Nhật chi 41 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng năm 2016
Trung Quốc phát triển vũ khí laser 'chưa từng thấy'
Ấn Độ làm dự án khủng với đường sắt
Triều Tiên xúc tiến ngoại giao thể thao với Trung Quốc
Công nhân Campuchia biểu tình, 2 cảnh sát bị thương
Tin thế giới đọc nhanh 23-12-2015
- Cập nhật : 23/12/2015
Tàu Trung Quốc có vũ trang đi vào gần nơi tranh chấp với Nhật Bản
"Tàu Trung Quốc có 4 trang bị giống pháo, hai khẩu ở phía trước và hai khẩu ở phía sau", AFP dẫn lời người phát ngôn lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết
Theo phát ngôn viên, đây là lần đầu tiên JCG phát hiện một tàu hải cảnh Trung Quốc mang theo trang bị như vậy. Nó nằm trong số 4 tàu hải cảnh Trung Quốc hôm nay tiến vào sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Kyodo đưa tin 4 tàu hải cảnh có số hiệu 31239, 2102, 2307 và 2308. Hải cảnh 31239 là tàu có 4 khẩu pháo. Các tàu không đi vào vùng mà Nhật Bản tuyên bố là lãnh hải quanh quần đảo nhưng Tokyo coi hành động phô trương vũ khí là khiêu khích và đã đệ đơn phản đối Bắc Kinh.
Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi quần đảo là Điếu Ngư. Tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012.
Châu Á trả lương cho người nước ngoài cao nhất thế giới
Khảo sát mới nhất của ngân hàng HSBC cho thấy người nước ngoài ở Đông Nam Á nhận lương cao nhất thế giới.
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu tác động như thế nào đến giá dầu?
Dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khối OPEC vốn đang lung lay.
Trải qua 40 năm, lệnh cấm xuất khẩu dầu thô cũng đến hồi kết thúc. Tuy trong ngắn hạn nó ít tác động đến ngành dầu mỏ Mỹ, nhưng về lâu về dài việc hủy bỏ lệnh cấm có tác động đến ngành sản xuất đá phiến và đem sức mạnh đến cho Hoa Kỳ trong cuộc chiến năng lượng toàn cầu.
Thời gian gần đây, sản lượng dầu mỏ sản xuất tại Mỹ đạt 9,2 triệu thùng / ngày. Trong đó, một nửa là từ khai thác dầu đá phiến. Nhưng, Mỹ cũng nhập khẩu 7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Với tình hình thế giới ngập trong dầu thô như hiện nay thì nhu cầu đối với dầu xuất khẩu từ Mỹ không nhiều.
Tuy nhiên, dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khốiOPEC vốn đang lung lay. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã cho phép nguồn lực thị trường định giá dầu từ năm ngoái, từ bỏ chính sách thao túng giá thông qua hạn ngạch sản lượng. Thế giới vẫn đang dư thừa 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, và có thể Iran sẽ trở lại cung cấp dầu ra thị trường vào đầu năm sau.
Theo John Kilduff – chuyên gia đến từ Again Capital, “Dầu sẽ tiếp tục được đưa vào thị trường vốn đã cực kỳ dư cung. Điều này có thể gây rắc rối cho Nga và OPEC vì cuộc chiến thị phần diễn ra rất mãnh liệt. Điều đó làm tổn thương họ ở một vài khía cạnh”. Mỹ là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 sau Nga và Ả rập.
Trong khi đó Tổng thư ký OPEC Abdalla El-Badri nhận định, thị trường không chịu ảnh hưởng nào từ Mỹ vì nước này vốn là một nước nhập khẩu dầu.
Tuy nhiên dầu xuất khẩu từ Mỹ có thể làm mất cân bằng thị trường dầu thế giới. Cụ thể, Mỹ đã cho phép xuất khẩu (hạn chế) dầu thô ngọt nhẹ sang Mexico. Mexico sử dụng sản phẩm dầu thô nhẹ trong các nhà máy lọc dầu, đồng thời xuất khẩu dầu thô nặng hơn sang các nhà máy lọc dầu của Mỹ ở vùng vịnh. Giờ đây luồng xuất khẩu này sẽ không bị hạn chế.
Venezuela cũng có thể tận dụng số dầu xuất khẩu từ Mỹ, trộn chúng với loại dầu nặng hơn để tạo thành hỗn hợp dễ bán hơn.
Tin tức xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu có tác động trực tiếp, làm thu hẹp chênh lệch giá dầu thô biển Bắc (WTI) và giá dầu Brent, 2 chỉ số cơ bản của thị trường dầu mỏ thế giới. Trên thị trường hợp đồng tương lai tháng ba, giá dầu WTI cao hơn giá dầu Brent.
“Thị trường dầu WTI đã chịu ít nhiều ảnh hưởng từ trước đó. Vì vậy tôi cho rằng không nên lo lắng nhiều về khối lượng dầu của Mỹ. Có thể sẽ có đôi chút ảnh hưởng đến lượng dự trữ. Tuy nhiên thị trường sẽ linh hoạt hơn.” Đồng sáng lập Tudor Pickering - Dan Pickering nhận định.
Ông cũng cho biết động thái dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu sẽ thất bại về mặt chính trị nếu giá dầu trên thị trường quay lại mức 100 USD/thùng và hành động xuất khẩu được xem là làm tổn thương người tiêu dùng.
Về mặt khái niệm, người thua cuộc là ngành lọc dầu. Họ đã từng có nguồn cung dồi dào và ít bị hạn chế. Tuy rằng không có nhiều thay đổi trong sản lượng ngắn hạn nhưng rõ ràng họ đã bị mất nguồn cung chiến lược. Nhưng ông Dan Pickering cho rằng những nhà sản xuất dầu Mỹ không dễ dàng bị mắc bẫy. Họ có khách hàng tiềm năng và cuối cùng vẫn là những người thắng cuộc.
Các công ty vận chuyển dầu thô cũng được lợi trong việc này.
Một số Đại biểu Quốc hội Mỹ cũng đang nỗ lực chạy đua và Nhà Trắng có thể khôi phục lại lệnh cấm tạm thời trong quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia hoặc nếu nguồn cung trong nước bị ảnh hưởng.
Nga sắp xây hai lò phản ứng hạt nhân tại Iran
Quá trình xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân "sẽ bắt đầu vào tuần tới", website truyền hình quốc gia Iran dẫn lời Behrouz Kamalvandi, người phát ngôn cơ quan nguyên tử Iran, nói.
Động thái này diễn ra một năm sau khi Tehran và Moscow ký hợp đồng xây hai lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr, do Nga xây dựng, ở miền nam Iran. Theo hàng loạt thỏa thuận hai nước đạt được năm ngoái, tổng số lò phản ứng hạt nhân tại Iran sẽ tăng lên 9.
Hai lò phản ứng đều do Iran tài trợ, Sergei Kiriyenko, người đứng đầu công ty năng lượng nguyên tử Nga Rosatom, cho biết.
Iran và các cường quốc trên thế giới tháng 7 đã đạt được thỏa thuận lịch sử, chấm dứt cuộc đối đầu liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran kéo dài một thập kỷ qua. Tuy nhiên, thỏa thuận không hạn chế Iran phát triển các khu vực hạt nhân dân sự.
Iran dự định xây thêm 20 nhà máy hạt nhân trong tương lai, bao gồm 4 nhà máy ở Bushehr, để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt.
Indonesia truy lùng thủ lĩnh của hơn 1.000 kẻ ủng hộ IS
Lực lượng đặc nhiệm hải quân Indonesia tham gia diễn tập chống khủng bố ở thủ đô Jakarta ngày 20/12. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Indonesia cuối tuần trước bắt 9 người, thu giữ nhiều thiết bị chế tạo bom tại các thị trấn dọc đảo Java. Điều này làm gia tăng lo ngại xảy ra các vụ tấn công do những công dân tham chiến cùng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và bị cực đoan hóa trở về nước thực hiện.
Reuters dẫn lời Anton Charliyan, người phát ngôn cảnh sát quốc gia Indonesia, nói nhà chức trách biết có những kế hoạch tấn công quan chức, bao gồm cả Tổng thống Joko Widodo, cùng nhiều văn phòng chính phủ và sự kiện.
Đợt truy quét cuối tuần trước, được cho là nhờ có thông tin tình báo từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cảnh sát Liên bang Australia, mới chỉ giúp bắt "cấp dưới" trong một mạng lưới ủng hộ IS.
"Chúng tôi đang truy lùng các thủ lĩnh của mạng lưới trên", Charliyan nói, đồng thời cho biết chúng đóng căn cứ tại thành phố Solo, tỉnh Trung Java. "Chúng có mạng lưới lãnh đạo được coi là đại diện của IS tại Indonesia".
Nhà chức trách tin có hơn 1.000 kẻ ủng hộ IS ở Indonesia. Quốc gia với dân số hơn 250 triệu người này là nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống nhất thế giới.
Indonesia từng hứng chịu hàng loạt vụ tấn công trong những năm 2000, trong đó có vụ đánh bom một hộp đêm trên đảo Bali năm 2002 làm 202 người chết. Cảnh sát Indonesia đã triệt phá nhiều tổ chức phiến quân sau đó và đang lo ngại IS xuất hiện có thể khiến nước này rơi vào tình trạng bạo lực.