tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 21-03-2016

  • Cập nhật : 21/03/2016

Trung Quốc sẽ không ‘buông tay’ Triều Tiên

tien si satoru nagao - anh: nhan vat cung cap

Tiến sĩ Satoru Nagao - Ảnh: nhân vật cung cấp

Nhận định của tiến sĩ Satoru Nagao, chuyên gia Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản, giảng viên ngành an ninh tại Đại học Gakushuin (Nhật Bản) trả lời phỏng vấn Thanh Niên về các diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên.

Ông nhận định thế nào về các động thái gần đây của CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng và quan hệ Triều Tiên - Trung Quốc được cho là không còn êm đẹp như trước?

Triều Tiên thừa hiểu Trung Quốc rất cần Triều Tiên. Bởi đặt trường hợp có biến cố lớn xảy ra và không còn Triều Tiên thì chắc chắn Mỹ sẽ có thể triển khai lực lượng trên toàn bán đảo và áp sát Trung Quốc. Từ lý do này, Bình Nhưỡng biết mình có thể làm gì và giới hạn tới đâu.

Nhưng nếu không có Triều Tiên, Mỹ cũng không còn cớ bảo vệ đồng minh Hàn Quốc để tiếp tục hiện diện quân sự trên bán đảo này.

Bạn cần nhớ rằng Mỹ phải đặt căn cứ quân sự tại bán đảo Triều Tiên để bảo vệ lực lượng đóng tại Nhật Bản. Các căn cứ Mỹ tại Nhật đóng vai trò ứng phó cả Trung Quốc lẫn Nga, đồng thời đảm bảo sức mạnh của Washington ở Thái Bình Dương. Thế nhưng điểm “hở sườn” của Nhật chính là bán đảo Triều Tiên. Vì thế, Mỹ muốn đảm bảo lực lượng tại Nhật thì phải tìm mọi cách trong khuôn khổ quan hệ đồng minh với Hàn Quốc và Nhật để tiếp tục án ngữ trên bán đảo Triều Tiên.

Sau các sự kiện như Triều Tiên bất ngờ hủy một tour diễn của đoàn ca nhạc nước này tại Trung Quốc và Bắc Kinh đồng thuận lệnh trừng phạt mới của LHQ với Bình Nhưỡng, ông nhận định gì về quan hệ giữa hai nước hiện nay?

Câu chuyện rút đoàn ca nhạc có thể coi là một bước tiến về vị thế của Bình Nhưỡng trong quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ có một chọn lựa duy nhất là giữ vững đồng minh này. Dĩ nhiên Bắc Kinh có những “quân bài” riêng của mình và việc đồng ý trừng phạt Bình Nhưỡng chỉ là bề nổi.


ASEAN tìm 
đến Úc

 Một số nước Đông Nam Á đang chủ động tăng cường quan hệ quốc phòng với Úc, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái gây căng thẳng ở Biển Đông.

Truyền thông Úc đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne vào tuần tới, thảo luận về việc Trung Quốc đưa các khí tài quân sự đến các đảo mà nước này chiếm đóng trái 
phép ở Biển Đông.

Cùng lúc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng có kế hoạch đến Úc vào tháng 5-2016 để thảo luận về một loạt hiệp ước hợp tác mới giữa hai nước, trong đó có thỏa thuận về tăng cường hợp tác quốc phòng.

Ngày 18-3, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop và Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã tuyên bố cả hai nước cùng cam kết bảo vệ quyền tự do đi lại của các nước trong khu vực biển cũng như trong vùng trời ở Biển Đông.


Kiev "trù ẻo" Nga không xây được cầu nối Crimea

Theo cổng thông tin 112.ua, trong chương trình "Shuster Live", đại diện của nhóm liên lạc chính trị ba bên Ukraine là Roman Besmertnyi cho biết Nga sẽ không thể xây dựng nổi một cây cầu bắc qua eo biển Kerch đến Crimea.

cong tac chuan bi truoc khi xay dung cau kerch o taman.

Công tác chuẩn bị trước khi xây dựng cầu Kerch ở Taman.

Ông Besmertnyi nhấn mạnh rằng vị trí xây dựng cây cầu nằm ở chỗ giao nhau của các mảng kiến ​​tạo.
"Ngày nay, mọi người đều biết rằng nơi giao nhau của hai mảng kiến tạo là không thể xây dựng một cây cầu, bởi vì chúng liên tục chuyển dịch. Vậy mà chúng ta lại đang sống trong câu chuyện cổ tích này. Tại sao cây cầu không được xây dựng? Câu trả lời rất đơn giản. Bởi vì nó không thể xây dựng được ở chỗ đó", ông Besmertnyi nói.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch là sứ mệnh lịch sử đã không được thực hiện trong suốt thế kỷ qua. Bộ Giao thông Nga nhận trách nhiệm xây dựng chiếc cầu dài 19 km này từ tháng 2 khẳng định sẽ hoàn thành vào 12/2018 đúng theo như dự kiến và cây cầu Kerch sẽ trở thành cầu dài nhất nước Nga.
Bộ trưởng Giao thông Nga Maxim Sokolov nhấn mạnh cây cầu bắc qua eo biển Kerch sẽ là một trong những kết cấu kỹ thuật tinh vi, phức tạp nhất được đưa vào hiện thực tại Nga. "Đó là hơn 270 ngàn tấn kim loại, gần nửa triệu mét khối bê tông, số lượng lớn các đường ống sẽ được đóng làm trụ cầu. Vì vậy, đây thực sự là một trong những kết cấu kỹ thuật phức tạp nhất từ trước tới nay trong hiện thực kỹ thuật của chúng ta", ông Sokolov xác nhận với các nhà báo

Giới khoa học Triều Tiên sẽ bộc lộ thành tựu công nghệ hạt nhân

Giới khoa học Triều Tiên sẽ bộc lộ thành tựu công nghệ hạt nhân

trieu tien pho dien suc manh quan su trong buoi le ky niem 70 nam ngay thanh lap dang lao dong trieu tien. (nguon: bussinessinsider.com)

Triều Tiên phô diễn sức mạnh quân sự trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. (Nguồn: bussinessinsider.com)

Nguồn tin tình báo Hàn Quốc ngày 20/3 cho biết, giới khoa học và kỹ thuật Triều Tiên đang gấp rút tăng cường các năng lực hạt nhân trước thềm Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới. 

Động thái này dẫn tới việc nhiều bí mật quân sự then chốt đã bộc lộ.

Một nguồn tin giấu tên nói: "Dường như trình độ công nghệ hạt nhân-tên lửa và các bí mật quân sự then chốt đang được bộc lộ trong quá trình này."

Trong khi đó, một nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho hay: "Các nhà khoa học và kỹ thuật của Triều Tiên đang bộc lộ quá mức những bí mật quan trọng về công nghệ tên lửa và hạt nhân của họ. Mặc dù Triều Tiên khoe khoang rằng những công nghệ đó là hàng đầu, nhưng giới chuyên gia Hàn Quốc và Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân và tên lửa vẫn đang nghiên cứu về mức độ chính xác của công nghệ đã được bộc lộ và nó sẽ phát triển tới đâu."

Kể từ giữa tháng 2 vừa qua, tất cả các tầng lớp trong xã hội Triều Tiên đã tham gia một "cuộc chiến kéo dài 70 ngày" để chuẩn bị cho Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hơn 3 thập kỷ qua. 

Như một phần trong chiến dịch này, giới khoa học và kỹ thuật Triều Tiên đang bộc lộ điều mà họ tuyên bố là những thành tựu trong công nghệ hạt nhân của Triều Tiên, nhằm thể hiện sự trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.


Trung Quốc cần minh bạch quản lý sông Mê Kông

song me kong khu vuc tam giac vang (thai lan, myanmar, lao)

Sông Mê Kông khu vực tam giác vàng (Thái Lan, Myanmar, Lào)

Người dân Thái Lan yêu cầu Trung Quốc phải minh bạch việc quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông để không làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ, theo The Nation.
Trung Quốc vừa thực hiện nhiệm vụ “ngoại giao nước” chưa từng có bằng việc xả lượng lớn nước ngọt từ một trong các đập thuỷ điện của họ để giảm bớt hạn tại Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và VN.
Wongpinitwarodom, giám đốc văn phòng quản lý tài nguyên sông Mê Kông (Thái Lan) cho biết việc cung cấp nước khẩn cấp từ trạm thuỷ điện Jinghong sẽ kéo dài từ ngày 15.3 đến ngày 10.4. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thông báo với các nước hạ nguồn về lịch xả nước.
Trước đây, các nước hạ nguồn đã liên tục chỉ trích sự thiếu hợp tác của Trung Quốc vì thiếu minh bạch trong quản lý tài nguyên nước khi xây dựng nhiều đập ở thượng nguồn trong lãnh thổ Trung Quốc, ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu.
Hu Weizhong, quan chức cao cấp của Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang (Trung Quốc) cho rằng các con đập thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống lũ lụt và hạn hán ở lưu vực sông Mê Kông, đặc biệt là khi khu vực này là phải đối mặt với mối đe dọa từ biến đổi khí hậu .
"Các con đập có bốn mục tiêu chính: duy trì các hệ sinh thái thủy sinh; tạo thủy điện, tiết kiệm nước cho nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng trong nước, và quan trọng hơn là ngăn chặn lũ lụt và hạn hán", ông Hu nói.
Vừa qua, VN đã thúc giục Trung Quốc xả nước hạ lưu để giúp giảm bớt tình trạng thiếu nước cho nông nghiệp. Theo Tân Hoa Xã, ông Phạm Hồng Giang, chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN đã hoan nghênh việc xả nước của Trung Quốc là động thái hợp tác. Từ đập Jinghong đến đồng bằng sông Cửu Long rất xa và có rất nhiều khu vực khô cần nước dọc đường.
Trong khi đó, với lượng xả nước khoảng 2.000 m3/giây từ Trung Quốc, mực nước sông Mê Kông khu vực Thái Lan đã tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản. Người dân và các tổ chức phi chính phủ Thái Lan cho rằng việc xả lượng nước khổng lồ như thế làm ảnh hưởng đến hoạt động trong mùa khô, tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ.
Jirasak Intarayos, điều phối viên của nhóm Rak Chiang Kong (tỉnh Chiang Rai, Thái Lan) nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc không nên “kể công” việc xả nước. Chúng tôi muốn thông tin trước về kế hoạch quản lý nước".
Còn Pienporn Deetes, điều phối viên của Sông ngòi Quốc tế, cho biết phải có một cơ chế xuyên biên giới trong khu vực để thảo luận về các biện pháp quản lý sông Mê Kông khi các quốc gia lần lượt xây đập thủy điện làm ảnh hưởng đến tương lai của sông Mê Kông, trong đó có hai con đập mới ở Lào.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục