Triều Tiên “tự ký án tử hình”
Canada thay đổi chính sách nhập cư diện vợ chồng
Vì sao mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc giảm?
Nga sẽ điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải
Hơn 3.000 người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Yemen
Tin thế giới đọc nhanh trưa 23-12-2015
- Cập nhật : 23/12/2015
Trung Quốc kêu gọi Philippines bỏ vụ kiện 'đường lưỡi bò'
"Không tổ chức hoặc người nào khác có quyền phán quyết", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua phát biểu với báo giới sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, mới đây công bố thông tin về phiên điều trần trong vụ kiện của Philippines, nhằm thách thức "đường lưỡi bò" Trung Quốc tự ý đưa ra ở Biển Đông.
Trung Quốc tiếp tục cho rằng tòa trọng tài thiết lập theo đề nghị từ Philippines không có quyền phán quyết đối với vụ kiện và không chấp nhận kết quả giải quyết từ bên thứ ba, kêu gọi Philippines quay lại đàm phán.
Philippines đệ đơn kiện lên PCA từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ.
PCA hôm 30/10 thông báo tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines. Trung Quốc sau đó thông báo không chấp nhận phán quyết từ PCA, giữ quan điểm tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và không tham gia vụ kiện.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với khoảng 80% diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước. Nhằm tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý này, từ năm 2014 Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nga tinh giản 10% nhân viên chính phủ do ngân sách gặp khó khăn
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 21/12 đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.
Quyết định này được ông Medvedev công bố trong cuộc họp với các Phó Thủ tướng chính phủ. Ông Medvedev giải thích rằng trong điều kiện tình hình toàn cầu và ngân sách khó khăn, Moskva cần đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Medvedev nói: "Chúng ta cần bộ máy gọn nhẹ. Chúng ta đã nói về điều này từ lâu, thậm chí ngoài bối cảnh cuộc khủng hoảng. Vấn đề là bộ máy cần sự linh hoạt, và nếu không giám sát quy mô, nó sẽ phình to theo các nguyên nhân khách quan."
Tuy nhiên, ông Medvedev nhấn mạnh quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Các Phó Thủ tướng cùng bộ ngành liên quan cần đảm bảo thực thi quyết định, và việc giám sát được giao cho Phó Thủ tướng Sergei Prikhodko.
Việc soạn thảo sắc lệnh tinh giản chính phủ được Bộ trưởng Tài chínhAnton Siluanov thông báo hồi đầu tháng 3. Trước đó, trong tháng 12, chính phủ Nga cũng thông qua đạo luật hủy bỏ việc điều chỉnh lương công chức, sỹ quan quân đội và cơ quan tư pháp trong năm 2016. Theo đề nghị của chính phủ, biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2017./.
Chiến tranh Afghanistan làm Trung Đông rối thêm
Vụ tấn công của Taliban hôm qua gần Kabul khiến sáu binh sĩ Mỹ thiệt mạng cho thấy cuộc chiến Afghanistan vẫn chưa hề chấm dứt và càng khiến tình hình Trung Đông thêm rối loạn.
Theo báo Washington Post, hôm qua các tay súng Taliban gài bom vào môtô và tấn công một nhóm binh sĩ Mỹ gần căn cứ Bagram thuộc thành phố cổ Bagram, ngay gần thủ đô Kabul. Ít nhất sáu binh sĩ Mỹ thiệt mạng và hai bị thương.
Vụ tấn công xảy ra trong thời điểm chính quyền Afghanistan đang chật vật đối phó với các đợt tấn công của Taliban, trong khi cũng đau đầu trước mối đe dọa đến từ các nhóm cực đoan có dính líu tới tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Lời cảnh báo đau đớn
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mô tả vụ tấn công hôm qua “là lời cảnh báo đau đớn về những mối nguy hiểm mà binh sĩ của chúng ta phải đối mặt hàng ngày ở Afghanistan”. Ông nhấn mạnh binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với lực lượng địa phương để bảo vệ an ninh Afghanistan. Mới ba ngày trước ông Carter đến Afghanistan công du.
Trên thực tế, trong những tháng vừa qua Taliban liên tục mở chiến dịch tấn công quân đội Afghanistan, bởi Mỹ đã rút gần hết quân ra khỏi quốc gia này. Không có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ, quân đội Afghanistan tỏ ra yếu thế. Vài tháng trước, Taliban đánh chiếm và kiểm soát thành phố Kunduz trong vài tuần lễ.
Chỉ trong tháng 12 này, phiến quân Taliban đã mở một cuộc tấn công đẫm máu ở sân bay tại tỉnh Kandahar và tấn công tự sát ở một khu ngoại giao đoàn tại thủ đô Kabul. Hôm qua, không chỉ nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Bagram, Taliban còn thông báo đã chiếm Sangin, một quận trọng yếu ở Helmand.
Trên Twitter, người phát ngôn Taliban cho biết các tay súng của tổ chức này đã chiếm được khu trung tâm quận, các cơ quan chính phủ và trụ sở cảnh sát. Liên HIệp Quốc cũng cảnh báo hiện Taliban đang giao chiến với quân đội Afghanistan để giành quyền kiểm soát 25% số quận trên cả nước.
Trung Đông rối ren
Giới quan sát nhận định những vụ tấn công liên tiếp dẫn tới nguy cơ Taliban lật đổ chính quyền Afghanistan. Tổng thống Ashraf Ghani đang đối mặt với sức ép to lớn. Các lãnh đạo quân sự Mỹ cũng cho rằng Taliban đang thách thức lực lượng quân sự mới hoạt động tự thân của Afghanistan.
Bộ trưởng Carter vẫn trấn an rằng Taliban chưa hiện thực hóa được mục tiêu chiến lược nào. Nhưng các chuyên gia cảnh báo chiến lược quân sự của quân đội Afghanistan đang thất bại. “Cuộc chiến đang chuyển sang một giai đoạn mới. Rõ ràng là Taliban đang hoạt động hiệu quả hơn” - chuyên gia David Sedney, cựu quan chức Lầu Năm Góc, nhấn mạnh.
Hiện tại Mỹ chỉ duy trì 9.800 binh sĩ ở Afghanistan, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn và đào tạo cho lực lượng Afghanistan. Ngoài Taliban, quân đội Afghanistan còn phải đương đầu với các nhóm cực đoan có quan hệ với IS. Lực lượng Afghanistan đang tỏ ra mất sức vì phải chiến đấu ở hai mặt trận.
Theo các chuyên gia, vấn đề là tình hình Afghanistan xấu đi càng khiến Trung Đông thêm bất ổn. Hiện Mỹ vẫn đang tăng cường chiến dịch quân sự ở Iraq và Syria để chống IS. Như vậy, dù đã sắp hết nhiệm kỳ thứ hai nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa thể thực hiện được cam kết chấm dứt chiến tranh ở Trung Đông.
Máy bay Ấn Độ rơi, 10 người thiệt mạng
Theo đài truyền hình địa phương, vụ việc xảy ra gần sân bay Delhi lúc 09:50 giờ địa phương (04:20 GMT).
Hầu hết những người trên khoang là kỹ thuật viên. Hiện chưa rõ nguyên nhân máy bay rơi, Reuters cho biết.
Theo báo cáo, chiếc máy bay chở 10 người đã đâm vào một bức tường, làm nổ một bể tự hoại. Hơn chục xe cứu hỏa đang làm việc tại hiện trường.
IS âm mưu biến Indonesia thành 'vương quốc Hồi giáo phương xa'
Bộ trưởng Bộ Tư pháp George Brandis - người đã tham dự cuộc họp vào hôm 21-12 giữa các quan chức an ninh Indonesia và Úc cho biết điều này đang tạo nên mối đe dọa đến lợi ích của nước Úc và phương Tây. “Lực lượng IS có tham vọng nâng cái sự hiện diện và mức độ hoạt động ở Indonesia bằng cách trực tiếp hoặc thông qua những kẻ đại diện” - Bộ trưởng Tư pháp nói trên báo The Australian.
IS đang có ý định tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo ngoài Trung Đông và dù ở xa nó vẫn có hiệu lực. Chúng đã xác định Indonesia là điểm đến cho tham vọng của mình”. Nhà nước Hồi giáo IS tuân theo học thuyết chính thống dòng Hồi giáo Sunni, đã tuyên bố thành lập một số vương quốc Hồi giáo bên ngoài Syria và miền bắc Iraq - nơi chúng đang chiếm giữ một phần lãnh thổ.
Bình luận của ông Brandis được đưa ra sau khi cảnh sát Indonesia vừa chặn đứng kế hoạch tấn công tự sát ở Jakarta và bắt giữ các đối tượng liên quan đến IS. Các cuộc tấn công kéo dài ba ngày ở Java cũng vừa kết thúc vào ngày 20-12. Nhà chức trách tịch thu được các vật liệu phát nổ, một lá cờ IS và bắt giữ được chín nghi phạm.
Các phần tử cực đoan đang nhắm vào mục tiêu là các trung tâm mua sắm, đồn cảnh sát và các nhóm dân tộc thiểu số trên khắp đất nước - cảnh sát trưởng quốc gia Indonesia cho biết.
Hiện an ninh đang được tăng cường trên khắp đất nước, các bộ trưởng cấp cao Úc và Indonesia đều đồng ý tăng cường chia sẻ tình báo bao gồm cả thông tin về tài trợ khủng bố sau các cuộc đàm phán song phương giữa Sydney và Jakarta.