2016 | 4T/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 4.323.250.228 | 4.458.541.986 | -3,03 |
Hàng dệt may | 845.170.666 | 832.152.088 | +1,56 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 592.329.376 | 640.429.688 | -7,51 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 466.013.383 | 444.520.962 | +4,83 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 323.298.397 | 305.771.329 | +5,73 |
Hàng thuỷ sản | 273.983.888 | 272.137.869 | +0,68 |
Giày dép các loại | 226.307.159 | 192.294.443 | +17,69 |
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện | 179.624.555 | 154.616.993 | +16,17 |
sản phẩm từ chất dẻo | 161.148.015 | 147.835.218 | +9,01 |
Túi xách, ví, va li, mũ ô dù | 120.005.548 | 105.553.715 | +13,69 |
sản phẩm từ sắt thép | 85.758.552 | 81.675.994 | +5,00 |
Hóa chất | 78.861.672 | 89.923.073 | -12,30 |
Kim loại thường và sản phẩm | 72.766.540 | 52.445.664 | +38,75 |
Dây điện và dây cáp điện | 69.247.335 | 59.237.837 | +16,90 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 59.998.014 | 44.490.986 | +34,85 |
Cà phê | 58.801.149 | 55.518.182 | +5,91 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 55.137.504 | 16.681.929 | +230,52 |
sản phẩm hoá chất | 33.161.575 | 34.633.673 | -4,25 |
Dầu thô | 32.987.489 | 301.998.570 | -89,08 |
Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh | 29.245.532 | 30.958.625 | -5,53 |
sản phẩm từ cao su | 27.283.070 | 23.221.509 | +17,49 |
Gíây và các sản phẩm từ giấy | 26.650.278 | 23.082.814 | +15,46 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 24.269.540 | 12.146.478 | +99,81 |
Sản phẩm gốm sứ | 23.929.163 | 26.086.581 | -8,27 |
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày | 21.311.742 | 19.410.335 | +9,80 |
Hàng rau quả | 20.816.971 | 22.081.591 | -5,73 |
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm | 14.930.193 | 14.057.551 | +6,21 |
Xơ sợi dệt các loại | 13.935.200 | 17.770.201 | -21,58 |
Sản phẩm mây, tre, cói thảm | 13.646.284 | 14.638.474 | -6,78 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 12.687.032 | 13.015.079 | -2,52 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc | 11.000.973 | 9.103.024 | +20,85 |
Hạt tiêu | 9.210.235 | 10.789.081 | -14,63 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 8.934.196 | 18.297.542 | -51,17 |
Sắn và sản phẩm từ sắn | 7.099.119 | 7.139.252 | -0,56 |
Hạt điều | 6.113.070 | 8.167.358 | -25,15 |
Cao su | 4.464.184 | 4.877.520 | -8,47 |
Quặng và khoáng sản khác | 3.360.149 | 6.549.018 | -48,69 |
Chất dẻo nguyên liệu | 2.779.432 | 5.869.862 | -52,65 |
sắt thép các loại | 1.701.987 | 1.038.599 | +63,87 |
Than đá | 1.368.956 | 20.640.398 | -93,37 |
Phân bón | 522.133 | 712.298 | -26,70 |
Theo Vinanet