Thủ tướng Malaysia đối mặt chiến dịch lật đổ từ các đảng đối lập
Trung Quốc triển khai một loạt biện pháp trừng phạt Triều Tiên
Trung Quốc phản đối mọi hoạt động ly khai của Đài Loan
Chính phủ mới của Myanmar sẽ giảm số lượng bộ trưởng
Viễn cảnh Hàn Quốc chế tạo vũ khí hạt nhân
Tin thế giới đọc nhanh tối 05-03-2016
- Cập nhật : 05/03/2016
Campuchia bắt hàng chục người Trung Quốc nghi lừa đảo
Quốc hội Trung Quốc đổ lỗi Mỹ quân sự hoá Biển Đông
"Cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hoá khu vực có thể dẫn đến tính toán sai lầm tình hình", SCMP dẫn lời bà Phó Oánh, phát ngôn viên phiên họp Quốc hội Trung Quốc năm nay nói trong họp báo. Bà Oánh cho rằng chính Mỹ mới là nước đưa máy bay và tàu quân sự tối tân tới Biển Đông.
Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc tố ngược Mỹ quân sự hoá Biển Đông, viện dẫn kế hoạch triển khai 70% hải quân Mỹ tới châu Á - Thái Bình Dương, trong chiến dịch xoay trục tới châu Á.
Bà Oánh cũng ngang ngược nói rằng Trung Quốc có quyền xây đảo ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đang đẩy mạnh bồi đắp, xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động này bị Việt Nam và nhiều nước như Mỹ, Nhật, Philippines phản đối mạnh mẽ.
Bình luận của bà Oánh được đưa ra trong bối cảnh truyền thông Mỹ đưa tin hải quân Mỹ đã triển khai một tàu sân bay và một số tàu hộ tống tới Biển Đông trong những ngày gần đây. Tàu sân bay USS John C. Stennis đến Biển Đông hôm 1/3, Washington Post đưa tin.
Hải quân Mỹ từng khiến Trung Quốc giận dữ khi tháng 10 năm ngoái điều các tàu khu trục đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông. Bắc Kinh chỉ trích động thái của Mỹ là khiêu khích nhưng Washington tuyên bố sẽ tiếp tục di chuyển qua khu vực này bởi xem đây là vùng biển quốc tế.
Australia đổ tiền sắm vũ khí kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 25/2, Australia, một đồng minh thân cận của Mỹ công bố Sách Trắng quốc phòng mới, theo đó ngân sách dành cho quân đội trong năm 2016-2017 sẽ lên đến 32,4 tỷ đô la Australia, tương đương 23 tỷ USD; và đến năm 2025-2026, con số này sẽ tăng lên 41 tỷ USD.
Đây được coi là động thái mới nhất của Australia nhằm mục đích kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Le Monde.
Chiến lược dài hơi
Peter Hartcher, giáo sư thuộc viện Nghiên cứu chính trị Lowy Sydney cho rằng mặc dù vẫn duy trì quan hệ kinh tế nồng ấm với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu, Canberra từ lâu vẫn cảnh giác và chuẩn bị các biện pháp đối phó trước sự phát triển và bành trướng ngày càng nhanh của Bắc Kinh.
Điều này được thể hiện qua cuộc đối thoại vào năm 2009 giữa Thủ tướng Australia Kevin Rudd với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, mới được Wikileaks tiết lộ. Ông Kevin Rudd khi đó khẳng định bên cạnh các biện pháp chính trị nhằm đưa Trung Quốc hòa nhập với cộng đồng thế giới, Australia và Mỹ cũng cần "chuẩn bị triển khai lực lượng nếu mọi việc không đi đúng hướng".
"Nội dung cuộc đối thoại do Wikileaks tiết lộ này chưa bao giờ bị phủ nhận bởi lãnh đạo hai nước. Điều đó cho thấy hai đồng minh thân cận đã nhất trí về một chiến lược dài hơi để kiềm tỏa và ngăn chặn Trung Quốc. Chính vì vậy, Australia lúc đó đã có kế hoạch tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng", Peter Hartcher nhận định.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị gián đoạn dưới thời của nữ thủ tướng Julia Gillard, bởi chính phủ của bà nhận thấy không cần thiết phải xây dựng lực lượng hải quân mạnh và đã cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Chi tiêu quân sự 3 năm dưới thời bà Gillard (2010-2013) tính theo GDP giảm từ 2% xuống còn 1,5%, mức thấp nhất kể từ Thế chiến II.
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2013, Thủ tướng Tony Abbott cam kết tăng lại ngân sách quốc phòng lên mức 2% GDP. Điều này cho thấy quyết tâm tăng cường sức mạnh quân đội của các lãnh đạo Canberra chưa bao giờ suy giảm.
"Giờ đây Sách Trắng quốc phòng do chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull công bố chính là sự kết hợp cả tầm nhìn quân sự của cựu Thủ tướng Rudd với quyết tâm khôi phục ngân sách quốc phòng của ông Abbott. Những quan ngại về Trung Quốc mà ông Rudd đưa ra 7 năm trước đã trở thành hiện thực, và ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận", ông Hartcher khẳng định
Kiềm chế tham vọng Biển Đông của Trung Quốc
Sách Trắng quốc phòng mới của Australia ghi rõ nguyên nhân để Canberra tăng mạnh chi tiêu quốc phòng là bởi nước này đang phải đối mặt với một bối cảnh địa chính trị đầy biến động và khó khăn nhất chưa từng có trong thời bình. Theo đó, trong 20 năm tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ chứng kiến một quá trình chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhất với sự hiện diện của một nửa số tàu ngầm và chiến đấu cơ của thế giới.
Caroline Taix, bình luận viên châu Á kỳ cựu của Le Monde, nhận định rằng trong bối cảnh phức tạp đó, mối quan ngại chính của nước này là sự trỗi dậy thành cường quốc quân sự của Trung Quốc. Chính vì thế, Canberra đã yêu cầu Bắc Kinh phải tăng tính minh bạch trong chính sách quốc phòng, đặc biệt là các động thái trên Biển Đông, nơi mà các yêu sách về chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Sự lo ngại về khả năng bành trướng trên Biển Đông của giới lãnh đạo Australia càng được khẳng định khi Canberra chủ yếu tập trung đầu tư vào lực lượng hải quân.
Với ngân sách 50 tỷ USD, từ nay đến năm 2030, hải quân Australia có kế hoạch đặt đóng 12 tàu ngầm, ba khu trục hạm, 9 hộ tống hạm và 12 tuần dương hạm. Lực lượng không quân của hải quân cũng được tăng cường 72 chiến đấu cơ loại F-35.
Australia thời gian gần đây đã liên tục lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về các hoạt động quân sự hóa cũng như có các động thái để thể hiện thái độ với yêu sách trên biển của nước này. Hồi giữa tháng hai, Canberra yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt quân sự hóa trên các đảo ở Biển Đông. Trước đó không quân nước này cũng quyết định tham gia vào các hoạt động tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải hàng không do Mỹ dẫn đầu.
Theo bình luận viên Taix, lãnh đạo Australia làm như vậy là để khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông: phản đối việc xây dựng các đảo nhân tạo với mục đích quân sự. Việc Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép các bãi san hô trong khu vực đang có tranh cãi về chủ quyền, thành đảo nhân tạo và xây dựng đường băng trên đó là biểu hiện rõ ràng nhất của quá trình quân sự hóa.
"Quyết định củng cố lực lượng hải quân của Australia được đưa ra vào thời điểm đặc biệt quan trọng. Sách Trắng quốc phòng mới nhất khẳng định họ sẽ không dừng bước. Việc xây dựng lực lượng hải quân mạnh có thể làm rối loạn các kế hoạch của bất cứ đối thủ nào, Peter Hartcher bình luận.
Cựu tổng thống Brazil bị điều tra tham nhũng
Ngày 4-3, cảnh sát Brazil thẩm vấn cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva suốt 3 tiếng đồng hồ về các cáo cuộc tham nhũng.
Cảnh sát trấn áp những người biểu tình ủng hộ cựu tổng thống Lula tại Sao Bernardo do Campo. Ảnh: Reuters
Cảnh sát nói họ có bằng chứng ông Lula hưởng lợi bất hợp pháp từ các khoản lại quả tại tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras dưới hình thức nhận bất động sản đắt giá.
Ngoài ra, chiến dịch tranh cử của ông cũng như nhóm chính trị của ông cũng bị nói hưởng lợi bất hợp pháp.
Ông Lula làm tổng thống từ năm 2003 đến 2010, thời điểm ông bị cáo buộc tham nhũng nhiều nhất.
Sau khi ông Lula bị điều tra cáo buộc tham nhũng, hai nhóm biểu tình ủng hộ và phản đối ông đã đụng độ bên ngoài tư dinh của ông.
Cảnh sát phải trấn áp một số người biểu tình bằng dùi cui.
Bộ trưởng Lao động Brazil Miguel Rossetto chỉ trích việc thẩm vấn ông Lula không phải vì công lý và miêu tả điều đó là một hành vi bạo lực.
“Hành động đó rõ ràng là sự tấn công vào những gì ông Lula đại diện là một lãnh đạo chính trị và xã hội” - ông nói.
Suy giảm kinh tế, Trung Quốc định giảm 300.000 quân nhân
Trung Quốc ngày 4-3 cho biết ngân sách quốc phòng năm 2016 sẽ chỉ cao hơn từ 7 đến 8% so với năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2010 và ít hơn so với dự đoán.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Phó Oánh của Trung Quốc cho biết con số chính xác sẽ được công bố vào ngày 5-3 nhưng ngân sách quốc phòng phải dựa theo nhu cầu của quốc gia và tình hình kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,9 % năm ngoái, thấp nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, và dự đoán sẽ còn ì ạch hơn trong năm 2016.
Đây là lần đầu tiên ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ tăng trưởng một con số kể từ năm 2015. Trong gần hai thập kỷ qua, ngân sách này hầu như luôn tăng trưởng ở mức hai con số.
Chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh trong năm ngoái là 135,4 tỉ USD, tăng 10,1% so với năm 2014, dù con số chi tiêu thực sự có thể khác biệt. Ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2016 là 573 tỉ USD.
Theo nhà phân tích Bonji Obara của tổ chức Tokyo Foundation, ngoài lý do kinh tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay không tăng nhiều cũng có thể nhờ chiến dịch chống tham nhũng giúp chi tiêu hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc giảm tốc chi tiêu quân sự theo nhịp kinh tế có thể giúp Trung Quốc né các chỉ trích trong và ngoài nước trong khi mức chi tiêu vẫn đảm bảo để Bắc Kinh mở rộng sự hiện diện toàn cầu.
Theo Reuters, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết cải cách quân đội bất chấp sự phản đối của nhiều quân nhân, dự kiến cắt giảm hơn 300.000 nhân sự và thay đổi cấu trúc có từ thời chiến tranh lạnh.
Dù Trung Quốc thường giữ kín các chi tiết chi tiêu quốc phòng, các chuyên gia cho rằng khoản ngân sách tăng thêm trong năm nay sẽ được dùng để củng cố lực lượng hải quân với các tàu chống tàu ngầm, phát triển các hàng không mẫu hạm.
Ngay trước tuyên bố của bà Phó Oánh, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc minh bạch trong các chi tiêu và định hướng quốc phòng.
“Trung Quốc cần minh bạch và giải thích với cộng đồng quốc tế về các chi tiêu quân sự của mình - ông Nakatani nhấn mạnh. Điều quan trọng là Trung Quốc không làm mất cân bằng khu vực và đóng góp cho sự ổn định quốc tế”