tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 25-06-2016

  • Cập nhật : 25/06/2016

Lập trường cứng rắn của Ấn Độ về Biển Đông

Dù không có tranh chấp trực tiếp nhưng Ấn Độ vẫn thể hiện quan điểm cứng rắn trước những động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
tau san bay ins viraat cua hai quan an do. anh: the indian express

Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ. Ảnh: The Indian Express

Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ quyết tâm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng các dự án bồi lấp đảo nhân tạo ồ ạt, nhằm góp phần hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần nhắc đến, theo Indian Defence Review. 

Tướng PK Chakravorty, thuộc Học viện Quân sự Quốc gia Ấn Độ, cho rằng "giấc mơ Trung Hoa" của lãnh đạo Bắc Kinh cơ bản gồm hai yếu tố: sức mạnh và của cải. Cả hai yếu tố này đều được biểu thị ở Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên cá, dầu mỏ và các khoáng sản khác khá dồi dào. Khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quốc gia toàn diện. Là một cường quốc quân sự, Trung Quốc đã nhận thấy giá trị chiến lược của các đảo ở Biển Đông và chắc chắn sẽ tận dụng chúng để kiểm soát hoạt động đi lại của tàu thuyền và đối phó với bất kỳ hành động hải quân nào của Mỹ và các nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ.

Theo tướng Chakravorty, tuy không phải là quốc gia giáp Biển Đông, những lợi ích về mặt hợp tác kinh tế quốc tế buộc Ấn Độ không thể bàng quan trước những động thái của Trung Quốc ở khu vực này.Công ty dầu khí ONGC của Ấn Độ bắt đầu thăm dò dầu khí và sản xuất thương mại từ năm 2003 tại Lô 06.1, nằm ở vị trí cách thành phố Vũng Tàu 370 km về phía Đông Nam, trên một diện tích 955 km2. Ngoài ra, ONGC cũng đang khoan thăm dò ở lô 128 thuộc vùng biển Việt Nam. Ấn Độ cũng ký với Việt Nam thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí trong thời gian 3 năm vào năm 2011.

dao nhan tao trung quoc boi dap phi phap tren bien dong. anh: csis

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS

Lập trường cứng rắn

Các chuyên gia của Ấn Độ cho rằng lập trường của New Delhi được xác định khi bộ trưởng quốc phòng nước này tuyên bố các tàu của hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục tới Biển Đông để tiến hành công tác huấn luyện và các tàu thương mại sẽ tiếp tục hoạt động.

Hơn thế nữa, Ấn Độ khẳng định ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông.

Khi thỏa thuận dầu khí ký giữa Ấn Độ và Việt Nam gặp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố sẽ làm theo thỏa thuận đã ký với Việt Nam. New Delhi lý giải, theo Liên Hợp Quốc, khu vực thăm dò là thuộc về Việt Nam, đồng thời cho biết toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ bờ biển Đông Phi tới Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động giao thương, năng lượng và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Ấn Độ hồi tháng 10/2014, hai bên tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác khai thác.

Vào ngày 22/7/2011, tàu tấn công đổ bộ của hải quân Ấn Độ INS Airavat đã có chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam. Khi ở khoảng cách 45 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, tàu nhiều lần bị thông báo trên một kênh radio mở của một tàu được xác định là tàu của hải quân Trung Quốc cảnh báo rằng tàu đang đi vào "vùng biển Trung Quốc". Hải quân Ấn Độ xác định từ tàu INS Airavat không nhìn thấy tàu hay máy bay nào và tàu tiếp tục di chuyển mà không để ý tới lời cảnh báo.

Ngoài ra, Ấn Độ và Mỹ cũng đã ký kết tuyên bố chung đề cập đến vấn đề tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, nhân chuyên thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến nước này hồi tháng 1/2015. 

Chakravorty nhận định, trong khi cần có những tuyên bố mạnh mẽ, Ấn Độ cũng cần phải chuẩn bị bảo vệ tài sản của mình trong trường hợp Trung Quốc gây hấn. Hải quân, không quân Ấn Độ cần phải hiện đại hóa  để hoạt động vượt ra ngoài Eo biển Malacca, vào Biển Đông và phối hợp chặt chẽ với các nước để đối phó với tình huống bất lợi. 

"Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông và biến chúng thành các sân bay quân sự, nơi cập cảng của tàu bè thể hiện sự hung hăng của Trung Quốc. Cần thực hiện các biện pháp thảo luận công khai vấn đề này với Bắc Kinh nhằm ngăn chặn tiến trình này ngay lập tức", Chakravorty lưu ý.


Tiếng chuông báo động từ Brexit

Việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) có thể làm liên minh này “tan đàn xẻ nghé” sau 60 năm tồn tại.

Ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng EU, ngay trong ngày 24-6 tuyên bố EU sẽ họp hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới mà không có Anh để đánh giá tương lai của khối. Ông nói thêm EU sẽ cố gắng giữ đoàn kết 27 thành viên còn lại để không phải chứng kiến thêm bất kỳ sự ra đi nào nữa.

Đây có thể sẽ là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn bởi thanh domino đầu tiên Brexit (thuật ngữ chỉ việc Anh rời EU) đã rơi và nhận được sự cộng hưởng từ các phong trào chống EU trên khắp châu lục. Nhiều chính trị gia theo khuynh hướng dân túy, dân tộc chủ nghĩa ở Pháp, Hà Lan, Ý, Hungary, Thụy Điển, Đan Mạch, Hy Lạp và Bắc Ireland... nhanh chóng kêu gọi nối gót Anh tổ chức trưng cầu dân ý trong nước.

Theo báo Telegraph (Anh), bà Marine Le Pen, lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp, hoan nghênh Brexit là “chiến thắng của sự tự do”. Đồng quan điểm, ông Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do Hà Lan, cho rằng nước này xứng đáng có cuộc bỏ phiếu “Nexit” (Hà Lan rời EU). Bước đi này hoàn toàn có thể xảy ra bởi ông Wilders đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò về khả năng trở thành thủ tướng tiếp theo của Hà Lan. Các cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào năm sau ở Pháp và Đức cũng nhiều khả năng bị khuấy đảo bởi các phong trào chống EU, theo báo The New York Times (Mỹ). Còn tại Ý, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có đến 48% người nói sẽ bỏ phiếu rời khỏi EU nếu có cơ hội.

Sự quay lưng của Anh có thể đe dọa “sinh mạng” của Liên minh châu Âu Ảnh: The New York Times
Sự quay lưng của Anh có thể đe dọa “sinh mạng” của Liên minh châu Âu Ảnh: The New York Times

Những cái tên “sáng giá” có thể theo bước Anh không thể thiếu Thụy Điển và Đan Mạch. Hai nước này lâu nay vẫn dựa dẫm vào London trong các vấn đề chính trị của EU. Trường hợp của Hy Lạp lại khác, bởi nước này sợ bị “đuổi” khỏi EU hơn là tự ra đi. Báo Kathimerini (Hy Lạp) lo ngại Brexit sẽ làm khu vực đồng euro suy yếu, dẫn đến trở ngại cho việc giải cứu cuộc khủng hoảng nợ ở nước này.

Mặc dù thừa nhận hiệu ứng domino không thể tránh khỏi nhưng Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz vẫn tin tưởng EU sẽ sống sót. Nhất trí với ý kiến này, Thủ tướng Cộng hòa Czech Bohuslav Sobotka cho rằng Brexit không phải là dấu chấm hết cho EU mà là động lực để khối này thay đổi để giải quyết các vấn đề chung.

Trong khi Washington giữ thái độ thận trọng - Nhà Trắng chỉ thông báo Tổng thống Barack Obama đang theo dõi tình hình và hy vọng sớm có cuộc trò chuyện cùng Thủ tướng Anh David Cameron - thì nhiều chuyên gia nhận định Brexit sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin hài lòng. Theo hãng tin Bloomberg, một EU chia rẽ sẽ ít có khả năng tập trung vào các đối sách đáp trả Nga hoặc đề ra một chính sách năng lượng chung để giảm bớt ảnh hưởng của Moscow trên thị trường khí đốt.

Báo The Telegraph cho biết các đồng minh của Điện Kremlin ca ngợi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh là thắng lợi cho tham vọng của Nga: Tách Mỹ khỏi châu Âu, đồng thời mở rộng phạm vi của liên minh Á - Âu.


Trung Quốc đóng xong boong tàu sân bay nội địa

Tàu sân bay nội địa do Trung Quốc tự đóng đã hoàn thành phần boong và mũi tàu, phần đuôi tàu đang tiếp tục được thi công. 
tau san bay lieu ninh cua trung quoc. anh: navy.81.cn

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: Navy.81.cn

Theo Ifeng, tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng mang số hiệu 001A đang được thi công tại cảng Đại Liên. Về cơ bản, tàu sân bay thứ hai khá giống tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại của Ukraine. Điều này khiến nhiều người cho rằng với kiểu dáng cũ kỹ, tàu sân bay Trung Quốc khó đủ sức đối đầu tàu sân bay Mỹ, Anh, Pháp. 

Một chuyên gia quân sự giấu tên cho biết con tàu đã được thay đổi khá nhiều so với nguyên mẫu Liêu Ninh. Yêu cầu này được đặt ra trong kỳ họp quốc hội lần thứ 18 của Trung Quốc năm 2015. Mục đích của tàu sân bay thứ hai là để "giảm bớt áp lực" từ tàu sân bay nước ngoài, ám chỉ hoạt động của tàu sân bay Mỹ tại Thái Bình Dương hay Biển Đông. 

Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi tiếp cận tàu sân bay. Các chuyên gia và nhân viên quân đội Trung Quốc mất tới ba năm để quen thao tác trên boong thép và cũng mới chỉ điều khiển cùng lúc được 10 chiến đấu cơ hoạt động trên tàu. Chuyên gia này cho rằng, điều Trung Quốc thiếu nhất hiện nay là kinh nghiệm chứ không phải kỹ thuật bởi kinh tế nước này đủ sức đáp ứng kinh phí nghiên cứu tàu sân bay. 

Trung Quốc mua vỏ con tàu cũ Varyag của Ukraina năm 1998 với giá 20 triệu USD, mang về đại tu và lắp thêm vũ khí. Tàu được thiết kế để mang 26 phản lực cơ và 24 trực thăng. Giới quân sự cho rằng nhiều khả năng tàu sân bay 001A cũng sẽ có thiết kế tương tự.


Putin quan ngại về đập thủy điện Trung Quốc tài trợ ở Mông Cổ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua thể hiện sự quan ngại về việc Mông Cổ lên kế hoạch xây nhà máy thủy điện trên dòng sông đổ vào Hồ Baikal, cảnh báo nó có thể đe dọa hồ sâu nhất thế giới này.
tong thong nga vladimir putin trong cuoc gap cac lanh dao trung quoc, mong co ben le hoi nghi thuong dinh to chuc hop tac an ninh thuong hai o tashkent. anh: ap

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp các lãnh đạo Trung Quốc, Mông Cổ bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác An ninh Thượng Hải ở Tashkent. Ảnh: AP

Theo AP, ông Putin nói khả năng đập do Trung Quốc tài trợ trên dòng sông Selenga sẽ gây ra "một số nguy hiểm nhất định" với hồ ở phía nam Siberia.

"Chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này một cách chăm chú nhất cùng với những người bạn Mông Cổ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chúng tôi", ông Putin nói trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc và Mông Cổ ở thủ đô Tashkent, Uzbekistan.

Ông Putin gợi ý các nhà máy điện của Nga có thể tăng nguồn cung cấp điện cho Mông Cổ để giúp nước này đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Dự án nhà máy thủy điện từ lâu đã bị các nhóm môi trường chỉ trích. Họ lo ngại nó có thể gây nguy hiểm đến hồ nhiều năm tuổi nhất của thế giới, vốn được hình thành cách đây hơn 25 triệu năm.

Các nhà môi trường cảnh báo dự án đập Mông Cổ sẽ chặn dòng chảy của sông Selenga vào Hồ Baikal, đe dọa sự sống của 2.500 loài, trong đó có hơn 75% được cho là đặc hữu tại vùng nước này.

Hồ sâu 1.642 m, chứa 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt thế giới. Nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới với đặc điểm độc nhất và đa dạng sinh học.

Ông Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj Tsakhia bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác An ninh Thượng Hải kéo dài hai ngày. Ba lãnh đạo cũng thảo luận về hành lang gia thông vận tải và các dự án hạ tầng cơ sở khác.


Tổng thống Obama: Mỹ tôn trọng kết quả trưng cầu dân ý của Anh

Tổng thống Barack Obama nói quan hệ giữa Mỹ với cả Anh và Liên minh châu Âu sẽ vẫn duy trì, sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi liên minh.
tong thong obama phat bieu hoi thang 4 o london. anh: reuters

Tổng thống Obama phát biểu hồi tháng 4 ở London. Ảnh: Reuters

"Người dân Vương quốc Anh đã có tiếng nói, và chúng tôi tôn trọng quyết định của họ", ông Obama hôm nay cho biết. "Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu sẽ vẫn là những đối tác không thể thiếu của Mỹ, kể cả khi họ bắt đầu đàm phán về mối quan hệ của mình". 

Quyết định của người Anh trong việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) buộc Thủ tướng David Cameron từ chức và trở thành cú giáng mạnh nhất với nỗ lực đoàn kết châu Âu hơn nữa kể từ Thế chiến II. 

Quyết định được các quan chức Mỹ chấp thuận, kể cả khi nó làm chao đảo Phố Wall và các thị trường chứng khoán khác trên thế giới. 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang công du ở Ailen, nói Mỹ muốn người Anh bỏ phiếu ở lại EU hơn, nhưng tôn trọng kết quả. "Tôi phải nói rằng chúng tôi đã trông chờ một kết quả khác nhưng Mỹ có quan hệ hữu nghị lâu dài với Vương quốc Anh và sự gắn kết đặc biệt đó sẽ được duy trì", ông nói trong bài phát biểu tại thành phố Dublin.

Ông Obama hồi tháng 4 tới London theo lời mời của ông Cameron, và kêu gọi người Anh ở lại EU. Sự can thiệp bất thường này bị những người vận động để Anh rời EU chỉ trích là xen vào nội bộ. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục