Hà Nội thành lập thêm 9 cụm công nghiệp ở vùng ven; Đổ xô nhập khẩu thép từ Ấn Độ vì rẻ hơn Trung Quốc; Nóng “cuộc đua” thâu tóm các công ty thủy điện của REE và Bitexco; CEO Snapchat đã mất bao nhiêu tỷ USD kể từ lúc “lên sàn”?

Tập đoàn Honda, Nhật Bản thông báo thu hồi 2,1 triệu chiếc Accord để thay thế cảm biến bình ác quy do lo ngại nguy cơ cháy nổ.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Honda, ông Chris Martin ngày 14.7 cho biết lệnh thu hồi áp dụng với 1,15 triệu xe ô tô Honda Accord đời 2013-2016 trên thị trường Mỹ và gần 1 triệu chiếc ở các nước khác.
Số xe này sẽ được thay thế bộ cảm biến bình ác quy loại 12 volt hiện tại. Theo thông báo của Honda, bộ phận này có thể không đảm bảo kín khi có hơi nước, trong thời gian dài hơi nước mang theo muối hoặc các vật liệu khác xâm nhập bộ cảm biến sẽ gây rỉ sét và ảnh hưởng nguồn điện.
Mặc dù chưa có báo cáo về trường hợp bị thương, nhưng Honda đã nhận gần 4.000 yêu cầu bảo hành của khách hàng liên quan đến cảm biến bình ác quy. Bên cạnh đó, 4 vụ cháy động cơ cũng được ghi nhận ở Mỹ và 1 vụ ở Canada, đều xảy ra tại khu vực có lượng muối đáng kể trên đường vào mùa đông.
Vì số lượng xe thu hồi lớn nên Honda đã đề nghi các đại lý kinh doanh tạm thời khắc phục bằng cách dùng vật liệu kết dính nhằm ngăn sự xâm nhập của hơi nước, sau đó sẽ thay bộ cảm biến.
Theo Reuters, lần đầu tiên Honda nhận được khiếu nại về việc động cơ bị cháy là hồi năm 2015 tại Canada, sau đó là một vụ tương tự ở Trung Quốc năm 2016. Tập đoàn đã tiến hành điều tra và kết luận tỷ lệ xảy ra trường hợp tương tự trong tương lai là thấp. Đến tháng 6.2016, Honda giới thiệu bộ cảm biến bình ác quy được thiết kế lại. (Thanhnien)
-----------------------
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tiếp tục mà không có quá nhiều sửa đổi dù không có sự tham gia của Mỹ.
Theo Nikkei, trong cuộc gặp kéo dài hai ngày tại thị trấn Hakone thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản hôm 13.7, các nhà đàm phán của 11 nước thành viên còn lại đã nhất trí sẽ giữ lại đặc điểm cốt lõi nhất của TPP, cố gắng cùng nhau thúc đẩy hiệp định với sửa đổi ở mức tối thiểu nhằm hướng tới việc thiết lập khuôn khổ một TPP không Mỹ trước khi các cuộc họp lãnh đạo cấp cao diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới.
Nếu TPP bị thay đổi quá nhiều sẽ không chỉ gây ra xung đột lợi ích giữa các bên ký kết, mà còn làm cho con đường quay lại hiệp định của Washington sau này trở nên khó khăn hơn.
“Các bên tham gia đã được sự đồng thuận cao trên con đường hướng tới việc thực hiện hiệp định mà không làm giảm những tiêu chuẩn cao của TPP đã được đưa ra trước đó”, nhà đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto nói với các phóng viên.
Các cuộc thảo luận lần này được dẫn dắt tích cực bởi Nhật Bản, Úc và New Zealand. Mexico được đánh giá là đã xuất hiện chủ động hơn so với lần tham dự trước đây, khi họ lúc đó chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến thương mại tự do Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, việc đàm phán vẫn chưa đủ sâu sắc để tạo ra những sửa đổi cụ thể về các vấn đề quan trọng như bãi bỏ thuế quan. Các thành viên còn lại cũng không đưa ra điều khoản để thực hiện hiệp ước sửa đổi. Về cơ bản, TPP chỉ có hiệu lực khi được ít nhất sáu nước thành viên chấp thuận, với đóng góp phải đạt ít nhất 85% tổng GDP của khối.
Điều kiện trong nước cũng sẽ ảnh hưởng vào việc duy trì sự nhiệt tình của các nước ký kết. Được biết, kể từ khi thay đổi chính phủ sau khi đồng ý tham gia TPP, Canada đã không cử người đàm phán chính đến tham dự. Malaysia cũng vắng mặt trong lần gặp vừa rồi. Cuộc họp sắp tới sẽ được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tại Úc. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra lúc này là liệu các thành viên còn lại có thể dẹp bỏ được các rào cản để duy trì và đạt được những thỏa thuận mới hay không.(Thanhnien)
----------------
Uber nổi tiếng với tinh thần cạnh tranh, sẵn sàng chiến đấu với bất kỳ đối thủ nào trong kinh doanh. Tuy nhiên, ở một số 'chiến trường', công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đã phải chọn con đường ôn hòa hơn.
Theo Bloomberg, Uber và Yandex, “người khổng lồ” internet của Nga đồng thời cũng là đối thủ của Uber trong mảng kinh doanh chia sẻ chuyến đi thông qua ứng dụng gọi xe trực tuyến, sẽ cùng hợp tác với nhau để thành lập một công ty mới. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong ba tháng cuối năm nay. Hiện công ty mới vẫn chưa được đặt tên chính thức, nhưng mức định giá của nó được ước tính vào khoảng 3,73 tỉ USD.
Dựa trên thỏa thuận, Uber sẽ đầu tư 225 triệu USD, chiếm 36,6% cổ phần. Trong khi đó, Yandex sẽ sở hữu 59,3% cổ phần. Sau khi thông tin này được công bố vào hôm 14.7, cổ phiếu của Yandex trên Sàn Chứng khoán Moscow tăng 15%, mức tăng cao nhất từ trước tới nay.
“Hợp đồng này là bằng chứng cho sự tăng trưởng nhanh chóng của chúng tôi trong khu vực cũng như giúp Uber tiếp tục xây dựng một doanh nghiệp toàn cầu phát triển bền vững”, ông Pierre-Dimitri Gore-Coty, Tổng giám đốc của Uber ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi, nói trong một thông cáo báo chí.
Đại diện Uber và Yandex cho biết Tigran Khudaverdyan, người đứng đầu Yandex tại Nga, sẽ trở thành giám đốc điều hành của công ty mới. Sau khi chính thức đi vào hoạt động, công ty này sẽ quản lý 35 triệu lượt chia sẻ chuyến đi mỗi tháng. Ngoài thị trường Nga, công ty cũng sẽ có mặt tại Kazakhstan, Azerbaijan, Armenia, Belarus và Georgia.
Mặc dù động thái trên được đánh giá là sự hồi phục hiếm hoi cho Uber trong việc cải thiện doanh thu, thu hẹp tổn thất, nhưng hợp đồng với Yandex lại là lần thứ hai hãng công nghệ Mỹ bàn giao chìa khóa kinh doanh để rút khỏi một thị trường lớn trên thế giới, kết thúc cuộc chiến tốn kém kéo dài suốt ba năm qua kể từ khi Uber đến Nga. Trước đó, vào năm ngoái Uber cũng đã phải đồng ý sáp nhập với Didi Chuxing và rời khỏi Trung Quốc để đổi lấy 17,5% cổ phần tại công ty mới, sau khi mất hơn 2 tỉ USD để cạnh tranh với đối thủ này.
Sự ra đi của Uber khỏi Nga có thể là tiền đề cho các thương vụ tương tự diễn ra nhiều hơn trong thị trường chia sẻ chuyến đi vốn đang cạnh tranh rất khốc liệt. Các nhà đầu tư mới đây đã đưa ra nghi vấn về những tổn thất liên tiếp của Uber tại Ấn Độ và Đông Nam Á. Họ cũng đang thắc mắc rằng liệu công ty có hoạt động tốt hơn bằng cách hợp tác với những đối thủ đang dẫn đầu thị trường như Ola và Grab.
Trong ba tháng đầu năm 2017, tổng khoản lỗ của Uber, chưa tính thuế, lãi suất vay ngân hàng và các khoản bồi thường cổ phiếu, đã đạt 708 triệu USD, ít hơn so với mức lỗ 991 triệu USD của quý trước đó. Gần đây, Uber đã tuyên bố với các nhà đầu tư rằng họ sẽ cố gắng để thu hẹp thiệt hại trong thời gian ngắn nhất có thể, sau khi một loạt những vụ bê bối gây tổn hại nặng nề cho công ty xảy ra.(Thanhnien)
----------------------
Theo công bố từ Tổng cục Hải quan ngày 14.7, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 19,5 tỉ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
TIN LIÊN QUAN
Các thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay chủ yếu gồm: Mỹ với kim ngạch 2,05 tỉ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với kim ngạch 1,92 tỉ USD, giảm 13,8%; Hàn Quốc với 1,71 tỉ USD, tăng 30,2%...
Sản phẩm này tiếp tục dẫn đầu trong nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, còn có 18 nhóm hàng hóa khác cũng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 2 nhóm hàng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ tính riêng 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 69,94 tỉ USD, chiếm 71,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đứng sau điện thoại là hàng dệt may khi xuất khẩu được 11,75 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt 5,75 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu vào thị trường EU (28 nước) với kim ngạch 1,69 tỉ USD, tăng 3,5%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 1,37 tỉ USD, tăng 8%…
Đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện khi đạt 11,56 tỉ USD, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc với 2,85 tỉ USD, tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với kim ngạch 2,12 tỉ USD, tăng 23,7%; thị trường Mỹ với 1,35 tỉ USD, tăng 0,2%…(Thanhnien)
Hà Nội thành lập thêm 9 cụm công nghiệp ở vùng ven; Đổ xô nhập khẩu thép từ Ấn Độ vì rẻ hơn Trung Quốc; Nóng “cuộc đua” thâu tóm các công ty thủy điện của REE và Bitexco; CEO Snapchat đã mất bao nhiêu tỷ USD kể từ lúc “lên sàn”?
Ngành than giải bài toán tiêu thụ; Hậu Giang tiếp nhận 2 dự án đăng ký đầu tư vào năng lượng, vốn trên 4 tỷ USD; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 18%/năm; Tới tấp đón đơn hàng xuất khẩu thịt đông lạnh
Ngân sách Mỹ có thể thâm hụt đến 702 tỷ USD; Yêu cầu điều trần về thương vụ mua Whole Foods của Amazon; Việt Nam duy trì hơn 110 nghìn ha cao su ở nước ngoài; Trung Quốc thâu tóm tập đoàn bất động sản lớn của Singapore
Thương mại điện tử châu Âu có thể đạt 602 tỷ euro; Tổng thống Séc phê chuẩn luật thắt chặt cư trú với người nước ngoài; Hạ viện Nga xem xét dự luật đưa Nga ra khỏi WTO; Grab sắp được bơm 2 tỉ đô la để cạnh tranh với Uber
Startup nhận đầu tư 440 triệu USD nhắm vào thị trường Trung Quốc; Trung Quốc đặt mua nhiều máy bay Boeing 737 MAX 10; Chợ đầu mối Paris có thể trở thành kênh tiêu thụ nông sản Việt Nam; Mỹ sẽ tịch thu tài sản tham nhũng từ Nigeria
Bắc Kinh cảnh báo quan hệ Trung - Mỹ sẽ tồi tệ vì... thép; Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài giảm gần một nửa; 'Chúa đảo' Tuần Châu dừng dự án thay thế chợ hoá chất Kim Biên; Hơn 210.000 tỷ đồng doanh thu viễn thông trong nửa đầu năm
Nộp thuế kinh doanh qua Facebook: Hơn 25.000 tài khoản “bặt vô âm tín”; Không dễ với mì ăn liền; Đọ sức kinh doanh 6 tháng đầu năm của 3 “ông lớn” viễn thông; Yêu cầu công khai 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết
Đến lúc bỏ hạn mức tín dụng?; “TP.HCM sẽ có nhà giá từ 300 triệu”; Đất Hoài Đức, Thạch Thất tăng giá: Cơn sốt mới phía Tây Hà Nội; Giá đất vùng quy hoạch Sân bay Long Thành tăng chóng mặt
Quảng Nam xác minh thông tin người Trung Quốc mua đất ven biển Tam Thanh; Vụ thâu tóm “mỏ vàng” ở Phong Nha - Kẻ Bàng: Vì sao nhắm mắt làm liều?; Nhìn từ đầu tư ủy thác cá nhân; Chính phủ yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa sở hữu chéo trong các ngân hàng
Công nghiệp TP HCM khởi sắc; Trung Quốc thu mua, giá lợn tăng trở lại: “Không cẩn thận sẽ lại phải giải cứu!”; 6 tháng đầu năm, TP.HCM có 16.000 căn hộ được chào bán; Hà Nội phát hiện lượng lớn thuốc, vật tư y tế không rõ nguồn gốc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự