Nhật - Canada quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Syria đổ lỗi Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Saudi Arabia
Liên minh người Kurd - Arab tấn công Raqqa
Nóng bỏng vấn đề chủ quyền biển tại hội nghị thượng đỉnh G7
Nga tuyên bố không từ bỏ lợi ích quốc gia trước sức ép trừng phạt
Tin thế giới đọc nhanh sáng 25-05-2016
- Cập nhật : 25/05/2016
Lở đất ở Myanmar, 100 người bị chôn vùi
Ít nhất 12 người thiệt mạng và hơn 100 người bị chôn vùi sau vụ lở đống đất thải khổng lồ tại khu khai thác mỏ ngọc bích ở bang Kachin, miền Bắc Myanmar.
Theo nguồn tin địa phương, vụ lở đất xảy ra lúc 7 giờ ngày 24-5 (giờ địa phương) chôn vùi khoảng 100 thợ mỏ ở khu vực gần làng Wehkahmo thuộc thị trấn Hpakant.
Theo THX, hiện các nỗ lực cứu hộ đang được triển khai khẩn trương để tìm kiếm các nạn nhân. Tuy nhiên, do mưa lớn từ đêm 23-5 nên công việc cứu hộ gặp khó khăn.
Núi tiền nghìn tỷ USD của các công ty Mỹ
Moody's Investor Service cho biết Apple, Microsoft, Google, Cisco và Oracle dẫn đầu về khối tiền mặt trong nhóm 1.000 công ty được phân tích. Các hãng tài chính không được tính vào danh sách này.Tổng cộng, 5 đại gia công nghệ này nắm 504 tỷ USD - tương đương 30% tiền mặt của các tập đoàn trong danh sách. Trong hơn 1.600 tỷ USD trên, khoảng 72% là được giữ tại nước ngoài, không bị Mỹ đánh thuế. Đây là điểm khiến nhiều nhà làm luật và ứng cử viên tổng thống nổi giận.
Các công ty Mỹ muốn giữ lợi nhuận ở nước ngoài để tránh bị đánh thuế thu nhập khi mang về Mỹ. Thuế này có thể lên tới 40%.
Khi các công ty đa quốc gia tạo ra nhiều việc làm hơn ở nước ngoài, vấn đề này ngày càng trở thành chủ đề nóng trong chiến dịch tranh cử 2016. Dù vậy, Moody's cho rằng xu hướng giữ tiền mặt ở nước ngoài sẽ khó chuyển biến sớm.
"Chúng tôi dự đoán tiền mặt ở nước ngoài sẽ còn tiếp tục tăng, trừ phi luật thuế thay đổi để khuyến khích các công ty chuyển tiền về", Moody’s cho biết.
Apple có 200 tỷ USD ở nước ngoài, tăng so với chỉ 31 tỷ năm 2010. Họ giữ tiền tại nhiều thiên đường thuế, như Ireland.
Núi tiền này cũng là dấu hiệu cho thấy các công ty không dùng tiền mặt để đầu tư cho tương lai, cho dự án, các ý tưởng mới hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi tiêu vốn năm ngoái cũng giảm năm thứ 6 liên tiếp.
Chân dung thủ lĩnh tiềm năng rất nguy hiểm của Taliban
Chính phủ Afghanistan xác nhận Mansour đã chết trong một cuộc không kích ở một khu vực biên giới xa ngay bên trong Pakistan do Mỹ thực hiện. Cuộc tấn công đã giết chết mọi triển vọng đàm phán hòa bình. Phía Mỹ vẫn chưa thừa nhận vụ này.
Haqqani được Mỹ treo thưởng 5 triệu USD cho cái đầu của mình, được Mỹ và giới chức Afghanistan xem là kẻ thù nguy hiểm nhất trong nhóm Taliban, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công đẫm máu nhất, trong đó có vụ ở Kabul làm 64 người chết tháng trước. Haqqani sinh ra trong một gia đình nổi tiếng trong thập niên chết chóc ở Afghanistan. Cha của nhân vật này, Jalaluddin Haqqani từng là thủ lĩnh chiến binh chống lại quân đội Xô Viết xâm lược Afghanistan năm 1979.
Sirajuddin khoảng 45 tuổi và trở thành một trong hai phó thủ lĩnh Taliban từ tháng 7 năm ngoái, kết hợp nhóm phiến quân đáng sợ của mình (được gọi là mạng lưới Haqqani) vào lực lượng Taliban Afgha.
Sirajuddin đã cố gắng đoàn kết các nhóm nội bộ Taliban từ chối chấp nhận sự lãnh đạo của Mansour từ năm ngoái khi tổ chức này xác nhận cố thủ lĩnh - người sáng lập Mullah Mohammad Omar, đã chết cách đó gần hai năm.
Một số lựa chọn khác cho vị trí tân thủ lĩnh là Haibatullah Akhundzada, một trong hai phó thủ lĩnh mới lên cùng Sirajuddin năm ngoái, con trai Mullah Mohammad Yaqoob và em Mullah Abdul Manan của Mullah.
Haibatullah Akhundzada, một linh mục đáng kính từ Kandahar, vốn là cựu thành viên hàng đầu phụ trách luật pháp của Taliban. Theo cây bút Thomas Ruttig từ mạng lưới phân tích Afghanistan, Haibatullah là một lựa chọn tự nhiên hơn vì là một trong số ít người giành được niềm tin của cố thủ lĩnh Mullah Omar và được Mullah quay sang nói lời cuối cùng về những quyết định nhạy cảm.
Trong khi đó, mạng lưới Haqqani chủ yếu mạnh ở tỉnh Paktika và khu vực Loya Paktia nhưng yếu thế hơn ở tỉnh miền Nam Kandahar, nơi khai sinh Taliban. Haqqani không quen thuộc với toàn cảnh bên ngoài Loya Paktia, sẽ mất thời gian chiến đấu giành sự ủng hộ của các chỉ huy Taliban miền Nam đang thống trị tổ chức này.
Một điều chắc chắn là bạo lực trong các cấp của Taliban sẽ gia tăng khi các đối thủ chạy đua tuyên bố giành ngôi vị thủ lĩnh, vấn đề chưa được giải quyết từ sau khi cái chết của Mullah Omar được công bố, theo Mohammad Taqi, nguyên là cây bút chuyên mục của tờ báo Pakistan Daily Times.
Tuy vậy, mạng lưới Haqqani vẫn là tổ chức phiến quân được hỗ trợ vốn tốt nhất, có khả năng và đoàn kết nhất trong khu vực, với các hoạt động đa dạng từ nhận tiền và chi tiền đầu tư vào các công ty nước ngoài thông qua các công ty vỏ bọc. Do đó, trong vài tuần tới, nó sẽ là nơi có ảnh hưởng nhất trong các quyết định tìm người lãnh đạo.
Lừa đảo 1,4 tỉ yen Nhật từ máy rút tiền ATM
Bọn tội phạm đã hợp tác với nhau lừa đảo 1,4 tỉ yen (hơn 280 tỉ VND) từ máy rút tiền ở Nhật Bản chỉ trong ba giờ đồng hồ.
Các nhà chức trách cho rằng hơn 100 tên trộm đã sử dụng thẻ tín dụng giả mạo từ Nam Phi để trộm tiền từ 1.400 máy ATM khắp Nhật Bản.
Bọn trộm đã rút tiền 14.000 lần ở Tokyo và 16 tỉnh khác của Nhật. Số tiền tối đa mỗi lần rút là 100.000 yen (~20 triệu VND).
Cảnh sát Nhật Bản, thông qua Interpol đã yêu cầu chính quyền Nam Phi điều tra việc lập 1.600 thẻ tín dụng giả mạo.
Tên của ngân hàng Nam Phi nơi các thẻ tín dụng này xuất phát vẫn chưa được công bố.
Cảnh sát cho biết khoảng cách xa giữa ngân hàng và trạm ATM đã làm chậm trễ việc phát hiện vụ lừa đảo.
Theo tờ báo Nhật Bản, Yomiuri Shimbun, việc rút tiền gian lận này xảy ra trong khoảng 5-8 giờ sáng 15-5.
Nga lo ngại tên lửa NATO đe dọa an ninh
Theo AFP, dự kiến tại hội nghị này, NATO sẽ hoàn tất củng cố quân sự ở sườn phía đông qua hoạt động triển khai quân đội và thiết bị đến các nước vùng Baltic. Đây là hành động củng cố bố phòng chưa từng thấy của NATO từ sau Chiến tranh lạnh.
Trước đó hôm 12-5, NATO đã khánh thành hệ thống phòng thủ chống tên lửa đầu tiên của Mỹ ở châu Âu đặt tại Deveselu (Romania). Hôm sau, NATO tiếp tục xây dựng hệ thống thứ hai tại Redzikowo (Ba Lan). Dự kiến hệ thống này sẽ hoạt động vào năm 2018.
NATO cho rằng hệ thống ở châu Âu là một phần của mạng lưới phòng thủ chống tên lửa toàn cầu nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Iran và CHDCND Triều Tiên chứ không nhằm vào Nga. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg trấn an: “Các cản trở về địa lý và vật lý không cho phép chúng tôi bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. Chúng tôi có rất ít lá chắn tên lửa và chúng nằm hoặc quá xa về hướng nam hay quá gần biên giới Nga”.
Dù vậy, Moscow đánh giá hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Ba Lan ẩn chứa mối đe dọa tiềm tàng đối với tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. Báo Russia Beyond the Headlines (Nga) dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Konstantin Bogdanov nhận định ông Jens Stoltenberg nói có lý đối với hệ thống ở Romania. Tuy nhiên, giới quân sự Nga cho rằng hệ thống này lại thuộc mạng lưới phòng thủ chống tên lửa Aegis và các thành phần khác của Aegis thì không vô hại như vậy.
Mạng lưới phòng thủ chống tên lửa Aegis ở châu Âu gồm các căn cứ ở Deveselu (Romania) và Redzikowo (Ba Lan), các radar ở Kurecik (Thổ Nhĩ Kỳ), bốn tàu hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis và trung tâm chỉ huy đặt tại căn cứ không quân Mỹ ở Rammstein (Đức).
Theo các chuyên gia Nga, với các thế hệ tên lửa đánh chặn hiện đại như SM-3 Block IIA và Block IIB (dự kiến hoàn tất trong những năm 2020), Mỹ vẫn có thể đánh chặn tên lửa chiến lược Nga phóng đi từ phía tây và tây bắc Nga về hướng Bắc Mỹ.
Điều khiến quân đội Nga lo lắng hơn hết là hai hệ thống ở Romania và Ba Lan thuộc mạng lưới di động Aegis, tức tên lửa đánh chặn bố trí trên các tàu chiến. Nếu xảy ra xung đột, các tàu này có thể tập trung ở biển Na Uy, khu vực nằm trong đạn đạo của tên lửa chiến lược Nga.
Ngoài ra, Nga cũng khẳng định hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Romania đã vi phạm hiệp ước tên lửa tầm trung ký kết năm 1987. Căn cứ ở Romania vẫn có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình vốn bị cấm theo hiệp ước.