Indonesia tính đưa tranh cãi trên biển với Trung Quốc ra tòa quốc tế
Tàu Anh đến Nhật, chở hơn 300 kg nguyên liệu hạt nhân sang Mỹ
Triều Tiên lại phóng tên lửa ra biển
Hàn Quốc lập trung đoàn Spartan 3.000 nghinh chiến Triều Tiên
Tòa án Nga kết tội nữ phi công Ukraine giết 2 nhà báo
Tin thế giới đọc nhanh 21-03-2016
- Cập nhật : 21/03/2016
Cựu ngoại trưởng Nga lo chiến tranh hạt nhân xảy ra ở châu Âu
"Nguy cơ bùng phát các cuộc đối đầu sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu đang cao hơn so với những năm 1980", ông Ivanov, người giữ cương vị ngoại trưởng Nga từ năm 1998 đến 2004, hiện là lãnh đạo một viện chính sách do chính phủ Nga thành lập, trụ sở ở Moscow, đánh giá.
"Chúng ta hiện có ít đầu đạn hạt nhân hơn nhưng khả năng phải sử dụng đến chúng lại ngày càng gia tăng", ông Ivanov cho biết tại một sự kiện ở Brussels, Bỉ, với sự tham gia của ngoại trưởng các nước Ukraine và Ba Lan cùng một nghị sĩ Mỹ.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Moscow và Washington đã cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình song tiến trình này có dấu hiệu chững lại. Tính đến tháng một năm ngoái, mỗi nước sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân, chiếm 90% tổng số đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới.
Ông Ivanov cho rằng chính lá chắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai ở châu Âu là nguyên do khiến nguy cơ xung đột tăng cao. Hệ thống lá chắn này bao gồm cả một khu vực ở Ba Lan sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)Jens Stoltenberg đã phản bác ý kiến trên, nhấn mạnh lá chắn của NATO được thiết kế để bảo vệ châu Âu trước hiểm họa từ tên lửa đạn đạo Iran và không nhắm mục tiêu vào Nga, cũng như không có khả năng bắn rơi tên lửa Nga.
Tokyo “dò xét” Donald Trump
Năm căn cứ và ba lợi ích Mỹ-Philippines
Phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Amy Searight giải thích vấn đề trên được thực hiện theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao kéo dài 10 năm. Thỏa thuận được Mỹ và Philippines ký kết hồi tháng 4-2014 nhưng chỉ mới có hiệu lực hồi tháng 1-2016 sau khi Tòa án Tối cao Philippines phán quyết thỏa thuận được chính phủ ban hành đúng hiến pháp.
Bà Amy Searight đánh giá năm nay là năm then chốt trong quan hệ Mỹ-Philippines. Bà cho biết tháng 4 tới Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter sẽ đến Philippines để xúc tiến thực hiện Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao.
Bà nói Lầu Năm Góc đã trình Quốc hội đề nghị chuẩn chi 50 triệu USD để củng cố an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, trong đó sẽ dành phần lớn kinh phí cho Philippines.
Tạp chí The Diplomat (Nhật) dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Mỹ xác định năm căn cứ Mỹ sử dụng ở Philippines gồm các căn cứ không quân Antonio Bautista, Basa, Lumbia, Mactan-Benito Ebuen và căn cứ Magsaysay.
The Diplomat dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Philippines Phillip Goldberg đánh giá “đây là vấn đề rất quan trọng” vì nhiều lý do:
Về chiến lược, liên minh Mỹ-Philippines từ lâu bị đánh giá là chưa xứng tầm thì nay đã phát triển một bước trước khi Tổng thống Aquino kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 6 và bảy tháng sau đến Tổng thống Obama. Mối quan hệ hai bên được nâng lên đến mức chưa từng thấy kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi hai căn cứ Subic và Clark ở Philippines cách đây hơn 20 năm.
Về quốc phòng, việc thực hiện Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao sẽ thúc đẩy lợi ích an ninh của hai bên và củng cố hợp tác chung. Washington sẽ đưa thêm quân, tàu chiến và máy bay đến Philippines trong chiến lược tái cân bằng.
Đối với Philippines, đồng minh Mỹ sẽ có khả năng củng cố năng lực của quân đội Philippines. Mục đích nhằm phát triển khả năng mà các nhà hoạch định quốc phòng gọi là “đáp trả tối thiểu đáng tin cậy” đối với các mối đe dọa, đặc biệt là đối với thái độ hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông. Ngoài ra, việc thực hiện thỏa thuận nêu trên sẽ giúp hai bên mở rộng các lĩnh vực huấn luyện và hợp đồng tác chiến.
Cuối cùng, nhiều căn cứ Mỹ sắp đưa quân tới mang ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Ví dụ: Căn cứ không quân Antonio Bautista ở đảo Palawan rất gần với biển Đông. Căn cứ không quân Mactan-Benito Ebuen trên đảo Mactan ở Cebu vốn là trung tâm cứu trợ sau bão Haiyan hồi tháng 11-2013 (hơn 6.000 người chết).(PLO)
IS tấn công, 13 cảnh sát Ai Cập bị giết
Theo nguồn tin từ an ninh và y tế Ai Cập ngày 19-3, ít nhất 13 cảnh sát nước này thiệt mạng khi lực lượng Nhà nước Hồi Giáo (IS) tự xưng tấn công bằng súng cối vào trạm kiểm soát an ninh ở thành phố Arish, bán đảo Sinai, Đông Bắc Ai Cập.
Một nguồn tin cho biết xe cứu thương của lực lượng y tế bị bắn dữ dội khi cố gắng tiếp cận những người bị thương. Các nhân chứng kể lại rằng họ nghe tiếng nổ cực lớn và sau đó cảnh sát phong tỏa lối ra vào của thành phố, 5 thành viên IS thiệt mạng sau vụ tấn công.
Ai Cập đang chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy tốc độ cao khi quân đội nước này lật đổ Tổng thống Mohamed Mursi thuộc Hội Huynh đệ Hồi giáo giữa năm 2013. Vụ việc xảy ra sau một loạt các cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của ông này. Gần đây, lực lượng an ninh, binh sĩ Ai Cập trở thành mục tiêu của IS, nhất là nhóm Ansar Beit Al-Maqdis – Chi nhánh IS, tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Sinai.
Trung Quốc yêu cầu Nhật không đưa biển Đông vào nghị sự G7
Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 20-3 dẫn nguồn tin ngoại giao tiết lộ Bắc Kinh đã gây sức ép, yêu cầu Tokyo không nhắc tới biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 5 tới.
Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc - ông Khổng Huyễn Hựu trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama ngày 29-2 - Ảnh: Kyodo News
Nguồn tin tiết lộ “yêu cầu” này được trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc - ông Khổng Huyễn Hựu đưa ra trong cuộc họp với thứ trưởng đặc trách các vấn đề chính trị của Bộ Ngoại giao Nhật Bản - ông Shinsuke Sugiyama tại Tokyo hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Theo đó, ông Khổng đã tỏ ra bất mãn với những chỉ trích của Nhật Bản liên quan các động thái hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Ông này mỉa mai rằng Tokyo dù không liên quan nhưng đang hành động như một bên có tranh chấp trên biển Đông, đồng thời tỏ ra hoài nghi liệu Nhật Bản có thật sự muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc hay không.
Ông Khổng Huyễn Hựu thậm chí cảnh báo rằng cách mà Nhật Bản tiếp cận vấn đề biển Đông tại Hội nghị G7 sắp tới sẽ là phép thử cho quan hệ song phương và khẳng định Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ chuyện này.
Nói một cách khác, theo ông Khổng, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản có được cải thiện hay không và bao nhiêu là tùy thuộc vào cách Nhật Bản đưa biển Đông vào chương trình nghị sự.
Đáp lại, thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản khẳng định Tokyo không chấp nhận bất cứ hành động nào làm thay đổi hiện trạng biển Đông. Ông Sugiyama cũng nhấn mạnh cần phải thiết lập các quy tắc trên biển vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Hồi thứ hai vừa rồi, vấn đề biển Đông cũng đã được nhắc đến trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Vương Nghị.
Theo hãng tin Kyodo, Bắc Kinh vẫn giữ luận điệu quen thuộc khi yêu cầu Tokyo cần có những nỗ lực hơn nữa để cải thiện quan hệ hai nước.