tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 10-08-2016

  • Cập nhật : 10/08/2016

Gần 25.000 người ký đơn đòi giám định tâm thần ông Trump

Những người ký đơn lo lắng khi chứng kiến nhiều biểu hiện “không bình thường” của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ trong quá trình vận động tranh cử.

ung vien donald trump thuong co nhung bieu hien thai qua trong suot qua trinh tranh cu - anh: getty 

Ứng viên Donald Trump thường có những biểu hiện thái quá trong suốt quá trình tranh cử - Ảnh: Getty 

Theo báo Independent, nghị sĩ Dân chủ Karen Bass là người khởi xướng ra chiến dịch thu thập chữ ký trên trang Change.org vì bà cho rằng Trump “biểu hiện tất cả các triệu chứng của chứng ái kỷ”.

Chứng ái kỷ (narcissistic personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác.

“Các chuyên gia y tế cần ngồi lại cùng nhau và đề xuất một bài kiểm tra tâm thần cho vị ứng viên đảng Cộng hòa”, bà Bass cho biết.

Thỉnh nguyện thư hiện có chữ ký của gần 25.000 người Mỹ và nói rằng “Donald Trump nguy hiểm cho đất nước”.

“Sự bốc đồng và thiếu kiểm soát cảm xúc bản thân của ông Trump rất đáng lo ngại. Trách nhiệm của chúng ta là hoài nghi về sự ổn định thần kinh của một người sẽ trở thành chỉ huy và lãnh đạo một thế giới tự do”, thỉnh nguyện thư nêu rõ.

Bà Bass cũng đưa ra nhiều bức ảnh và câu nói của Trump để chứng minh vì sao nghi ngờ ông này mắc chứng ái kỷ.

Giáo sư chuyên về y khoa thuộc đại học Harvard Flier cũng ủng hộ ý kiến của nghị sĩ Bass.

Trong suốt thời gian tranh cử, ngoài những phát biểu gây sốc, ông Trump cũng khiến nhiều người rùng mình vì nhiều ý tưởng điên rồ và không theo chuẩn mực mà một ứng viên Tổng thống Mỹ cần có.


Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ đừng để mất quan hệ song phương vì một giáo sĩ

Ankara cảnh báo Washington không nên hy sinh quan hệ song phương vì giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị nghi là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ.

giao si fethullah gulan. anh: reuters.

Giáo sĩ Fethullah Gulan. Ảnh: Reuters.

"Nếu Mỹ không giao (Fethullah Gulen) thì họ sẽ đánh mất các mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì một kẻ khủng bố", AFP dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag phát biểu với báo giới tại thủ đô Ankara hôm nay.

Ankara từng nhiều lần thúc giục Washington dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, 75 tuổi, đang sống ở bang Pennsylvania, Mỹ, về nước để xét xử với cáo buộc là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành đêm 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan.

Ông Gulen kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ Ankara. Luật sư của Gulen ngày 5/8 nói Thổ Nhĩ Kỳ không thể đưa ra "chút chứng cứ nào" để củng cố cáo buộc.

Bộ trưởng Bozdag đặt câu hỏi Washington sẽ phản ứng thế nào nếu một người chịu trách nhiệm cho bạo lực xảy ra trên đất Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

"Sẽ thế nào nếu có âm mưu ám sát (Tổng thống Barack) Obama khi ông ấy đi nghỉ với vợ và con, Nhà Trắng bị dội bom, xe tăng chèn qua người dân, binh sĩ bắn người dân từ trực thăng và kẻ khủng bố chịu trách nhiệm lại ở Thổ Nhĩ Kỳ?", ông Bozdag hỏi.

Cuộc đảo chính diễn ra đêm 15/7 khi ông Erdogan đang đi nghỉ cùng gia đình ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội và khu vực quanh dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đều bị ném bom. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp đảo chính thành công vào ngày 16/7.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, vài ngày sau khi đảo chính kết thúc, nói Thổ Nhĩ Kỳ cần đưa ra "bằng chứng tin cậy, không phải cáo buộc" để đề nghị dẫn độ Gulen.

Thổ Nhĩ Kỳ đang bị phương Tây chỉ trích mạnh mẽ vì mở rộng thanh trừng những người nghi có liên quan đến đảo chính. Kể từ ngày 15/7, Ankara đã sa thải hoặc tạm giữ hàng chục nghìn người thuộc quân đội, cơ quan tư pháp, dân sự và giao dục.

Việc này tạo ra sự thiếu hụt nhân sự trong các cơ quan. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim hôm nay nói sẽ tuyển mới 25.000 giáo viên và cảnh sát.


Tổng thống Ukraine bị triệu tập điều tra thảm sát Maidan

 Văn phòng Tổng Công tố Ukraine ngày 8-8 đã công bố lệnh triệu tập Tổng thống Petro Poroshenko để lấy lời khai với vai trò nhân chứng để điều tra vụ "phạm tội ác chống người biểu tình" tại sự kiện Maidan diễn ra ở thủ đô Kiev hồi tháng 1 và 2-2014. 

Theo hãng thông tấn Unian, ngoài Tổng thống Poroshenko, Thị trưởng Kiev Vitaly Klychko, cựu Thủ tướng Arseny Yasenyuk và Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Aleksander Turchinov cũng đã bị triệu tập ở những thời điểm khác nhau. Cuộc thẩm vấn Tổng thống Petro Poroshenko sẽ tiến hành trong tháng 8-2016.

Tổng Công tố Ukraine Yury Lutsenko nói thêm nhân vật có phản ứng thiếu bình tĩnh nhất vì hành động của cơ quan điều tra là thủ lĩnh đảng Cấp tiến, nghị sĩ Vekhovnaya Rada Oleg Lyashko, theo RIA Novosti.

tong thong ukraine petro poroshenko. anh: globalresearch

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Globalresearch

Maidan là khái niệm chỉ các cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở Kiev phản đối việc Tổng thống Ukraine khi đó là ông Viktor Yanucovich hoãn ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU). 

Trong các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát tại Kiev ngày 18 đến 21-2-2014 đã có 80 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, trong đó 20 người tử vong sau đó tại bệnh viện.

Sau sự việc, các nhà điều tra tìm thấy một khẩu súng trường ở hồ nước, một trong những công viên ở quận Holosiivskyi, Kiev.

Các cuộc biểu tình này sau đó đã dẫn tới cuộc bạo loạn lật đổ chính quyền của ông Yanucovich và đưa các đảng phái thân phương Tây lên nắm quyền ở Ukraine.


Trung Quốc dọa Anh vì hoãn dự án điện hạt nhân

 Đại sứ Trung Quốc tại Anh cho rằng việc không thể ký kết dự án điện hạt nhân Hinkley Point có thể đe dọa nghiêm trọng mối quan hệ bang giao giữa hai nước.

mo hinh tren may tinh cua nha may dien hat nhan hinkley point c o somerset - anh: afp

Mô hình trên máy tính của nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C ở Somerset - Ảnh: AFP

Theo BBC, trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Financial Times (FT), đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming cho rằng việc trì hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân trị giá 18 tỉ bảng Anh đã đưa hai nước vào một tình huống được xem như "mấu chốt lịch sử" trong quan hệ giữa hai bên.

Ông Liu cũng nói "sự tin tưởng lẫn nhau" có thể sẽ rơi vào tình thế rất tệ hại nếu chính quyền London quyết định không phê chuẩn dự án này.

Trong kế hoạch, tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước của Trung Quốc sẽ đóng góp khoảng 1/3 vốn trong dự án 18 tỉ bảng Anh (23,38 tỉ USD) của nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C; 2/3 còn lại là do tập đoàn điện lực của Pháp lo liệu.

Trong bài viết nêu quan điểm trên tờ FT, đại sứ Trung Quốc chỉ ra những điều ông tin sẽ là lợi ích của một nhà máy điện hạt nhân ở Vương quốc Anh và cả những điểm thuộc về năng lực chuyên môn của tập đoàn Trung Quốc.

Ở phần kết luận, ông Liu ca ngợi quan hệ hợp tác thương mại giữa Anh và Trung Quốc, tuy nhiên nói thêm: "Nếu sự cởi mở của Anh là điều kiện cho sự hợp tác song phương thì mối tin tưởng lẫn nhau chính là nền tảng cần thiết cho vấn đề này.

Ngay lúc này, quan hệ giữa Trung Quốc và Anh đang ở một thời điểm mấu chốt trong lịch sử. Sự tin tưởng lẫn nhau cần phải được tích lũy nhiều hơn. Tôi hy vọng chính phủ Anh sẽ mở cửa với Trung Quốc và chính phủ Anh cũng tiếp tục ủng hộ dự án Hinkley Point, quyết định càng sớm càng tốt để dự án có thể xúc tiến thuận lợi".

Cuối tháng 7 vừa qua, chính quyền của tân thủ tướng Anh Theresa May bất ngờ tuyên bố "cần có thời gian" để nghiên cứu kỹ về dự án dù trước đó các bước chuẩn bị tài chính cho dự án được cho là đã giải quyết xong. 

Quyết định vào phút chót này được giới chuyên môn dự đoán có liên quan đến "yếu tố Trung Quốc" do một số lo ngại của giới chính khách Anh về khả năng Bắc Kinh thọc sâu vào lĩnh vực mang tính chiến lược của Anh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục