Nguy cơ lớn nhất đối với EU lộ diện
Tổng thống Indonesia gửi thông điệp đến Trung Quốc
Chính khách Hà Lan, Pháp đòi bỏ phiếu rời EU
Thế giới ra sao sau cơn ác mộng Brexit?
Ai Cập đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước nghiêm trọng
Tin thế giới đọc nhanh 25-06-2016
- Cập nhật : 25/06/2016
7 thuỷ thủ Indonesia bị bắt cóc ở miền Nam Philippines
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ngày 24/6 thông báo 7 thủy thủ nước này đã bị bắt cóc tại vùng biển phía Nam Philippines, đồng thời kêu gọi Manila tăng cường an ninh đảm bảo các hoạt động kinh tế tại vùng biển này được thông suốt.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Retno cho biết các nạn nhân là thủy thủ của tàu kéo Charles 001 và xà lan Robby 152, bị bắt cóc tại biển Sulu ngày 20/6 trong hai vụ việc riêng rẽ. Khi đó, trên tàu kéo có 13 thủy thủ: 7 người bị bắt cóc, 6 người được thả.
Ngoại trưởng Retno cho biết Chính phủ Indonesia "kịch liệt lên án" việc các nhóm vũ trang ở miền Nam Philippines bắt cóc công dân nước này. Bà cho biết Jakarta sẽ tìm mọi cách có thể để đảm bảo các con tin được giải thoát, đồng thời khẳng định: "Sự an toàn của các công dân là ưu tiên hàng đầu". Chính phủ Indonesia cũng đã kêu gọi Chính phủ Philippines đảm bảo an ninh tại các vùng biển miền Nam nước này để duy trì sự thông suốt của các hoạt động kinh tế trong khu vực.
Đây là vụ bắt cóc thứ ba trong ba tháng qua nhằm vào thủy thủ người Indonesia ở vùng biển trên. Vụ việc được cho là do các tay súng của nhóm Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf ở Philippines tiến hành.
Abu Sayyaf tuyên bố thúc đẩy một nhà nước Hồi giáo độc lập gồm một phần đảo Mindanao và quần đảo Sulu của Philippines. Bên cạnh các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc, nhóm này tiến hành các vụ đánh bom, áp sát, tống tiền, đặt ra một trong những mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất ở Philippines.
Bắc Kinh lún 11 cm mỗi năm
Không chỉ gặp vấn nạn ô nhiễm trầm kha, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc còn bị lún đến 11cm mỗi năm do tình trạng bơm rút nước ngầm quá mức, một nghiên cứu mới đây cảnh báo.
Khu vực trung tâm tài chính với nhiều hạ tầng quan trọng là nơi bị sụt lún nghiêm trọng nhất - Ảnh: Guardian
Vấn đề này tạo ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với các hạ tầng của thành phố 20 triệu dân này, đặc biệt là hệ thống tàu ngầm.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Remote Sensing đưa ra các phân tích dựa trên các hình ảnh chụp từ vệ tinh và sử dụng radar theo dõi sự thay đổi độ cao mặt đất. Kết quả cho thấy nhiều khu vực của Bắc Kinh, đặc biệt là khu vực trung tâm tài chính, bị lún đến 11 cm mỗi năm.
Cụ thể, khu vực Chaoyang với nhiều tòa nhà chọc trời, đường vành đai và nhiều công trình mọc lên từ giai đoạn những năm 1990 là nơi sụt lún nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu lo ngại tình trạng sụt lún thất thường có thể đe dọa các công trình và hạ tầng khác của thành phố.
Bắc Kinh nằm trên vùng đồng bằng nơi nước ngầm tích lũy. Hiện nay có hàng chục ngàn miệng giếng được khoan xuống lòng thành phố và các khu vực lân cận để lấy nước phục vụ cho các mục đích như tưới công viên, trồng trọt. Chính quyền có các quy định về việc khoan giếng nhưng hầu như không mạnh tay áp dụng.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã khánh thành một siêu dự án nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng nước của thành phố. Công trình dẫn nước Bắc Nam với kinh phí gần 60 tỉ USD có mạng lưới kênh, đường ống nước dài hơn 2400 km nhằm dẫn hơn 44,8 tỉ m3 nước từ một bể chứa ở tỉnh Hồ Bắc về thành phố.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để biết liệu công trình này có thể bù đắp lại lượng nước đã mất và giảm sự sụt lút của Bắc Kinh hay không.
Bernie Sanders sẽ bầu cho Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ
Khi được hỏi liệu ông có bỏ phiếu cho bà Clinton vào tháng 11 tới hay không, ông Sanders nói với đài truyền hình MSNBC: "Có. Vấn đề ngay bây giờ là tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đánh bại Donald Trump. Tôi nghĩ ông Trump, theo nhiều cách, sẽ là một thảm hoạ nếu được bầu làm tổng thống".
Bà Clinton đầu tháng này đạt đủ số phiếu để trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. Dù ông Sanders nói sẽ làm việc với bà Clinton để đánh bại đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hoà, ông trước đó chưa tuyên bố về việc hậu thuẫn bà Clinton và vẫn duy trì chiến dịch bầu cử của riêng mình.
Ông Sanders cho biết ông sẽ vẫn tham gia cuộc đua để tác động đến chính sách của đảng Dân chủ, trong hội nghị đảng vào tháng tới. Ông cũng tuyên bố có kế hoạch đảm bảo đảng Dân chủ thể hiện lợi ích của những "người lao động" thay vì lợi ích của Phố Wall và tầng lớp giàu có.
Hạ viện Mỹ thông qua ngân sách 1,1 tỉ USD chống Zika
Số tiền này vẫn thấp hơn mức 1,9 tỉ USD do Tổng thống Barack Obama đề xuất trước đó và có khả năng sẽ khó được thông qua tại thượng viện.
Một ápphích cảnh báo sự nguy hiểm của virút Zika với thai phụ tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida, Mỹ - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, vốn chiếm đa số tại lưỡng viện Mỹ, ngày 23-6 đã đồng ý gói ngân sách 1,1 tỉ USD dành cho việc chống virút Zika.
Dựa vào ưu thế áp đảo về số ghế tại hạ viện, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã thành công khi hạ viện chính thức thông qua ngân sách trên. Điều này đã khiến những nghị sĩ Đảng Dân chủ tức giận khi số tiền không những đã bị cắt giảm mà lại còn kèm theo một số biện pháp thắt lưng buộc bụng khác.
Do vậy, bất chấp việc đã được thông qua tại hạ viện, vẫn chưa có gì đảm bảo số phận của gói ngân sách này tại thượng viện, nơi tiếng nói của Đảng Dân chủ có trọng lượng hơn, trong việc bác bỏ một chính sách. Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại thượng viện, ông Harry Reid, cũng bày tỏ sự không hài lòng và phản đối gói ngân sách này.
Các nghị sĩ từ Đảng Dân chủ cáo buộc trong kế hoạch 1,1 tỉ USD thì có tới 750 triệu USD được Đảng Cộng hòa lấy từ việc cắt giảm các ưu tiên khác trong lĩnh vực y tế. Do đó, họ không thể chấp nhận kế hoạch này.
Từ Nhà Trắng, người phát ngôn Nhà Trắng, ông Josh Earnest, nhấn mạnh: “Kế hoạch do các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất đã trễ bốn tháng và ít hơn gần 1 tỉ USD so với những gì các chuyên gia sức khỏe cộng đồng tính toán là cần thiết để làm mọi thứ có thể chống lại Zika, không những vậy nó còn cắt giảm các nguồn quỹ dành cho những ưu tiên sức khỏe khác của chính phủ”.
Trong nhiều tháng trời, các nghị sĩ Đảng Dân chủ đã thúc giục Đảng Cộng hòa nên tăng thêm số tiền cho gói ngân sách này. Chính quyền ông Obama thậm chí đã tái cơ cấu lại số tiền, rút xuống còn 1,7 tỷ USD nhưng không nhận được sự tán thành của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, theo Chủ tịch Ủy ban phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ, ông Hal Rogers, trong số 1,1 tỉ USD nói trên có 543 triệu USD được lấy từ số tiền chưa xài trong chương trình Obamacare, 107 triệu USD còn dư sau chiến dịch chống Ebola. Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng sẽ chi 100 triệu USD cho gói ngân sách này.
Mỹ nâng cấp máy bay không người lái Kẻ báo thù
Defense-Update mới đây dẫn nguồn tin từ tập đoàn Hàng không vũ trụ General Atomics (Mỹ) cho biết phiên bản nâng cấp của máy bay không người lái Avenger sẽ bay thử nghiệm vào tháng 10/2016.
Mẫu nâng cấp này sẽ được trang bị các cảm biến quang - điện tử hồng ngoại mới MS-117, qua đó nâng cao đáng kể khả năng trinh sát tầm xa. Ngoài ra, với việc tăng sải cánh lên 23 m, thời gian hoạt động của máy bay sẽ đạt 15-20 giờ.
MS-117 là hệ thống cảm biến đa phổ 7 băng tần, có thể nâng cấp lên thành hệ thống 10 băng tần để nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu trên biển. MS-177 có tầm bao quát rộng hơn so với SYERS-2 lắp đặt trên máy bay U-2, giúp nó có thể giám sát tới 37.000 km2 trong mỗi giờ bay. Cảm biến MS-117 có nhiều đặc tính kỹ thuật ưu việt hơn và chi phí sản xuất cũng rẻ hơn so với SYERS-2.
Bên cạnh đó, phiên bản Avenger nâng cấp sẽ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa khả năng bay lượn vòng để tìm kiếm mục tiêu và khả năng tấn công chính xác, cho phép máy bay mang theo nhiều loại vũ khí và cảm biến, hỗ trợ việc nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, quan sát, yểm trợ mặt đất… với thời gian dài.
Máy bay không người lái Avenger được tập đoàn General Atomics phát triển từ giữa thập niên 2000, dựa trên mẫu UAV MQ-9 Reaper. Avenger thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4/2009, sử dụng một số công nghệ tàng hình, có khả năng mang 4,5 tấn vũ khí. Avenger có tốc độ tối đa 740 km/h, cao hơn đáng kể so với các UAV cùng loại (khoảng 482 km/h).