Nếu như dệt may, giày dép..đang rục rịch bước chân vào hội nhập, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, sẵn sàng cho một “cuộc chiến” trường kỳ thì hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao do chính người nông dân làm ra đang ở đâu trên thị trường?
TPP sẽ mang đến những thay đổi gì?
- Cập nhật : 11/10/2015
(Thuong mai)
Không phải ngành nào cũng được hưởng những tác động tích cực từ TPP.
Nông dân nuôi bò sữa ở Pennsylvania, công nhân chế tạo phụ tùng ô tô ở vùng Midwest, các công ty dược phẩm tập trung xung quanh New Jersey. Trong những năm tới, những nhóm chủ chốt này, đó là chưa kể đến người tiêu dùng ở nhiều nước, sẽ đối mặt với một loạt các thay đổi do Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Bằng cách giảm rào cản thương mại giữa 12 quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Chile, TPP được thiết kế nhằm giúp dòng chảy vốn và hàng hóa giữa các nước thành viên lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các chi tiết của thỏa thuận là một mớ phức tạp với các quy định mới vừa bảo vệ phương thức kinh doanh của một số ngành công nghiệp đầy quyền lực vừa mở ra cánh cửa cho các thị trường mới.
Đối với nông dân nuôi bò sữa ở Mỹ, thỏa thuận này mở ra cơ hội mới để bắt đầu bán sữa cho Canada, một thị trường hiện gần như là đóng cửa. Đối với chủ trại nuôi gia súc ở vùng Trung Tây nước Mỹ, hiệp ước có nghĩa là giảm dần mức thuế hiện cao ngất ngưởng đối với thị bò nhập khẩu từ Nhật và do đó họ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Mức thuế này đã bảo vệ các nhà sản xuất thịt bò Wagyu nổi tiếng mềm ngon nhưng vô cùng đắt tiền của Nhật.
Thời gian bảo hộ độc quyền các dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất các loại thuốc sinh học là một trong những nút thắt cuối cùng được tháo gỡ để chốt TPP. Theo thỏa thuận cuối cùng, thời hạn bảo hộ bản quyền sinh dược tối đa sẽ là 8 năm.
Mặc dù hoan nghênh việc rút ngắn thời gian độc quyền (so với mức đề xuất 12 năm mà Mỹ kiên quyết bảo vệ ban đầu), các nhà phê bình trong ngành công nghiệp dược phẩm cho rằng nói chung thì việc tiếp cận với giá thuốc phải chăng vẫn sẽ bị cản trở, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển hơn trong hiệp ước. Họ cho rằng ngành công nghiệp dược phẩm sẽ càng có nhiều công cụ hơn để bảo vệ mô hình kinh doanh độc quyền của mình.
Đối với các nhà sản xuất thép, sản xuất phụ tùng ô tô, các công ty may mặc và nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời cũng như hàng trăm hàng ngàn công nhân của họ, câu hỏi đặt ra là liệu việc giảm dần thuế nhập khẩu và các rào cản thương mại khác sẽ vô tình cung cấp cửa hậu cho hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhiều hơn hay không.
Thỏa thuận này xây dựng “quy tắc xuất xứ” kỹ lưỡng nhằm xác định hàng hóa hội đủ điều kiện miễn thuế. Ví dụ, trong ngành công nghiệp ô tô, 45% giá trị của mỗi chiếc ô tô hoặc xe tải nhẹ cần phải được sản xuất tại một quốc gia thuộc TPP thì chiếc xe này mới được giảm hoặc miễn thuế. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) yêu cầu 53-55% các bộ phận được sản xuất tại Bắc Mỹ (tính theo chi phí ròng). So sánh có thể thấy với TPP lượng linh kiện đến từ bên ngoài (mà chủ yếu từ Trung Quốc) tăng lên một chút.
Các nghiệp đoàn và công ty dễ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu cảnh báo rằng thỏa thuận này có thể dẫn đến thất nghiệp tại Hoa Kỳ. Hiện phụ tùng ô tô Trung Quốc đã đổ vào Mỹ với số lượng lớn, các nhà sản xuất ô tô ở Detroit ngày càng sử dụng phụ tùng Trung Quốc nhiều hơn trong các dây chuyền.
Chính quyền của ông Obama cam kết sẽ thực thi các quy định chặt chẽ. Các chi tiết của thỏa thuận sẽ đóng vai trò rất quan trọng.
Có một bất ngờ vào hôm thứ hai khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo rằng ngoài việc giảm rào cản thương mại, 12 quốc gia thành viên của TPP sẽ “tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô, bao gồm các vấn đề tỷ giá hối đoái”. 12 quốc gia đang thảo luận về việc tổ chức một cuộc họp định kỳ giữa các quan chức cấp cao của bộ tài chính và ngân hàng trung ương của 12 nước. Quốc hội Mỹ từng đặt sức ép đáng kể lên chính quyền Obama với mong muốn bổ sung điều khoản tiền tệ vào TPP. Khi đó Fed đã phản đối, cho rằng một ngày nào đó nó có thể được dùng để chống lại các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc thi thành chính sách tiền tệ.
Điều khoản tiền tệ cũng vấp phải sự phản đối không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ các nước nhỏ như Singapore vì họ neo đồng tiền của mình vào USD một cách không chính thức. Nhiều công ty Mỹ trốn thuế ở Singapore cảnh báo rằng họ sẽ không hỗ trợ thỏa thuận cuối cùng nếu Singapore rời khỏi cuộc đàm phán vì vấn đề tiền tệ. Tuy nhiên các nhà sản xuất ô tô ở Detroit đã ủng hộ lệnh cấm thao túng tiền tệ. Đồng yên Nhật đã mất 1/3 giá trị so với đồng USD trong 3 năm qua, cho phép các nhà sản xuất ô tô Nhật có thể “vỗ béo” lợi nhuận trên các chuyến hàng đến Hoa Kỳ.
Ford Motor đã chỉ trích mạnh mẽ TPP vì không bao gồm điều khoản tiền tệ. “Để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tương lai của ngành sản xuất của Mỹ, chúng tôi đề nghị Quốc hội không chấp thuận TPP trong hình thức hiện tại, và yêu cầu chính quyền tái đàm phán TPP và kết hợp các quy tắc tiền tệ mạnh mẽ và có thể thực thi”.
An toàn thực phẩm là một vấn đề khác. Các nhà phê bình cho rằng TPP khiến thủy sản nhiễm bẩn có thể dễ dàng bước vào thị trường Hoa Kỳ. Lori Wallach, Giám đốc Theo dõi Thương mại Toàn cầu của Public Citizen, nói rằng hiệp định làm gia tăng khả năng bùng phát dịch bệnh và điều này có thể làm tổn thương niềm tin của công chúng đối với tất cả các loại hải sản.
Nhưng chính quyền Obama đã nhiều lần khẳng định TPP không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Gavin Gibbons, phát ngôn viên của Viện Thủy sản Quốc gia, nói rằng hiệp định này sẽ không làm suy yếu độ tin cậy của việc kiểm tra hàng nhập khẩu.