Gần 25.000 người ký đơn đòi giám định tâm thần ông Trump
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ đừng để mất quan hệ song phương vì một giáo sĩ
Tổng thống Ukraine bị triệu tập điều tra thảm sát Maidan
Trung Quốc dọa Anh vì hoãn dự án điện hạt nhân
Tin thế giới đọc nhanh sáng 09-08-2016
- Cập nhật : 09/08/2016
Nữ Bộ trưởng Nhật chỉ thị bắn hạ 'bất kỳ vật gì hướng đến'
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada hôm nay yêu cầu bắn hạ bất cứ vật gì hướng tới lãnh thổ nước này, hành động nhằm ngăn chặn tên lửa của Triều Tiên.
Chỉ thị này của bà Inada được đưa ra dường như đảm bảo cho Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng chặn đứng bất cứ vật thể nào, vào bất kỳ lúc nào, khi các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên khó phát hiện trước do Bình Nhưỡng sử dụng các bệ phóng di động, hãng tin Kyodo cho biết.
Chính phủ Nhật Bản từng đưa ra yêu cầu bắn rơi vật thể hướng đến nước này dựa trên cơ sở từng trường hợp, sau khi phát hiện những dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa.
Triều Tiên hôm 3/8 phóng tên lửa đạn đạo tầm trung xuống khu vực Nhật Bản cho là vùng đặc quyền kinh tế ở biển Nhật Bản. Tokyo lên án hành động của Bình Nhưỡng đã bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc", cho rằng đây là hành động "đe dọa nghiêm trọng" an ninh của Tokyo.
Tháng trước, Triều Tiên đã phóng ba tên lửa. Các chuyên gia quân sự cho rằng đó là hai tên lửa tầm trung Rodong và một tên lửa tầm ngắn Scud, có tầm bắn bao trùm Hàn Quốc.(VNEX)
Đông Nam Á có nguy cơ thành ‘nơi trú ẩn’ của IS
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho rằng, Đông Nam Á có nguy cơ trở thành cơ sở mới của IS.
Theo báo The Star ngày 7/8 dẫn lời ông Ahmad Zahid Hamidi, các báo cáo tình báo cho thấy, những kẻ đi theo Abu Bakar Bashir, cựu thủ lĩnh nhóm Jemaah Islamiyah, đã nhắm tới việc đưa Đông Nam Á thành cơ sở mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
“Tôi được báo cáo rằng, một vài trong số 300 tên ủng hộ y (Abu Bakar Bashir), những kẻ từng ở tù, đã được phóng thích và đã đi tới Batam”, ông Ahmad Zahid Hamidi nói. “Từ nơi đó, chúng muốn biến khu vực Đông Nam Á thành nơi trú ẩn mới cho tổ chức IS”.
Abu Bakar Bashir là thủ lĩnh tinh thần của Jemaah Islamiyah, tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan xuyên quốc gia ở Đông Nam Á, nhóm đứng phía sau các vụ đánh bom ở Bali hồi năm 2002. Hồi năm 2011, tên này đã bị phán quyết 15 năm tù.
Jemaah Islamiyah từng có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda và Taliban. Tổ chức này được coi là đã sụp đổ sau chiến dịch trấn áp mạnh mẽ của Indonesia những năm vừa qua. Nhiều lãnh đạo và thành viên tổ chức này đã bắt giữ và bị kết án tù.
Tuy nhiên, hiện có nhiều thông tin về việc nhóm này đang được gây dựng trở lại và nhiều ý kiến cho rằng điều này có liên quan tới IS. Trong khi đó, IS đã đánh dấu sự xuất hiện tại Đông Nam Á bằng cuộc tấn công hồi tháng 1 năm nay tại Jakarta.
Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi cho biết thêm, nhà chức trách Malaysia đang tiến hành thảo luận với các đối tác về những biện pháp nâng cao an ninh trong khu vực.(Vietnamnet)
9 tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, Nhật trao công hàm phản đối
Theo hãng Kyodo, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) sáng 7/8 đã phát hiện 2 tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản kiểm soát song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Ngoài ra, 7 tàu khác của Trung Quốc cũng bị phát hiện ở vùng tiếp giáp với khu vực trên.
Trước đó, ngày 6/8, có tới 230 tàu cá cùng 7 tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại khu vực tiếp giáp xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo JCG, trong số tàu hải cảnh trên có một số tàu được trang bị súng.
Tàu Trung Quốc thường đi lại xung quanh quần đảo này, nhưng số tàu lần này nhiều hơn một cách bất thường.
Phản ứng trước sự việc trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa, trong đó nhấn mạnh hoạt động hàng hải nói trên vi phạm chủ quyền của Nhật Bản và "không thể chấp nhận được."
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa của Nhật Bản khoảng 400km về phía Tây và hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển xung quanh quần đảo này.
Tranh chấp chủ quyền đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước suốt thời gian qua, đặc biệt sau khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo tại đây hồi tháng 9/2012.(Vietnamplus)
Cựu tổng thống Iran viết thư đòi Obama hai tỷ USD
Ông Mahmoud Ahmadinejad gửi lời nhắn đến tổng thống Mỹ về việc hoàn trả hai tỷ USD bị Washington đóng băng.
Trong nội dung bức thư được công bố hôm nay, cựu tổng thống Iran đặc biệt nhấn mạnh đến khoản tiền hai tỷ USD dự trữ ngoại tệ bị Mỹ phong tỏa hồi đầu năm, AFP cho biết.
Theo ông Ahmadinejad, bất chấp những lời hứa của ông Barack Obama về việc cải thiện quan hệ với Iran, Washington vẫn thực hiện những chính sách thù địch như cũ và có xu hướng duy trì thái độ này.
"Tôi thực sự khuyên ông không nên để những lời nói ảnh hưởng tới danh dự lâu dài và vụ việc căng thẳng gắn với tên mình", ông Ahmadinejad nhắn nhủ tới ông Obama.
Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng 4 khẳng định lại phán quyết trước đó rằng Iran phải chuyển số tài sản bị đóng băng trị giá hai tỷ USD cho những người sống sót và thân nhân người thiệt mạng trong các vụ tấn công mà Tehran bị cáo buộc có liên quan. Trong số này có vụ đánh bom doanh trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở Beirut năm 1983 và đánh bom tháp Khobar ở Arab Saudi năm 1996.
Iran đang đưa bản kháng án lên Tòa công lý quốc tế.
Lá thư của ông Ahmadinejad xuất hiện khi ông này được cho là đang chuẩn bị để trở lại chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm tới. Ahmadinejad từng là tổng thống Iran từ 2005 đến 2013.(Vnexpress)