5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam chi 140 triệu USD (hơn 3.080 tỷ đồng) để nhập khẩu thuốc trừ sâu Trung Quốc. Con số này vừa được Tổng cục Hải Quan đưa ra trong báo cáo số mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu theo nước và vùng lãnh thổ tháng 5 và 5 tháng năm 2016.
BVSC: Điều chỉnh tỷ giá bảo toàn sức cạnh tranh hàng Việt sang Mỹ, EU, Nhật Bản
- Cập nhật : 22/08/2015
(Tin kinh te)
BVSC đánh giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra nhận định về chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong ngày 19/8. Chính sách này, theo đánh giá của BVSC, tác động tới 5 khía cạnh của nền kinh tế.
BVSC đánh giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
BVSC cho rằng, quyết định phá giá VND nương theo việc mất giá của NDT so với USD của NHNN nhằm đảm bảo cho Việt Nam không ở vào thế bất lợi thêm trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Ngoài ra, quyết định này còn nhắm đến bảo toàn sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
So với các nước trong khu vực, BVSC đánh giá mức giảm giá của VND ở mức trung bình, nhiều hơn Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia nhưng ít hơn so với Trung Quốc và Malaysia.
Đánh giá tác động nhập siêu từ Trung Quốc, 6 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 16 tỷ USD, chiếm tới 38% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước bao gồm các mặt hàng máy móc thiết bị (chiếm 32%); linh kiện điện từ (chiếm 17%); nguyên phụ liệu dệt may da giày (chiếm 21,5%)…
Với cơ cấu kinh tế như hiện nay, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc. Do sự mất giá của NDT và VND so với USD hiện nay là gần tương đương nhau (3% so với 2,7%) nên hiệu ứng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ đi khó diễn ra. Do vậy, theo quan điểm của BVSC, lo ngại về nhập siêu gia tăng mạnh trong 5 tháng cuối năm không quá lớn.
Trên phương diện tác động đến lạm phát, BVSC đánh giá tác động của việc VND giảm giá đến lạm phát sẽ không đáng kể và chủ yếu nằm ở phần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ như ô tô, điện thoại, hàng điện tử…Hiện các mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Về tác động đến mặt bằng lãi suất, mặt bằng lãi suất huy động VND trên thị trường đã có dấu hiệu chạm đáy vào tháng 5 và bắt đầu tăng nhẹ trở lại kể từ tháng 6. Việc giảm giá dồn dập VND sẽ càng củng cố cho xu hướng này. Tuy nhiên, phản ứng kịp thời và quyết liệt của NHNN sẽ giúp dập tắt tâm lý kỳ vọng tiếp tục phá giá VND, từ đó hạn chế các hoạt động đầu cơ. Mặc dù vậy, BVSC dự đoán nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động VND sẽ có xu hướng tăng thêm quanh mức 0,5% trong thời gian tới.
Xét về tác động đến hoạt động kinh doanh của nhóm ngành, BVSC cho rằng các ngành xuất khẩu như dệt may, nông thủy sản, cao su... sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ động thái này của NHNN. Trong số đó, BVSC đánh giá cao các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang các thị trường có đồng tiền ít biến động sau quyết định phá giá đồng NDT của Trung Quốc như Mỹ và Châu Âu...
Ngược lại, nhóm các doanh nghiệp có vay nợ ngoại tệ lớn như điện, vận tải biển, xi măng và các ngành nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào như dược, nhựa, săm lốp sẽ chịu tác động bất lợi tùy vào biến động tương quan trong tuần qua của VND so với các đồng tiền vay nợ hoặc ở các nước cung cấp.