Làng Jung Myeon (Hàn Quốc) nhỏ bé và hiu quạnh là nơi có thể cảm nhận rõ nhất mọi xung đột, căng thẳng giữa hai miền.
Tin thế giới đọc nhanh 04-09-2015
- Cập nhật : 04/09/2015
Cựu thủ tướng Malaysia bị thẩm vấn
Cảnh sát Malaysia ngày 2-9 thông báo yêu cầu cựu thủ tướng Mohamad Mahathir giải thích về những cáo buộc ông là người đứng sau các cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây.
Theo báo Malaysian Insider, ông Mahathir tố các nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền ở Malaysia nhận hối lộ đến mức “đủ để cảnh sát vào cuộc”.
Tiến sĩ Mahathir và phong trào biểu tình chống chính phủ Bersih đã kêu gọi thủ tướng đương nhiệm Najib Razak từ chức sau khi xuất hiện những cáo buộc tham nhũng nhắm vào ông.
Hàng chục nghìn người đã tham dự các cuộc biểu tình trên khắp cả nước do Bersih tổ chức cuối tuần rồi.
Một người phát ngôn của ông Mahathir, Sufi Yusoff, trao đổi với Hãng tin Reuters: “Theo những gì tôi biết, cảnh sát chưa gặp ông ấy. Chúng tôi sẽ tuân thủ các yêu cầu của cảnh sát trong bất cứ tình huống nào”.
Hiện chưa rõ ông Mahathir có đối mặt với việc bị truy tố hay không.
Ngày 29-8, ông Mahathir đã có bài phát biểu ở một cuộc biểu tình tại thủ đô Kuala Lumpur, nơi ông kêu gọi phong trào “quyền lực của nhân dân” lật đổ ông Najib, vốn là một đồng minh chính trị cũ của ông.
Ông Najib bác bỏ tất cả các cáo buộc tham nhũng và nói ông Mahathir đang tiến hành một chiến dịch bôi nhọ chính trị nhắm vào ông.
Giám đốc cơ quan điều tra của cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar cho rằng ông Mahathir đã đưa ra “đủ các loại cáo buộc". “Chúng tôi muốn biết thêm về việc ông ấy có thông tin đó ở đâu… Tôi hi vọng ông ấy sẽ hợp tác”, ông Khalid nói.
Ông cho biết thêm các nhân vật tên tuổi khác đã tham gia cuộc biểu tình cũng có thể bị thẩm vấn.
Ông Najib đã nhiều lần bác bỏ việc ông nhận tiền từ một quỹ đầu tư nhà nước của Malaysia, 1MDB.
Cơ quan chống tham nhũng Malaysia trước đó đã khẳng định Najib Razak không làm gì sai và cho biết khoản tiền 700 triệu USD trong các tài khoản cá nhân của ông Najib là từ những nhà tài trợ nước ngoài.
Quân đội Úc sẽ đóng vai trò lớn hơn tại châu Á-Thái Bình Dương
Dân trí Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cho biết lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh có những lo ngại về việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Phát biểu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ nhân chuyến thăm quốc gia Nam Á ngày 2/9, ông Andrews cho hay sách trắng quốc phòng Úc công bố tới đây dự kiến nêu rõ rằng lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa nhằm duy trì an ninh trong khu vực, bảo vệ lợi ích của Úc, trong một nỗ lực nhằm duy trì trật tự thế giới dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Tranh chấp lãnh thổ tiếp tục gia tăng rủi ro cho toàn khu vực, nhất là tại Biển Đông. Úc không đứng về phía nào nhưng quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp các đảo nhân tạo trên quy mô lớn, khiến gia tăng căng thẳng tại khu vực. Chúng tôi thực sự lấy làm lo ngại về khả năng quân sự hóa các đảo tại Biển Đông.”
“Lực lượng quốc phòng Úc (ADF) sẽ phải luôn trong tư thế sẵn sàng để đối phó với những bất ổn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi gắn với những lợi ích cốt lõi của Úc,” ông Andrews nhấn mạnh.
Theo ông Andrews, một mình Úc không thể đạt được những mục tiêu về quốc phòng và an ninh. Việc duy trì trật tự ổn định thông qua các cuộc đàm phán, hợp tác song và đa phương ngày càng trở lên quan trọng, nhất là hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, một cường quốc đang lên tại châu Á.
ADF sẽ tăng cường các cam kết quốc tế nhằm giảm thiểu những rủi ro xung đột quân sự, tăng sự gắn kết và sự tương tác giữa các đối tác chủ chốt nhằm đối phó với những thách thức quốc tế. Úc và Ấn Độ đang có kế hoạch cho cuộc tập trận chung vào cuối tháng này.
Theo ông Andrews, Mỹ vẫn sẽ là cường quốc thế giới cho đến năm 2035, trong khi cả Trung Quốc và Mỹ vẫn đóng vai trò cốt lõi tại khu vực.
“Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích cốt lõi trong việc duy trì an ninh và ổn định tại khu vực Châu Á-Thái Bình Đường, ít nhất là các lợi ích về kinh tế”, ông Andrews nói.
Đến năm 2030, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ có 21 trong tổng số 25 tuyến vận tải huyết mạch trên biển và trên không của cả thế giới, với khoảng 2/3 lượng dầu và 1/3 lượng hàng hóa toàn cầu được chuyên chở qua đây.
Úc và Nhật đang lên kế hoạch tập trận chung tần Ấn Độ trong tháng này.
Thái Lan giám sát 3.000 người Duy Ngô Nhĩ
Cục trấn áp Tội phạm Thái Lan (CSD) đang tăng cường giám sát hoạt động của khoảng 3.000 người Duy Ngô Nhĩ ở nước này giữa lúc các nhà chức trách điều tra về khả năng có mối liên hệ giữa phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ và vụ đánh bom đền Erawan.
Theo nguồn tin thân cận với cuộc điều tra vụ nổ bom ở Bangkok hôm 17-8, phó cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Chakthip Chaijinda ngày 2-9 yêu cầu CSD giám sát mọi động thái của người Duy Ngô Nhĩ đang sống tại nước này, dù họ có mang hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ hay Trung Quốc.
Nguồn tin cho biết thêm cảnh sát Thái Lan mặc thường phục đã tới các khu dân cư của người Duy Ngô Nhĩ. Tướng Chakthip muốn thu thập thông tin về cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và tìm bằng chứng về các hoạt động bất hợp pháp như làm hộ chiếu giả hoặc buôn người.
Trước đó, giới chức Thái Lan nghi ngờ vụ đánh bom đền Erawan là do người Duy Ngô Nhĩ thực hiện nhằm trả thù việc Bangkok trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ ra khỏi đất nước hồi tháng 7. Tuy nhiên, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan Anusit Kunakorn hôm 2-9 thừa nhận hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để có thể kết luận người Duy Ngô Nhĩ liên quan đến vụ đánh bom.
Cùng ngày, cảnh sát Thái Lan cho hay dấu vân tay được tìm thấy trên các thiết bị có thể đã được dùng để chế tạo quả bom gây ra vụ nổ ở đền Erawan phù hợp với dấu vân tay của người đàn ông bị bắt giữ hôm 1-9. Người phát ngôn lực lượng cảnh sát Thái Lan Prawut Thavornsiri cho biết nghi phạm này có thể là người đã mang bom tới căn hộ ở Bangkok hoặc mang thẳng tới ngôi đền.
Ngoài ra, nhà chức trách đã ra lệnh bắt thứ 8 liên quan đến vụ nổ. Nghi phạm mới nhất này là một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ tên Emrah Davutoglu, chồng của công dân Thái Lan Wanna Suansa.
Mỹ trừng phạt các công ty vũ khí Nga, Moscow thề đáp trả
Các công ty lớn của Nga chịu lệnh trừng phạt của Mỹ gồm Rosoboronexport, nhà sản xuất chiến đấu cơ Mig, Cục thiết kế chế tạo khí cụ chính xác Tula (KBP), Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia, và Katod, công ty sản xuất ống nhòm ban đêm.
Chúng nằm trong số tổng cộng 23 công ty, cơ quan nước ngoài có trụ sở tại Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất bị Mỹ cáo buộc vi phạm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân.
Theo Moscow Times, tuyên bố được đăng hôm qua trên trang web của Cục Lưu trữ Liên bang, đại diện cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Động thái ngăn bất cứ công ty hay cơ quan chính phủ nào của Mỹ làm ăn với các công ty bị trừng phạt của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cho biết động thái của Mỹ là "hành động thù địch" kéo theo "những cái giá nghiêm trọng phải trả cho sự bất ổn thế giới, và chắc chắn, sẽ phản lại lợi ích của Mỹ như một chiếc boomerang".
"Những biện pháp đáp trả, dù không nhất thiết phải tương đương, sẽ được phía chúng tôi đưa ra", Radio Free Europe dẫn lời Bộ tuyên bố.
Thái Lan bắt nghi phạm thứ ba vụ đánh bom Bangkok
Kamarudeng Saho, 38 tuổi, hôm qua bị bắt ở Narathiwat, tỉnh biên giới phía nam Thái Lan. Người này đã được đưa tới một căn cứ quân sự ở Bangkok để tạm giữ và thẩm vấn, Post Today đưa tin.
Vụ đánh bom đền Erawan hôm 17/8 làm 20 người chết và hơn 120 người bị thương. Kamarudeng được cho là đã liên lạc qua điện thoại với một nghi phạm khác là Wanna Suansan, người hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ và đang bị giới chức Thái truy nã. Cảnh sát phát hiện những vật liệu chế tạo bom khi đang lục soát tài sản liên quan đến Wanna ở ngoại ô phía đông của Bangkok.
Wanna nói cô vô tội và đang có kế hoạch trở về Thái Lan để tự bào chữa. Giới chức hôm qua phát lệnh bắt chồng của Wanna, Emrah Davutoglu, người cũng được cho là đang ở Thổ Nhĩ Kỳ.
'Một mạng lưới rất lớn'
Hôm 1/9, nghi phạm chính trong vụ việc, người xuất hiện trong camera theo dõi và bị bắt gần biên giới Thái Lan - Campuchia, thừa nhận đã ở ngôi đền nhưng bác bỏ việc gài bom. Vân tay của nghi phạm Yusufu Mieraili khớp với những vật liệu chế tạo bom được phát hiện hồi cuối tuần.
Nghi phạm thuộc "một mạng lưới rất lớn" gồm cả người Thái và các phần tử nước ngoài, cảnh sát trưởng Somyot Poompanmoung nói.
Lực lượng an ninh Thái Lan hôm 29/8 lục soát một căn hộ và bắt một người đàn ông chưa rõ danh tính. Cuộc lục soát này sau đó dẫn giới chức tới căn hộ của Wanna, nơi họ tiếp tục tìm thấy thêm các vật liệu chế bom. Giới cũng cũng phát hiện hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ giả cùng các vật liệu tạo bom trong cuộc lục soát hôm 29/8.
Các nhà phân tích an ninh cho rằng quả bom trong vụ tấn công ở trung tâm Bangkok không giống loại thường dùng của các nhóm khủng bố địa phương và khu vực.