Dù trên mạng sẽ không có súng đạn nhưng cuộc chiến vô hình này đã kéo dài hằng năm nay và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Tin thế giới đọc nhanh sáng 24-05-2016
- Cập nhật : 24/05/2016
Trung Quốc tính xây căn cứ cứu hộ trái phép tại Trường Sa
Hình ảnh tàu thuyền Trung Quốc hoạt động bồi đắp trái phép tại đá Vành Khăn, Trường Sa do máy bay trinh sát Mỹ chụp lại hôm 21/5/2015. Ảnh: Reuters
Chen Xingguang, chính trị viên tàu cứu hộ cho biết con tàu có thể chở theo máy bay không người lái và robot hoạt động dưới nước, sẽ được triển khai tại Trường Sa trong nửa cuối năm nay, theo Reuters. Tàu sẽ thuộc quyền chỉ huy của Cục Cứu hộ Biển Đông thuộc Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc.
Cục này hiện có 31 tàu và 4 trực thăng thực hiện hoạt động cứu hộ trên Biển Đông, và các quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng họ thường xuyên phối hợp với hải quân nước này.
Giới chức Trung Quốc tuyên bố việc xây dựng căn cứ phi pháp cho tàu cứu hộ tại Trường Sa sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển và hỗ trợ tàu cá "khi gặp rắc rối". Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ đặt căn cứ tại đâu trong số 7 thực thể nước này chiếm giữ, bồi đắp và xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, khu vực mang lại trị giá thương mại hơn 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Washington cáo buộc Bắc Kinh ngày càng gia tăng căng thẳng quân sự ở Biển Đông bằng việc cải tạo trái phép đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Hôm 21/5, báo của quân đội Trung Quốc cho biết Hạm đội Nam Hải, đơn vị phụ trách tác chiến tại Biển Đông, đã tổ chức cuộc tập trận nhằm "tăng cường khả năng chiến đấu" tại khu vực không nêu rõ ở phía tây Thái Bình Dương.
Hàn Quốc từ chối hội đàm quân sự với Triều Tiên
Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từng tuyên bố Triều Tiên sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do thử tên lửa đạn đạo tầm xa. Ảnh: Reuters
Triều Tiên mới đây nói rằng các quan chức quân sự hai nước cần ngồi vào bàn đàm phán để hạ nhiệt căng thẳng sau các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun ngày 23/5 tuyên bố đây là "lời đề nghị không chân thành" và khẳng định "chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cần bị loại bỏ, đây mới là vấn đề chính trong hòa bình trên bán đảo".
Hàn Quốc cho biết Triều Tiên không có kế hoạch chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân, và vì thế hội đàm quân sự không thể diễn ra, theoReuters. Triều Tiên đưa ra đề nghị hội đàm cuối tuần trước, sau đại hội Đảng Lao động lần thứ 7, xác lập vị thế lãnh đạo của ông Kim Jong-un với chức danh Chủ tịch đảng.
Ông Moon cho biết Seoul đã gửi thông báo từ chối hội đàm đến Bình Nhưỡng và kêu gọi nước láng giềng nêu rõ quan điểm phi hạt nhân hóa. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cáo buộc động thái của Triều Tiên nhằm gây bất hòa trong nội bộ người dân Hàn Quốc và tạo kẽ hở trong lệnh trừng phạt quốc tế. Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố: "Tôi nhấn mạnh lần nữa, đây không phải thời điểm để hội đàm".
Triều Tiên từng thử hạt nhân hồi tháng một, tiếp đó phóng tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo, động thái bị cho là thử tên lửa đạn đạo tầm xa vào tháng hai. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tháng ba đã ra nghị quyết trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước tới nay đối với Triều Tiên. Hàn Quốc cũng đã cắt đứt các kênh thương mại với Triều Tiên.
Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, bởi cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên 1950-1953 kết thúc với hiệp định ngừng bắn, không phải hiệp ước hòa bình.
Taliban xác nhận thủ lĩnh cấp cao bị Mỹ tiêu diệt
Taliban xác nhận thủ lĩnh Mullah Akhtar Mansour bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt. Ảnh: Telegraph
Mullah Akhtar Mansour bị tiêu diệt trong chiến dịch không kích đầu tiên của Mỹ nhằm vào lãnh đạo Taliban Afghanistan trên lãnh thổ Pakistan, giáng đòn mạnh vào nhóm phiến quân đang hồi sinh dưới thời Mansour.
"Người có uy tín như Mansour không nhiều", một nguồn tin cấp cao trong Taliban nói với AFP. Việc thủ lĩnh mới lên nắm quyền cách đây 9 tháng bị tiêu diệt có thể sẽ khiến các cuộc đàm phán hòa bình ở Afghanistan thất bại.
Quan chức an ninh Pakistan cho biết họ tìm thấy hai thi thể cháy đen từ một ôtô tại hiện trường không kích. Mansour thiệt mạng khi đang trên đường từ Iran trở về Pakistan. Pakistan cũng chỉ trích Mỹ, gọi đây là sự xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng vì chỉ cung cấp thông tin vụ việc sau khi cuộc tấn công diễn ra.
Sirajuddin Haqqani, một trong những phó thủ lĩnh của Mansour có thể sẽ được chọn thay thế. Ứng viên thứ hai là Mullah Abdul Ghani Baradar. Hai người này đều có quan hệ thân cận với quân đội Pakistan, một thời nuôi dưỡng Taliban chống lại Liên Xô. Ứng viên thứ ba là Mullah Yakoub, con trai của Mullah Omar, người sáng lập ra Taliban.
Xem thêm: Nỗi ghê sợ của chiến binh Taliban với phiến quân IS
Ông Gorbachev: “Quan hệ lạnh nhạt giữa Nga và phương Tây là do lỗi kiêu ngạo của Mỹ”
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Venezuela tập trận lớn nhất trong lịch sử
Tổng tống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: AFP.