Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10
IS dùng dân thường làm “lá chắn sống” chống quân đội Iraq
Nữ phi công Ukraine được trả tự do
Nga đã tiêu diệt 28.000 phần tử khủng bố ở Syria
Nga sắp hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo cuối cùng
Bộ trưởng Brazil bị lật tẩy âm mưu đảo chính
Niềm tin với chính phủ tạm quyền Brazil trở nên lung lay hơn bao giờ hết khi một bộ trưởng cao cấp vừa bị lật tẩy âm mưu đảo chính trong băng ghi âm điện thoại.
Ông Romero Jucá, bộ trưởng kế hoạch vừa được bổ nhiệm, bị lật tẩy có âm mưu đảo chính trong đoạn băng ghi âm bí mật - Ảnh: AFP
Theo Guardian, chỉ 10 ngày sau khi nhậm chức, Bộ trưởng kế hoạch Brazil, ông Romero Jucá, vừa phải tuyên bố tạm đình chỉ chức vụ sau khi truyền thông công bố đoạn băng ghi âm bí mật cuộc trò chuyện qua điện thoại cho thấy ông Romero Jucá nói về việc cần lật đổ bà Rousseff.
Trong đoạn băng đó, ông Romero Jucá nói rõ cần phải lật đổ tổng thống đương nhiệm Brazil để có thể chấm dứt quá trình điều tra liên quan tới bê bối tham nhũng ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras có dính líu tới ông Romero Jucá và các yếu nhân chính trị khác của Brazil.
Đây chắc hẳn chưa phải là cú đánh trí mạng cuối cùng vào tổng thống tạm quyền Michel Temer vừa nhậm chức thay bà Rousseff trong thời gian bà bị điều tra. Bởi lẽ trong nội các mới thành lập của ông Temer có tới 7 bộ trưởng từng dính líu tới cuộc điều tra tham nhũng ở Tập đoàn Petrobras.
Ông Temer vừa nhậm chức đầu tháng này sau khi Thượng viện Brazil nhất trí thông qua việc mở phiên tòa luận tội bà Rousseff vì những sai phạm trong quản lý ngân sách nhà nước. Bà sẽ phải bị đình chỉ công tác trong 6 tháng.
Băng ghi âm bí mật ghi lại cuộc điện thoại giữa ông Jucá, một đồng minh quyền lực của tổng thống tạm quyền Temer, và ông Sérgio Machado, một cựu thượng nghị sĩ cho mãi tới gần đây vẫn là chủ tịch của một tập đoàn dầu khí quốc gia khác là Transpetro.
Sau khi hai ông thảo luận về việc họ bị các công tố viên nhắm tới ra sao, ông Jucá nói lối thoát chỉ có thể là chính trị.
Ông nói: “Chúng ta phải ngăn chặn chuyện rác rưởi này (ý ông nói về cuộc điều tra). Chúng ta phải thay đổi chính phủ thì mới có thể ngăn chặn sự đổ máu này”.
Và ông Machado tán thành khi nói: “Giải pháp dễ nhất sẽ là đưa ông Michel (Temer) vào”.
Ông Jucá tuyên bố tạm dừng công việc của bộ trưởng kế hoạch trong lúc chờ phán quyết liên quan tới băng ghi âm. Ông này thừa nhận đúng là mình đã nói trong đoạn băng, nhưng cho rằng bối cảnh của những lời nói đó đã bị loại bỏ.
Theo báo Folha de São Paulo, cơ quan ngôn luận đã công bố nội dung trong đoạn băng ghi âm, cuộc điện thoại giữa hai người này đã diễn ra chỉ vài tuần trước khi Hạ viện Brazil bỏ phiếu thông qua việc luận tội bà Rousseff.
Những người ủng bộ bà Rousseff cho rằng các cáo buộc liên quan tới bà chỉ là cái cớ cho một cuộc đảo chính.
Trong khi đó những đồng minh của tổng thống tạm quyền Temer phản bác, nói đó là việc làm phù hợp hiến pháp và cần thiết để giải quyết tình trạng chính trị tê liệt tại Brazil và sự suy thoái tồi tệ nhất trong vài thập kỷ.
Mỹ ưu tiên đánh bại IS
Washington đang chuẩn bị cho chiến dịch tấn công tái chiếm Raqqa vốn bị IS chiếm giữ từ năm 2013
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Nga có “trách nhiệm đặc biệt” trong việc giúp chấm dứt các cuộc không kích ở Syria nhưng lại bác đề nghị tiến hành chiến dịch tấn công khủng bố chung của Moscow.
Nói không với Moscow
Trong cuộc điện đàm hôm 23-5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi người đồng cấp Nga Sergey Lavrov thúc ép chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngưng tấn công TP Aleppo và các khu vực ngoại ô thủ đô Damascus. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner, việc chấm dứt không kích tại 2 khu vực này đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực duy trì thỏa thuận ngừng bắn mong manh tại Syria, đồng thời cho phép nối lại hòa đàm nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua.
“Nga có trách nhiệm đặc biệt trong việc thúc ép chế độ (ông Assad) chấm dứt các cuộc tấn công và không kích khiến dân thường thiệt mạng” - ông Toner nhận định. Mỹ còn cáo buộc ông Assad cản trở dân thường tiếp cận hàng cứu trợ nhân đạo và thúc giục Nga can thiệp.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết ông Lavrov phản hồi thế nào trước lời kêu gọi của ông Kerry. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga nói 2 ngoại trưởng đã thảo luận đề xuất của Moscow về việc tiến hành chiến dịch chung nhằm vào các nhóm khủng bố và vũ trang trái phép ở Syria. Tuy nhiên, ông Toner khẳng định Washington không tìm kiếm sự hợp tác này mà đang thảo luận về những cơ chế bền vững nhằm tăng cường giám sát và thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn.
Theo trang Politico, một trở ngại lớn khác đối với thỏa thuận ngừng bắn lúc này là Mỹ - Nga chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề phân loại các nhóm vũ trang ở Syria. Ông Assad xem bất kỳ ai tìm cách lật đổ mình là khủng bố. Tuy nhiên, Mỹ chỉ xem một số nhóm là khủng bố, như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoặc Mặt trận al-Nusra.
Theo kênh RT, Mặt trận Al-Nusra đã tập hợp khoảng 6.000 tay súng để chuẩn bị tiến hành vụ tấn công lớn ở tỉnh Aleppo. Trong khi đó, IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm một loạt vụ đánh bom tại Tartous và Tartus khiến gần 150 người thiệt mạng hôm 23-5. Theo ông Toner, sự gia tăng bạo lực ở Syria do IS và lực lượng ông Assad gây ra đang khiến Mỹ lo ngại.
Những chuyến đi bí mật
Trong bối cảnh đó, thông tin về chuyến đi bí mật của Tướng Joseph Votel, Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm (CENCOM) của Mỹ, đến khu vực này trong những ngày cuối tuần rồi khiến dư luận chú ý. Báo Hurriyet đưa tin ông Votel đã bất ngờ đến thủ đô Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22-5 để hội đàm với các tướng lĩnh và quan chức ngoại giao nước chủ nhà. Nội dung thảo luận là kế hoạch tấn công TP Raqqa - thành trì của IS tại Syria.
Trước đó một ngày, ông Votel đã bí mật đến TP Ayn Al-Arab, còn gọi là Kobane, tại miền Bắc Syria. Tại đây, vị tướng này đã gặp các cố vấn quân sự Mỹ và thủ lĩnh Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cũng như tìm hiểu những nỗ lực củng cố lực lượng địa phương đang chống IS.
Ông Votel trở thành quan chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ hiện diện ở Syria kể từ khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống IS năm 2014. Phát biểu với các phóng viên đi cùng, vị tướng này cho biết Mỹ phải làm việc với các đồng minh trên mặt đất để chống lại IS.
Đáng chú ý, ông Votel khẳng định ưu tiên quân sự rõ ràng của Washington lúc này vẫn là đánh bại IS, không phải lật đổ Tổng thống Assad. Ông Brett McGurk, đặc phái viên Mỹ trong liên quân chống IS, tiết lộ thêm một trong những mục đích chuyến đi kéo dài 11 giờ này là chuẩn bị cho chiến dịch tấn công tái chiếm Raqqa bị IS chiếm giữ từ năm 2013.
Trước đó, có thông tin SDF đang chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào Raqqa trong những ngày tới với sự hỗ trợ từ trên không của liên quân. Vào giữa tháng này, ông McGurk cũng âm thầm đến Syria để thảo luận với SDF về chiến lược đánh bại IS nhằm “giải phóng Raqqa, Manbij và Jarabulus” - theo lời một đại diện SDF.
Nam Phi bắt giữ 3 tàu cá Trung Quốc
Ba tàu đánh cá Trung Quốc vừa bị bắt giữ ở cảng Đông London khi cơ quan chức năng Nam Phi cáo buộc họ hoạt động trái phép trong vùng biển nước họ.
Một tàu Trung Quốc từng bị hải quân Indonesia bắt giữ cũng với tội danh đánh bắt cá trái phép (ảnh minh họa) - Ảnh: SCMP
Theo Algoafm, ba tàu cá Trung Quốc đã được yêu cầu di chuyển về cảng Đông London tối chủ nhật, 22-5. Đây là hoạt động phối hợp trên biển của ba đơn vị: Bộ Môi trường Nam Phi (DAFF), Cơ quan an toàn hàng hải Nam Phi và Hải quân Nam Phi.
Báo cáo của Bộ Môi trường Nam Phi cho biết: “Ngày 20-5-2016, ngay ngoài khơi cảng Elizabeth, lực lượng tuần tra phối hợp phát hiện hai tàu cá nước ngoài thông qua hệ thống dò tìm mục tiêu tự động trên tàu hải quân. Chúng tôi nhận thấy các tàu này đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi và thấy khả nghi. Vì biển động nên các thanh tra đã không thể lên các tàu này. Các cán bộ quản lý ngư nghiệp thông qua hệ thống liên lạc bộ đàm đã yêu cầu những tàu này di chuyển về phía cảng Đông London, tuy nhiên họ không hợp tác”.
Phát ngôn viên của Bộ Môi trường Bomikazi Molapo cho biết hai tàu nước ngoài đã chơi trò "mèo vờn chuột" với tàu của hải quân Nam Phi trong một khoảng thời gian, sau đó rốt cuộc cũng bị hải quân chặn lại và phải di chuyển về Đông London.
Trên đường dẫn hai tàu về cảng Đông London, hải quân Nam Phi lại phát hiện thêm tàu Trung Quốc thứ ba cũng đang đánh bắt trái phép, buộc tàu này di chuyển luôn về cảng.
Theo thống kê của lực lượng chức năng Nam Phi, ba tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ và buộc phải theo về cảng Đông London gồm: tàu Fu Yuan Yu 7880 gồm 36 thuyền viên với 340 tấn mực, tàu Fu Yang Yu 7881 với 34 thuyền viên cùng khoảng 60 tấn mực và tàu Run Da 617 với 26 thuyền viên và khoảng 200 tấn mực và một số loại cá khác.
Bộ trưởng Nông, lâm, ngư nghiệp Nam Phi Senzeni Zokwana cho biết việc bắt giữ 3 tàu cá Trung Quốc cho thấy quan điểm nghiêm túc của Nam Phi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như khu vực đặc quyền kinh tế của họ.
Bộ trưởng Zokwana nói: “Chúng tôi không thể dung túng cho hành vi xâm phạm các nguồn tài nguyên biển của mình. Chúng tôi cũng đang điều tra về việc một loạt tàu loại này đang bất ngờ xâm nhập vùng biển của chúng tôi”
“Cơn ác mộng” El Nino chấm dứt
Cơ quan Khí tượng Úc (BOM) ngày 24-5 cho biết hiện tượng thời tiết El Nino khắc nghiệt nhất trong gần 20 năm qua đã chấm dứt sau khi gây thiệt hại mùa màng, khủng hoảng lương thực và làm xáo trộn cuộc sống nhiều người dân ở châu Á và châu Phi.
Theo BOM, chỉ số khí hậu liên quan đến hiện tượng El Nino mới nhất, bắt đầu từ quý II/2015, đã trở về mức bình thường.
El Nino là hiện tượng ấm lên của bề mặt nước biển tại Thái Bình Dương, có thể dẫn đến thời tiết nóng nực khắp châu Á và châu Phi nhưng lại gây ra mưa to, lũ lụt ở khu vực Nam Mỹ. Theo hãng tin Reuters, hiện tượng El Nino vừa qua khiến nhiệt độ nước biển tăng lên mức cao nhất trong 19 năm qua.
Mặc dù El Nino được cho là đã kết thúc nhưng tác động của nó vẫn còn đó. Liên Hiệp Quốc ước tính 60 triệu người trên thế giới có nguy cơ bị thiếu ăn do hạn hán nghiêm trọng mà El Nino gây ra, trong đó hầu hết là người châu Phi. Khoảng 51 triệu người châu Phi sẽ cần thực phẩm từ giờ đến cuối năm khi cuộc khủng hoảng lương thực do El Nino gây ra trở nên tồi tệ hơn.
Miền Nam và Đông châu Phi chứng kiến hạn hán nghiêm trọng trong năm thứ hai liên tiếp khiến mùa màng thiệt hại, nguồn nước trở nên khan hiếm, giá thực phẩm tăng. 31 triệu người đang cần cứu trợ lương thực và thêm 20 triệu người có thể bị thiếu ăn trong năm nay. Ngoài ra, thêm 10 triệu người ở Ethiopia, 6 triệu người ở Nam Sudan, 5 triệu người ở Yemen có nguy cơ chết đói sau các đợt lũ lụt và hạn hán.
Sau “cơn ác mộng” El Nino, sự quan tâm giờ đây được dành cho hiện tượng thời tiết La Nina có thể xuất hiện trước cuối năm nay. BOM nhận định khả năng kịch bản này xảy ra là 50%. La Nina thường mang đến thời tiết khô hạn tại một số bang nước Mỹ và khu vực Nam Mỹ nhưng lại gây ra tình trạng ẩm ướt hơn thông thường tại Úc, Papua New Guinea, Indonesia và Trung Mỹ. Ngoài ra, hiện tượng này còn làm gia tăng khả năng xuất hiện các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương.
Ông Van der Bellen trở thành tân tổng thống Áo
Kết quả bầu cử vừa diễn ra tại Áo cho thấy ông Alexander Van der Bellen đã trở thành tân tổng thống của quốc gia này.
Theo BBC, với hơn 31.000 phiếu, vượt trên đối thủ là ông Norbert Hofer, ông Alexander Van der Bellen, 72 tuổi, ứng cử viên độc lập được Đảng Xanh ủng hộ vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của nước Áo.
Theo Bộ nội vụ Áo, ông Van der Bellen đã giành được 2.254.484 phiếu, trong khi ông Hofer giành 2.223.458 phiếu, tương ứng tỉ lệ 50,3% so với 49,7%. Một chiến thắng khá sát sao.
Sau khi kết quả bầu cử được công bố, ông Alexander Van der Bellen tuyên bố sẽ dành tâm huyết giải quyết những vấn đề gây chia rẽ trong công luận Áo đã bộc lộ trong cuộc bầu cử lần này.
Quan điểm này có lẽ cũng tương đồng với ông Norbert Hofer khi trước đó cho rằng bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Áo đều có nhiệm vụ phải đoàn kết người dân trong nước.
Phát biểu sau chiến thắng, ông Van der Bellen nói ông chấp nhận việc nhiều người dân Áo có quan điểm khác biệt và một số người tức giận với kết quả bỏ phiếu, nhưng khẳng định: “Mọi người có thể khác biệt nhưng vẫn cần tôn trọng nhau trong ứng xử”.
Ông Alexander Van der Bellen là nhà hoạt động môi trường đầu tiên trở thành tổng thống của Áo. Ông là con trai của một gia đình nhập cư sống tại vùng Tyrol của Áo. Ông lớn lên tại Kaunertal và không nói tiếng Nga.
Ông học kinh tế học tại Đại học Innsbruck, sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Vienna. Ông về hưu năm 2009. Năm 1994 được bầu vào quốc hội và giai đoạn 1997-2008 ông là phát ngôn viên của Đảng Xanh.
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 10
IS dùng dân thường làm “lá chắn sống” chống quân đội Iraq
Nữ phi công Ukraine được trả tự do
Nga đã tiêu diệt 28.000 phần tử khủng bố ở Syria
Nga sắp hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo cuối cùng
Nhật - Canada quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Syria đổ lỗi Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Saudi Arabia
Liên minh người Kurd - Arab tấn công Raqqa
Nóng bỏng vấn đề chủ quyền biển tại hội nghị thượng đỉnh G7
Nga tuyên bố không từ bỏ lợi ích quốc gia trước sức ép trừng phạt
Chiến hạm Mỹ - Nhật theo dõi sát Trung Quốc tập trận
Trung Quốc và Malaysia bắt tay hợp tác quân sự
Taliban chỉ định thủ lĩnh mới
IS phá hủy 4 trực thăng tại căn cứ không quân Nga
Tổng thống Obama sắp gặp Thủ tướng Abe trước thềm G7
Báo Pháp: Tổng thống Mỹ cảnh cáo thái độ ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc “bực ra mặt” vì quyết định của ông Obama
Nga tiếp tục trả nợ trăm tỷ USD “thừa kế” của Liên Xô
Sắp ban hành thông tư hướng dẫn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Báo Trung Quốc cảnh báo Obama không 'châm lửa ở châu Á'
Dù trên mạng sẽ không có súng đạn nhưng cuộc chiến vô hình này đã kéo dài hằng năm nay và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Trung Quốc tập trung giải quyết nợ xấu
Tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2011
Đôla Úc giảm mạnh do lo ngại NHTW nước này có thể giảm tiếp lãi suất
Đồng USD nối đà tăng trước phát biểu của quan chức Fed
IMF: Hy Lạp cần được các chủ nợ châu Âu giảm nợ trong dài hạn
Lở đất ở Myanmar, 100 người bị chôn vùi
Núi tiền nghìn tỷ USD của các công ty Mỹ
Chân dung thủ lĩnh tiềm năng rất nguy hiểm của Taliban
Lừa đảo 1,4 tỉ yen Nhật từ máy rút tiền ATM
Nga lo ngại tên lửa NATO đe dọa an ninh
Trung Quốc lo bị quan hệ Việt - Mỹ đe dọa
Hillary Clinton từ chối tranh luận lần cuối với đối thủ
Pakistan triệu tập đại sứ Mỹ vì lo ngại 'xâm phạm chủ quyền'
"Thân Trung Quốc", Anh đối mặt với cơn giận của Mỹ, Nhật tại G7
G7 sẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông
Chính trường Brazil tiếp tục rung chuyển vì vụ Petrobras
Yemen: Đánh bom liều chết tại Aden, ít nhất 45 người thiệt mạng
Máy bay chở khách Thổ Nhĩ Kỳ bị đe dọa đánh bom
Mỹ, Nga nảy sinh mâu thuẫn về chiến dịch chung ở Syria
Giới chức Ai Cập bị “tố” che giấu thông tin vụ máy bay EgyptAir
Trung Quốc tính xây căn cứ cứu hộ trái phép tại Trường Sa
Hàn Quốc từ chối hội đàm quân sự với Triều Tiên
Taliban xác nhận thủ lĩnh cấp cao bị Mỹ tiêu diệt
Ông Gorbachev: “Quan hệ lạnh nhạt giữa Nga và phương Tây là do lỗi kiêu ngạo của Mỹ”
Venezuela tập trận lớn nhất trong lịch sử
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự