tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 26-06-2016

  • Cập nhật : 26/06/2016

Scotland rục rịch trưng cầu dân ý tách khỏi Anh

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết chuyện Scotland tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Vương quốc Anh là “có khả năng cao”.

Theo BBC, bà Nicola Sturgeon thậm chí còn gọi đó là việc “không thể chấp nhận về mặt dân chủ”. Cũng theo bà Sturgeon, chính quyền Scotland sẽ bắt đầu xúc tiến các thủ tục pháp lý cần thiết để có thể tiến hành một cuộc bỏ phiếu khác về vấn đề Scotland sẽ tách khỏi Vương quốc Anh.

thu hien scotland nicola sturgeon. anh: afp

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon. Ảnh: AFP

Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh ra đi hay ở lại EU, đã có 62% người dân Scotland ủng hộ ở lại và 38% ủng hộ ra đi. Bà cũng nhấn mạnh rằng việc Scotland phải rời khỏi EU là chuyện đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Scotland.

Nữ thủ hiến của Scotland khẳng định kế hoạch về cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai được tổ chức để người dân Scotland quyết định việc họ ra đi hay ở lại Vương quốc Anh đã có và sẵn sàng chờ được thảo luận.

Tuy nhiên, cuộc trưng cầu đó chắc chắn sẽ được tiến hành vào một thời điểm thích hợp trong thời gian tới chứ không phải trong hoàn cảnh hiện tại với quá nhiều phức tạp sau Brexit.

Bà Nicola Sturgeon cho biết nội các Scotland sẽ họp trong ngày 25-6 và tới ngày 28-6, bà sẽ thông báo về vấn đề này tới các thành viên trong nghị viện Scotland.

Cũng theo bà Nicola Sturgeon, hiện đang có một sự chia rẽ sâu sắc giữa Scotland và phần còn lại của Vương quốc Anh, điều này khiến bà rất lấy làm tiếc. Việc Scotland phải rời khỏi EU là chuyện đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Scotland.

“Bất kể chuyện gì sẽ xảy ra thì nước Anh, Xứ Wales và Bắc Ireland vẫn luôn là những người hàng xóm thân thiết nhất, những người bạn tốt nhất của chúng tôi, không gì có thể thay đổi điều đó” - bà khẳng định.


Vạch trần ‘bản đồng thuận 10 điểm’ của Trung Quốc

Tại hội nghị đặc biệt các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh ngày 14-6, Bắc Kinh đã đưa ra “bản đồng thuận 10 điểm”.

Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 23-6 đã phân tích “bản đồng thuận 10 điểm” này như sau:

• Hai điểm 1 và 2 nêu quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Điểm 1 nêu hai bên chuẩn bị 25 năm ngày thiết lập quan hệ. Điểm 2 nhấn mạnh Trung Quốc ủng hộ ASEAN, kêu gọi ASEAN ủng hộ Trung Quốc và nhấn mạnh “vai trò quan trọng” của Bắc Kinh trong hợp tác khu vực. Hai điểm này nằm trong nỗ lực truyền bá luận điệu vấn đề biển Đông phải được đặt vào bối cảnh quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

• Bốn điểm 3, 4, 5, 6 nêu các việc hai bên cần cùng giải quyết trong vấn đề biển Đông. Điểm 3 nêu hai bên cùng làm việc để duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Điểm 4 nêu hai bên sẽ “giải quyết thích đáng vấn đề biển Đông”. 
Điều này thể hiện ý đồ xoa dịu của Bắc Kinh bằng cách đặt vấn đề biển Đông trong quan hệ rộng hơn.

Điểm 5 nêu hai bên cam kết tuân thủ đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tích cực lấy ý kiến về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để thông qua nhanh nhất. Điều này lặp lại quan điểm của Bắc Kinh rằng chú trọng tuân thủ DOC thay vì thúc đẩy COC.

Điểm 6 lưu ý hai bên tuân thủ các văn kiện quan trọng gồm Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), năm nguyên tắc sống chung hòa bình và thỏa thuận hữu nghị và hợp tác trên biển Đông. Đáng chú ý là Trung Quốc vừa đề cập UNCLOS là văn kiện quốc tế vừa dẫn tài liệu khu vực và quốc gia như năm nguyên tắc sống chung hòa bình.

• Bốn điểm cuối đề cập vai trò của các bên về vấn đề biển Đông. Điểm 7 nêu các nước “liên quan trực tiếp” sẽ giải quyết tranh chấp thông qua tư vấn hữu nghị và thương lượng, không đe dọa sử dụng vũ lực. Điều này phù hợp quan điểm của Trung Quốc là thỏa thuận song phương.

Điểm 8 nêu “các bên liên quan” kiềm chế, ngừng các hoạt động làm phức tạp và gia tăng tranh chấp. Điều đáng chú ý là câu “thực hiện các biện pháp đề phòng thích hợp để xử lý các nguy cơ trên biển” (như lập đường dây nóng, áp dụng Quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển (CUES)…

Điểm 9 nêu hai bên sẽ tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông của tất cả các nước và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đây là điểm chuẩn có trong hầu hết các tuyên bố chung ASEAN.

Điểm 10 kêu gọi “các nước ngoài khu vực giữ vai trò xây dựng để bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực”. Điểm này không gây bất ngờ vì Bắc Kinh luôn cáo buộc Mỹ can thiệp vào tranh chấp biển Đông.

Tạp chí The Diplomat kết luận:

- Thứ nhất: Tài liệu không có gì mới, vẫn là các quan điểm chung chung nhằm chứng tỏ Trung Quốc tôn trọng tinh thần tập thể của ASEAN và cần duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không.

- Thứ hai: Có nhiều điều không được nêu như tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kiềm chế các hành vi như cải tạo đất. Đây là hai vấn đề đặc biệt gây căng thẳng trên biển Đông.

- Thứ ba: Hầu hết các nước ASEAN không thể ký vào văn kiện này để thay cho tuyên bố chung của ASEAN.(PLO)


Vì sao Anh không thể ngay lập tức rời EU

Theo hiệp ước của EU, Anh sẽ mất ít nhất hai năm để sắp xếp cuộc "chia tay lịch sử" khỏi liên minh, còn gọi là Brexit.
mot nguoi anh cam co eu sau cuoc trung cau dan y. anh: reuters

Một người Anh cầm cờ EU sau cuộc trưng cầu dân ý. Ảnh: Reuters

Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6, người dân Anh đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên, Anh chưa thể chính thức ra đi ngay lập tức. 

Cuộc trưng cầu dân ý của Anh không phải là một thông báo pháp lý. TheoCNN, Anh dự kiến thông báo chính thức đến EU tại một cuộc họp của Hội đồng châu Âu (EC) vào ngày 27/6. Khi hội đồng được thông báo, Điều 50 của Hiệp ước Lisbon năm 1973 sẽ được kích hoạt.

Theo NYTimes, tiếp theo, Anh và EU sẽ đàm phán các điều khoản cho cuộc ra đi. Trong thời gian này, Anh vẫn phải tuân thủ tất cả các quy tắc và tham gia các hoạt động thường xuyên của EU. Tuy nhiên, đại diện Anh tại Hội đồng châu Âu sẽ không tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc biểu quyết liên quan đến Brexit. 

Hai cơ quan lập pháp của EU gồm Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu phải bỏ phiếu thông qua những thỏa thuận này.

Nghị viện châu Âu, gồm hơn 700 thành viên được bầu từ khắp cả khối, sẽ cần phải chấp thuận thỏa thuận với đa số phiếu. Hiện chưa rõ liệu các thành viên phía Anh có được phép bỏ phiếu hay không.

Hội đồng châu Âu bao gồm các đại diện từ mỗi quốc gia, nhưng không có một danh sách thành viên cố định (bộ trưởng từ mỗi quốc gia tham dự các cuộc họp của Hội đồng dựa trên các lĩnh vực chính sách được đề cập). Cơ quan này cũng sẽ cần mức đa số phiếu yêu cầu để chấp thuận thỏa thuận. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là 20 trong 27 thành viên (trừ Anh) phải bỏ phiếu ủng hộ.

Điều 50 không quy định cách nước xin ra khỏi liên minh phê chuẩn thỏa thuận như thế nào, nhưng một cuộc họp của hạ viện Anh cho thấy chính phủ Anh sẽ đem các thỏa thuận ra bàn trước quốc hội trước khi phê chuẩn.

Quá trình này có thời hạn hai năm, tính từ thời điểm Hội đồng châu Âu được thông báo. Thời hạn này có thể được kéo dài thêm, nếu được Hội đồng chấp thuận.

Khi thời hạn khi kết thúc, Anh sẽ không còn là thành viên của EU, ngay cả khi hai bên không đạt được các thỏa thuận.

Anh sẽ mất những lợi ích và bỏ đi các trách nhiệm của thành viên EU, bao gồm thương mại tự do và tự do đi lại của nhân dân trong khối. Nếu không thống nhất được các thỏa thuận thương mại riêng biệt, thương mại giữa Anh với các nước EU có thể sẽ đắt đỏ hơn.

Tuy nhiên, bởi vì Anh có liên kết chặt chẽ với EU, quá trình ra đi có thể kéo dài hơn hai năm. Liam Fox, một nghị sĩ ủng hộ Anh rời EU, ước tính phải đến 2019 công tác đàm phán lại chính sách từ các vấn đề về xuất nhập cảnh cho đến thương mại, an ninh mới hoàn thành.

Jan Techau, chuyên gia chính sách đối ngoại của trung tâm Carnegie châu Âu, cho rằng EU chắc chắn sẽ "chơi rắn" khi đàm phán về sự ra đi của Anh.

"Đầu tiên, họ sẽ cố gắng rắn với Anh. Điều khá rõ ràng là họ sẽ phải làm cho Anh gặp khó trong việc đàm phán, để các nước khác nhìn vào và hiểu điều gì sẽ xảy ra với họ nếu cố gắng làm điều tương tự", Techau nói.


Putin và chuyến thăm Trung Quốc trước thềm phán quyết 'đường lưỡi bò'

Giới chuyên gia cho rằng việc Nga tuyên bố ủng hộ một phần lập trường Biển Đông của Trung Quốc trước khi tòa quốc tế ra phán quyết không phải là "món quà miễn phí".
tong thong nga putin va chu tich trung quoc tap can binh. anh: sputnik

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cố gắng tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế khi ông thăm Trung Quốc vào ngày 25/6.

Các quan chức trong chính phủ của ông Putin nói rằng họ muốn tăng cường quan hệ thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương để bù đắp tổn thất đầu tư nước ngoài do châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Các biện pháp cấm vận này đã khiến Nga không được tiếp cận với nguồn tài chính phương Tây, theoWSJ.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra vào thời điểm ngoại giao nhạy cảm đối với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tích cực vận động các chính phủ nước ngoài ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.

Chương trình nghị sự tại Bắc Kinh dự kiến ​​gồm các vấn đề thương mại, đầu tư và các vấn đề quốc tế, chính phủ hai nước cho biết. Các cuộc họp sẽ cho kết quả là "một số văn kiện chính trị quan trọng" và "văn kiện hợp tác thực chất", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết trong tuần này.

Giới quan sát nói rằng các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những nỗ lực để tích hợp sáng kiến ​​Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa của Trung Quốc với Liên minh Kinh tế Á - Âu do Nga khởi xướng và đưa ra các thỏa thuận về việc Nga xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc cũng như Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nga, chẳng hạn như đường sắt cao tốc.

Tháng trước, Trung Quốc đồng ý cung cấp khoản vay trị giá 400 tỷ rúp (6,2 tỷ USD) để phát triển một tuyến đường sắt cao tốc giữa Moscow và Kazan, mở đường cho một thỏa thuận chính thức vào cuối tuần này. Một số nhà phân tích cũng cho rằng hai chính phủ sẽ thúc đẩy xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng ở vùng đất của Nga tại Bắc Cực, được hỗ trợ bởi khoản vay 12 tỷ USD từ hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc.

"Tăng cường hợp tác kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cả hai nước", đặc biệt là khi có những biến cố gần đây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và Nga, Chen Yurong, giám đốc nghiên cứu Âu - Trung Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế do Bộ Ngoại Trung Quốc vận hành, nói. "Hai nước có rất nhiều cơ hội đầu tư củng cố lẫn nhau, chẳng hạn như về năng lượng, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng".

'Có đi có lại'

Alexander Gabuev, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie Moscow, đánh giá hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc được thiết kế cẩn thận như một màn thể hiện quan hệ đối tác, ràng buộc bởi các giao thức cho thấy lãnh đạo hai bên có vị thế bình đẳng. Tuy nhiên, ông Gabuev cho rằng Nga đang ở "chiếu dưới". Các lệnh trừng phạt với Nga vẫn được giữ nguyên, môi trường đầu tư của Nga nghèo nàn và tình hình giá cả hàng hóa trong nước ngày càng tồi tệ.

"Nga đang nghiêng về hướng phụ thuộc không đối xứng này, họ cần Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc cần Nga", ông nói. "Trong các thỏa thuận, Trung Quốc có thể là những người đàm phán thực sự rắn".

Nga xích lại gần Trung Quốc khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow năm 2014 do khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước lên án Nga sáp nhập Crimea. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể tìm kiếm cách tiếp cận "có đi có lại" với Nga, vì những khó khăn ngoại giao Bắc Kinh đối mặt trong những tuần gần đây.

PCA dự kiến ​​ra quyết định về vụ kiện của Philippines trong tháng nàyhoặc đầu tháng sau, theo báo Philippines. Dù khăng khăng tuyên bố tẩy chay vụ kiện, Trung Quốc gần đây phát động một chiến dịch lôi kéo quy mô lớn, nhằm xây dựng một liên minh đa quốc gia để bác bỏ thẩm quyền của tòa.

Alexander Korolev, một nhà nghiên cứu quan hệ Trung - Nga thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Singapore, cho rằng ông Tập "sẽ muốn một cái gì đó tương tự như những gì Trung Quốc đã thể hiện với Nga trong khủng hoảng Ukraine, cụ thể là 'tỏ vẻ bình thường' trên tất cả các mặt, không chỉ trích rõ ràng và không tham gia bất kỳ biện pháp trừng phạt nào".

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 4 nhắc lại rằng Moscow phản đối "quốc tế hóa" các tranh chấp Biển Đông, ủng hộ lập trường của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, mặc dù ông không nói chính xác lập trường của Moscow về vụ kiện "đường lưỡi bò".

Đổi lại cho sự ủng hộ của Moscow với Bắc Kinh, ông Putin có thể mong đợi Trung Quốc đầu tư thêm ở vùng Viễn Đông Nga và Siberia, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng.

"Việc Nga ủng hộ một phần lập trường của Trung Quốc, hoặc không chỉ trích họ về vấn đề Biển Đông không phải là món quà miễn phí", ông Korolev nói. "Có lý do để suy đoán rằng Nga muốn có kết quả bằng hành động hơn lời nói".


Tên lửa Triều Tiên có thể vượt tầm phòng thủ của Hàn Quốc

Giới chức Hàn Quốc lo ngại tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên có thể đạt 3.500 km. 
hinh anh ve vu phong ten lua dan dao tam trung tren truyen thong trieu tien. anh:yonhap.

Hình ảnh về vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung trên truyền thông Triều Tiên. Ảnh:Yonhap.

Theo Yonhap, Hàn Quốc cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Musudan mà Triều Tiên gọi là Hwasong-10 đã phóng lên với độ cao 1.000 km sau đó bay xa 400 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Điều này khiến các chuyên gia quân sự Hàn Quốc nhận định tầm bắn của IRBM Triều Tiên có thể đạt tới 3.500 km.

Triều Tiên hôm 22/6 phóng thử hai tên lửa Musudan tại thành phố biển miền đông Wonsan, quả thứ nhất rơi sau khi phóng, quả thứ hai được Triều Tiên tuyên bố "đạt tối đa mục tiêu đề ra". 

Giới quân sự Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên không để tên lửa bay xa bằng cách bắn ở góc cao nhất có thể, điều này sẽ giúp thử nghiệm công suất động cơ IRBM. Mặt khác, Triều Tiên có lẽ muốn thử nghiệm việc cho tên lửa bay ra ngoài không gian rồi bay vào bầu khí quyển, phần quan trọng cho các tên lửa đạn đạo. Trong giai đoạn quay lại bầu khí quyển, tên lửa sẽ phải chịu áp lực và nhiệt độ rất cao.

Với độ cao 1.000 km, tên lửa Triều Tiên có thể vượt qua khả năng phòng thủ của tên lửa đánh chặn Patriot đang được Hàn Quốc sử dụng. Quân đội Hàn Quốc nói đây là lý do khiến họ phải bàn với đồng minh Mỹ về việc triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD.

Tên lửa Musudan của Triều Tiên dài khoảng 12 m, nặng từ 18-20 tấn và có thể đạt tốc độ lên tới Mach 16 (gấp 16 lần tốc độ âm thanh). Triều Tiên triển khai Musudan từ năm 2007 nhưng chỉ bắn thử từ 15/4, các cuộc thử nghiệm đều thất bại cho tới lần thử thứ 6 hôm 22/6. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục