tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-06-2016

  • Cập nhật : 24/06/2016

Châu Âu lo ngại hành động của Trung Quốc ở biển Đông

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 22-6 kêu gọi sự tự do đi lại ở biển Đông sau sự cố Trung Quốc chặn một máy bay quân sự Mỹ hồi tháng trước.

Tuyên bố của EC tránh đề cập trực tiếp tới Bắc Kinh, một đối tác thương mại lớn. Tuy nhiên, ủy ban này phản đối “các hành động đơn phương có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng”.

Đây là dấu hiệu trên cho thấy EC lo ngại về hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc.

“Liên minh châu Âu (EU) muốn nhìn thấy tự do hàng hải, hàng không được duy trì ở biển Đông và biển Hoa Đông. Khối lượng thương mại hàng hải quốc tế lớn đi qua khu vực và các chuyến bay có tầm quan trọng hàng đầu đối với EU. EU nên khuyến khích Trung Quốc đóng góp cho ổn định khu vực và hỗ trợ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp” - EC nhấn mạnh.

trung quoc cai tao trai phep da vanh khan thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: reuters

Trung Quốc cải tạo trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: REUTERS

Trong khi Liên minh châu Âu tuyên bố trung lập về các tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác, Washington đã thúc giục Brussels lên tiếng chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đối với hầu hết biển Đông.

Trong một dấu hiệu nữa chi thấy căng thẳng leo thang, một quan chức cấp cao Indonesia cho biết Tổng thống Joko Widodo sẽ tới quần đảo Natuna lần đầu tiên trong ngày 23-6 để khẳng định chủ quyền. Bắc Kinh trước đó khẳng định họ và Jakarta có “tuyên bố chủ quyền chồng lấn” tại vùng biển gần đó.

Cũng trong ngày 22-6, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) mạnh mẽ chỉ trích Washington về hành động triển khai 2 siêu tàu sân bay để tham gia một sứ mệnh huấn luyện ở Đông Á.

Các tàu USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bắt đầu thực hiện sứ mệnh chung tại vùng biển phía Đông Philippines cuối tuần trước. Quãng thời gian này được xem là nhạy cảm bởi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vào ngày 7-7 tới.

hai tau san bay uss john c. stennis va uss ronald reagan dang lam nhiem vu ho tro an ninh va on dinh o indo-chau a-thai binh duong. anh: reuters

Hai tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đang làm nhiệm vụ hỗ trợ an ninh và ổn định ở Indo-Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: REUTERS

“Mỹ đã chọn sai mục tiêu khi muốn giở trò với Trung Quốc. Đằng sau sự đánh giá sai lầm này là sự lo lắng và sự kiêu ngạo của Washington, thể hiện bản chất muốn làm bá chủ” – bài bình luận viết.

Theo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), 2 tàu sân bay nói trên bắt đầu cuộc diễn tập từ ngày 18-6. Nội dung hoạt động gồm có diễn tập trên không, tuần tra biển, huấn luyện phòng không và tấn công tầm xa.

Tư lệnh Hải quân Mỹ cho hay việc triển khai 2 tàu sân bay được coi là cam kết của Washington đối với an ninh khu vực, giúp ngăn chặn bất kỳ nỗ lựcgây bất ổn nào tại châu Á.


LHQ lên án Triều Tiên “trơ tráo và vô trách nhiệm”

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon cho rằng vụ bắn tên lửa mới nhất của Triều Tiên rõ ràng là “hành động trơ tráo và vô trách nhiệm”.

mot nguoi dan dang xem ban tin noi ve vu phong ten lua cua chdcnd trieu tien ngay 31-5-2016 tai ga tau seoul, han quoc - anh: ap

Một người dân đang xem bản tin nói về vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên ngày 31-5-2016 tại ga tàu Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AP

Theo Reuters, quan điểm được ông Ban Ki-moon đưa ra ngay trước phiên họp ngày 22-6 của Hội đồng Bảo an LHQ về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Trước đó, sau hai giờ phóng thử tên lửa tầm trung lần đầu thất bại, Triều Tiên phóng tiếp một tên lửa tầm trung thứ hai hướng về phía Nhật Bản, tên lửa này sau khi đạt tới một cao độ nhất định đã rơi xuống biển.

Người phát ngôn của ông Ban Ki-moon, ông Farhan Haq nói: “Việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi phát triển các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo sẽ chỉ gây tổn hại cho nền an ninh nước này và khiến họ không thể cải thiện đời sống của người dân trong nước”.

Ông Haq cũng nói thêm là các vụ phóng tên lửa “đã đi ngược lại với ý chí chung của cộng động thế giới, là một hành vi trơ tráo và vô trách nhiệm”.

Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre cho rằng các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là “sự vi phạm không thể chấp nhận” lệnh cấm của LHQ. Theo yêu cầu của Mỹ và Nhật Bản, Hội đồng Bảo an LHQ đã triệu tập cuộc họp về vấn đề này.

Ông Delattre nói: “Chúng tôi muốn Hội đồng Bảo an có phản ứng nhanh và kiên quyết về vấn đề này. Chúng tôi hy vọng sẽ ra được một tuyên bố về việc đó”.

Các vụ phóng thử tên lửa ngày 22-6 của Triều Tiên là những động thái mới nhất trong loạt động thái phô trương sức mạnh quân sự của Triều Tiên bắt đầu từ tháng 1 với vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và vụ phóng tên lửa tầm xa trong tháng 2.

Triều Tiên bị LHQ áp các lệnh trừng phạt kể từ năm 2006. Tháng 3 năm nay, Hội đồng Bảo an cũng đã siết thêm các lệnh trừng phạt mới với quốc gia này


Tướng Mỹ: Nga có thể chiếm vùng Baltic chỉ trong 36 giờ !

Chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges nói rằng Nga có thể chiếm các nước vùng Baltic nhanh hơn việc NATO triển khai, có thể chỉ mất 36 giờ, thay vì 60 giờ như đánh giá trước đây của phía Mỹ.
trung tuong ben hodges, chi huy luc luong my tai chau au. anh afp 2016/attila kisbenedek

Trung tướng Ben Hodges, Chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu. Ảnh AFP 2016/ATTILA KISBENEDEK

 

Liên Bang Nga có thể chiếm các nước vùng Baltic nhanh hơn việc chúng ta tới đó bảo vệ họ", ông Hodges tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Zeit.
 
Một đoạn cuộc phỏng vấn được đưa lên phiên bản web, bản đầy đủ sẽ được công bố vào thứ Năm.
 
Ông Hodges đồng ý với đánh giá của các nhà phân tích quân sự, theo đó quân đội Nga sẽ mất 36-60 giờ để chiếm những thành phố thủ đô của các nước Baltic.
Tướng Hodges cũng mô tả các lỗ hổng khác nhau trong việc phối hợp quân dội NATO, bộc lộ trong cuộc tập trận "Anaconda" ở Ba Lan.
 
Vào tháng 5 năm 2015 Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg từng nói rằng số lượng các bài huấn luyện và tuần tra trên biên giới phía đông của NATO sẽ được gia tăng, và lập kế hoạch "tăng cường liên minh lớn nhất kể từ thời "Chiến tranh Lạnh" trong tình trạng có đe dọa an ninh cho các nước thành viên".

Nga triển khai tên lửa Iskander dọc biên giới NATO trước 2019

Nga nhiều khả năng sẽ triển khai các tên lửa tân tiến "Iskander" có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Kaliningrad trước cuối năm 2019.

he thong ten lua dau dan hat nhan "iskander".

Hệ thống tên lửa đầu đạn hạt nhân "Iskander".

Các chuyên gia Nga và Phương Tây nói rằng lá chắn tên lửa của Mỹ, được Moskva nói là nhằm kiềm chế năng lực hạt nhân của Nga, đã cho Điện Kremlin vỏ bọc chính trị để hợp thức hóa kế hoạch mà họ đã vạch ra từ lâu. Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer, hiện là chuyên gia cấp cao thuộc Viện Brookings, cho hay: "Người Nga lên kế hoạch thực hiện rất nhiều thứ mà họ đã tập dượt được một thời gian. Moskva có thói quen nói rằng những gì họ đang làm là để đáp trả những gì các bạn làm, mặc dù họ đã lên kế hoạch từ trước".

Ông Mikhail Barabanov, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) trụ sở ở Moskva - chịu trách nhiệm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Nga, nhận định rằng Điện Kremlin nhiều khả năng sẽ triển khai lâu dài các tên lửa trên trước cuối năm 2019. Ông nói: "Theo các thông tin thu thập được, việc triển khai Iskander tại Vùng Kaliningrad chắc chắn sẽ được thực hiện".


IS tại Đông Nam Á được thành lập ở miền Nam Philippines

Đoạn video tuyên truyền vừa được đăng tải là dấu hiệu chính thức xác nhận sự chấp thuận của IS với lời thề trung thành từ các phần tử ở Philippines.

mot buoi huan luyen cac phan tu cuc doan tai philippines.

Một buổi huấn luyện các phần tử cực đoan tại Philippines.

Ngày 23/6, giới chức an ninh cho biết, các phần tử phiến quân tại Đông Nam Á từng tuyên bố chiến đấu phục vụ cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông nói rằng chúng đã chọn một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất Philippines làm người đứng đầu một nhánh của IS trong khu vực.

Theo một quan chức tình báo quân sự tại Philippines, thông báo trên được đưa ra trong 1 đoạn video đăng tải lên mạng xã hội, nhiều khả năng là vào tuần trước. Các chuyên gia nhận định, đoạn video này rất đáng lưu tâm vì nó cho thấy những kẻ ủng hộ IS giờ đây đã được yêu cầu ở lại quê nhà và hợp nhất trong một nhóm để phát động tấn công ở Đông Nam Á, thay vì bị cuốn vào cuộc xung đột ở Trung Đông.

Trong đoạn video, một đối tượng được nhà chức trách Malaysia xác định là Mohd Rafi Udin, vốn là phiến quân người Malaysia hiện đang ở Syria, đã tuyên bố: "Nếu các anh em không thể đến (Syria), hãy tập hợp lại và tới Philippines". Udin cũng kêu gọi người Hồi giáo thống nhất lại dưới quyền lãnh đạo của Abu Abdullah, một thủ lĩnh phiến quân người Philippines đã thề trung thành với IS hồi tháng 1. Abu Abdullah, còn được gọi là Isnilon Hapilon, là thủ lĩnh nhóm Abu Sayyaf. Y nằm trong danh sách truy nã khẩn cấp của FBI với tiền thưởng 5 triệu USD do liên quan đến vụ bắt cóc 17 công dân Philippines và 3 người Mỹ vào năm 2011.

Trưởng bộ phận chống khủng bố của cảnh sát Malaysia, ông Ayob Khan Mydin Pitchay, cho rằng đoạn video này được công bố để xác nhận sự chấp thuận của IS với lời thề trung thành từ các phần tử thánh chiến Hồi giáo ở Philippines, đánh dấu lần đầu tiên một nhóm Đông Nam Á được công nhận chính thức. Ông Pitchay nêu rõ: "Đoạn video này không chỉ là tuyên truyền, mà là mối đe dọa nghiêm trọng. Chắc chắn sẽ có thêm các vụ tấn công trong khu vực".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục