Với mức tự do hóa cao như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, về cơ bản những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, đồ gỗ, nông sản (loại cây trồng, thủy sản) được xem là những ngành được hưởng lợi rất lớn.

Nếu như trồng trọt, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội xuất khẩu thì ngô, đậu tương và mía đường sẽ khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà do hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng các sản phẩm này đều kém so với quốc tế.
Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán hiệp định.
Việc kết thúc đàm phán TPP sẽ mở ra những cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi thuế xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mỹ, Mexico, Nhật Bản… về 0%. Trong một báo cáo mới công bố, Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 8-10%. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi là những thách thức rất lớn khi cạnh tranh tăng lên.
Lúa gạo hưởng lợi, mía đường “lâm nguy”
Theo Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương), đối với hàng nông nghiệp, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP.
Nhận định về những cơ hội đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp khi TPP được ký kết, TS Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, khi vào TPP ngành nông nghiệp sẽ “5 ăn - 5 thua”.
TPP tạo ra cơ hội mở cửa thị trường thông qua giảm thuế xuất nhập khẩu, đồng thời cũng quy định những điều kiện khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng kháng sinh trong tôm và thủy sản, dư lượng thuốc trừ sâu trong chè, cũng như các yêu cầu về nhãn mác, bao bì đóng gói, mã vạch…
Theo TS Lê Đăng doanh, cơ hội to lớn sẽ mở cho hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản thành hai nền nông nghiệp “cộng sinh” với nhau. Việt Nam sẽ tiếp thu công nghệ và đầu tư từ Nhật Bản để cung cấp rau quả, hoa tươi, cá ngừ, tôm sang thị trường Nhật Bản và cùng nhau xuất khẩu sang thị trường thứ ba.
Cùng chung quan điểm với TS Lê Đăng Doanh, trong một báo cáo mới đây, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định, tại thị trường Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi thuế nhập khẩu được giảm về 0% so với mức trung bình là 6,4%-7,2% hiện tại.
Nếu như trồng trọt, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội xuất khẩu thì ngô, đậu tương và mía đường sẽ khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà do hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng các sản phẩm này đều kém so với quốc tế.
Cụ thể, ông Doanh cho rằng TPP là cơ hội đối với gạo Việt Nam khi hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan, Ấn độ chưa vào TPP, đồng thời thuế xuất khẩu gạo sẽ giảm từ 7% xuống 0%. Song để tận dụng được những cơ hội này, Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa gạo, xây dựng thương hiệu gạo có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Bên cạnh đó, việc tham gia TPP sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong các nước tham gia TPP có Úc – nước xuất khẩu mía đường lớn thứ 3 thế giới chi phí sản xuất khoảng 20 USD/1 tấn trong khi ở Việt Nam là khoảng 55-60 USD/tấn.
Ngành chăn nuôi sẽ “tối như đêm 30”?
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, chăn nuôi hiện là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng khẳng định: Chăn nuôi lợn, gà và bò lại gặp những thách thức lớn. Chăn nuôi gà ở Việt Nam quy mô nhỏ, không có khả năng cạnh tranh, kể cả gà thịt và gà đẻ trứng nên rất dễ bị thua thiệt.
Đối với chăn nuôi heo, Việt Nam có ưu thế sản xuất nội địa vì người dân có thói quen sử dụng thịt tươi. Song xu hướng tiêu dùng sẽ thay đổi và người dân sẽ chuyển dần sang việc sử dụng thịt đông lạnh...
Giá thành thức ăn chăn nuôi hiện tại của Việt Nam cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực. Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi thuế nhập khẩu thịt bò, gà, lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, đặc biệt là cạnh tranh các sản phẩm từ Úc và Mỹ do đây những nước có chi phí sản xuất thấp, năng suất lớn.
Chính vì vậy cả ngành chăn nuôi heo và gà có thể đứng trước nguy cơ bị thua trên sân nhà. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa cũng sẽ chịu sức ép nặng nề.
Khi TPP chính thức có hiệu lực, tình hình đối với 10 triệu hộ chăn nuôi gà, heo, bò thịt và bò sữa của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn khiến nhiều chuyên gia lo ngại, ngành chăn nuôi sẽ là vật hi sinh để Việt Nam gia nhập TPP. Thậm chí, một vị đại diện của Tổng cục chăn nuôi còn ví von “vào TPP, ngành chăn nuôi sẽ tối như đêm 30”.
Do vậy, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, ngành nông nghiệp nước ta đang đứng trước tình trạng “không còn chỗ để lùi”, phải gấp rút tái cơ cấu toàn bộ ngành, chuyển sang canh tác trên quy mô lớn, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
"Nếu giữ nông nghiệp như hiện nay thì chúng ta thua" - Ông Doanh lo lắng.
Với mức tự do hóa cao như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, về cơ bản những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, đồ gỗ, nông sản (loại cây trồng, thủy sản) được xem là những ngành được hưởng lợi rất lớn.
Ông Trương Đình Tuyển, Cựu Bộ trưởng Thương Mại cho hay, khi Việt Nam gia nhập TPP, thời gian đầu rất có thể nhập siêu sẽ tăng nhưng nhập siêu không hẳn là xấu.
Không phải ngành nào cũng được hưởng những tác động tích cực từ TPP.
Đánh giá cao sự kiện VN tham gia, kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương VN - Mỹ (BTA) - ông Nguyễn Đình Lương, đã chia sẻ với Thanh Niên góc nhìn khác về cách tuyên truyền xung quanh sự kiện này.
Hàng chục triệu hộ chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp cú sốc nặng khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Vụ kiện chống phá giá thịt gà cho thấy các ngành của kinh tế Việt Nam cũng có nguy cơ phải đối mặt với những bài học đau đớn trên thương trường quốc tế vì sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thực hiện, thời gian thông quan cho các lô hàng chuyển phát nhanh sẽ chỉ là 6 giờ.
Ấn Độ đang thận trọng trước các tác động từ thỏa thuận Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được, theo bài viết đăng trên tờ The Economics Times (Ấn Độ) hôm 7.10.
Việt Nam trong các chuỗi giá trị ở Mỹ còn thấp và chưa vững chắc bởi cơ cấu hàng hóa chỉ dừng lại ở mức thô. Ngoài ra, những doanh nghiệp thành công lớn nhất trong chuỗi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và tham gia vào chuỗi giá trị tốt nhất chủ yếu là các doanh nghiệp FDI.
Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự