tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Ở làng biên giới liên Triều

  • Cập nhật : 04/09/2015

(Tin kinh te)

Làng Jung Myeon (Hàn Quốc) nhỏ bé và hiu quạnh là nơi có thể cảm nhận rõ nhất mọi xung đột, căng thẳng giữa hai miền.

dan han quoc o lang bien gioi xuong ham tranh bom hom 22-8, khi xay ra vu dau phao giua hai mien - anh: reuters

Dân Hàn Quốc ở làng biên giới xuống hầm tránh bom hôm 22-8, khi xảy ra vụ đấu pháo giữa hai miền - Ảnh: Reuters

Ngôi làng chỉ có 210 cư dân và cách biên giới CHDCND Triều Tiên khoảng 3km. Khoảng cách từ làng tới rìa phía nam khu phi quân sự (DMZ) thậm chí còn gần hơn, nhưng dường như chẳng ai trong khu vực này quan tâm điều đó.

Mọi chuyện đã kết thúc vào hôm đó. Chúng tôi không có thời gian để nghĩ gì về CHDCND Triều Tiên. Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là hôm nay và ngày mai chúng tôi có thể làm gì

Bà KIM SHIN JE

Miễn nhiễm với vũ khí và quân đội

CNN dẫn lời bà Kim Shin Je, một người dân sinh sống trong làng: “Tôi nghe thấy tiếng bom nổ suốt cả ngày. Thậm chí ngay cả khi có xe tăng quân đội đi qua tôi cũng chẳng sợ. Tôi miễn nhiễm với những cảnh như vậy rồi”.

Chồng bà Kim, ông Park Chum Se, cũng quen với những đe dọa từ biên giới phía bắc suốt 40 năm qua. Ngần ấy thời gian họ đã sinh sống, kết hôn và nuôi dưỡng ba người con của mình ngay tại làng Jung Myeon.

Mọi chuyện bắt đầu trở nên khác đi khi xảy ra cuộc đấu pháo giữa Bình Nhưỡng và Seoul ngày 20-8. Một trong những quả pháo từ quân đội CHDCND Triều Tiên đã rơi gần làng Jung Myeon, dẫn đến lệnh di tản người dân ngay sau đó.

Bà Kim vẫn còn nhớ rõ những gì vừa xảy ra hôm đó. Những chiếc loa phóng thanh trong làng liên tục phát đi giọng nói của Park Yong Ho, người đứng đầu làng Jung Myeon: “Di tản ngay lập tức. Đi thẳng đến những hầm trú ẩn”.

Cũng như những người dân khác ở Jung Myeon, bà Kim biết rõ mình nên làm gì trong tình huống này bởi họ đã trải qua không biết bao nhiêu lần diễn tập. “Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thật sự phải di tản” - bà Kim kể lại.

Những hầm trú ẩn cho dân được Chính phủ Hàn Quốc xây vào năm 2011 và có thể chịu được các đợt tấn công trực tiếp của pháo binh đối phương. Mỗi hầm có thể chứa được 100 người, không khí được điều hòa với môi trường bên ngoài thông qua một máy phát điện.

Nước và thức ăn trong hầm có thể giúp người dân cầm cự trong vài ngày. Ngoài ra, trong hầm còn có nhà vệ sinh và truyền hình để người dân có thể theo dõi tình hình bên ngoài.

Mọi thứ trong hầm có vẻ thoải mái, nhưng chắc chắn sẽ nhanh chóng trở nên bí bách trong thời gian dài.

Mệt mỏi và 
không hi vọng

Trải qua những ngày mệt mỏi trong hầm trú ẩn, nhưng bà Kim và chồng cũng như những người dân khác ở Jung Myeon không thấy mừng khi hai miền Triều Tiên làm hòa, kết thúc căng thẳng.

Thực tế cho thấy môtip “đe dọa một cuộc tấn công quân sự rồi sau đó lại tiến tới thỏa thuận ngừng bắn tạm thời” không biết đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần.

Người dân ở Jung Myeon không còn thấy mừng mỗi khi đạt được một thỏa thuận tạm thời, kết thúc căng thẳng giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc.

Ngay khi lệnh di tản hết hiệu lực, cuộc sống ở Jung Myeon nhanh chóng trở lại bình thường. Người dân quay lại mảnh vườn của mình tiếp tục công việc.

Bà Kim chia sẻ: “Một vài người ở Seoul hỏi tôi làm sao có thể sống ở đây được. Tôi nói nếu Bình Nhưỡng muốn bắn phá thì họ sẽ nhắm đến Seoul, không phải ở đây. Nếu Bình Nhưỡng thật sự tấn công thì tất cả sẽ chết”.

Dân số ở Jung Myeon đang dần thu hẹp trong những năm gần đây, ngôi làng gần như không có trẻ con sinh sống.

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục