tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 15-01-2016

  • Cập nhật : 15/01/2016

Trung Quốc đe dọa Nhật 'sẽ trả giá' nếu khiêu khích tại biển Hoa Đông

Hôm 13-1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản không hành động "khiêu khích" quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nhấn mạnh Tokyo sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Trước đó một ngày, Nhật Bản cho biết đã thông báo với Trung Quốc rằng bất kỳ tàu hải quân nước ngoài nào vào vùng biển Nhật Bản vì các lý do ngoại trừ "đi lại vô hại" sẽ được hải quân Nhật Bản yêu cầu rời khỏi.
Khi được hỏi về thông báo của Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc có quyền tiến hành "các hoạt động đi lại và tuần tra bình thường" quanh các đảo.

"Chúng tôi cảnh báo Nhật Bản chống lại các hành động khiêu khích hoặc có bất cứ động thái nào gây leo thang căng thẳng, nếu không nước này sẽ phải nhận trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra" - ông nói trong một cuộc họp báo hàng ngày.

mot tau canh sat bien cua trung quoc. anh: reuters 

Một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc. Ảnh: Reuters 

Trong khi đó, một bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) hôm 13-1 nói rằng nếu Nhật Bản triển khai hải quân, Trung Quốc sẽ phải gửi tàu chiến tới các đảo tranh chấp.

"Trung Quốc có thể gửi nhiều tàu chiến tới quần đảo Điếu Ngư để phản ứng trước động thái của Nhật Bản" - theo tờ báo.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm gần đây vì tranh chấp giữa hai nước về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hồi cuối năm ngoái, một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc có trang bị pháo đã đi vào vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Đó là lần đầu tiên một tàu vũ trang Trung Quốc xâm nhập trong khu vực.

Ông Putin công bố Nga có vaccine mới chống đại dịch Ebola

Tổng thống Putin thông báo Nga đã sáng chế ra loại vaccine chống lại căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của 11.000 người ở Tây Phi nhưng ông không cho biết cụ thể tác dụng hay bất kỳ thử nghiệm y khoa nào của loại vaccine này.
Ông Putin vẫn từ chối tiết lộ tên gọi, tác động, các thử nghiệm y khoa hay danh tánh người phát minh ra loại vaccine trên.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Putin cho hay: “Tin đáng mừng là chúng tôi vừa ghi nhận một loại thuốc mới chống lại Ebola. Kết quả thử nghiệm của nó có hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại thuốc được sử dụng trên toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại”.

Để xác định chưa có loại vaccine hay phương pháp cứu chữa Ebola nào được công nhận và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho phép đảy nhanh việc phát triển các loại thuốc chữa trị kịp thời.

 tong thong nga thong bao rang cac nha khoa hoc nga da tim ra vac-xin chua tri ebola

 Tổng thống Nga thông báo rằng các nhà khoa học Nga đã tìm ra vắc-xin chữa trị Ebola

Cuộc tranh giành thị trường dược phẩm dấy lên từ đại dịch Ebola hai năm qua đã cho ra đời những loại vaccine đầy hứa hẹn nhưng nhìn chung chưa có loại nào trong số đó được kiểm nghiệm. Tương tự, cũng chưa có phương pháp chữa trị nào theo điều tra là phát huy tác dụng.

Trong một cuộc họp của chính phủ Nga, Bộ trưởng Bộ Y tế Veronika Skvortsova khẳng định hiện nước Nga đã phát minh ra loại vaccine chuyên biệt mà không có loại nào trên thế giới có thể sánh được.
Vào tháng 10-2014, Bộ trưởng Skvortsova cho hay Nga mong đợi sẽ sáng chế ra ba loại vaccine chống Ebola trong vòng sáu tháng tới và vaccine lần này đang sẵn sàng để đưa vào thử nghiệm.

Triều Tiên bị 'cấm cửa' tham dự diễn đàn kinh tế thế giới

Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Su sẽ không được mời tham dự phiên họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hôm 6-1.
Theo Sputnik, thông tin trên đã được một thành viên của Hội đồng quản trị Diễn đàn Davos cung cấp hôm 13-1.
WEF cho rằng đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998 Triều Tiên không được mời tham gia vào sự kiện dự kiến được tổ chức từ ngày 20 đến 23-1.

"Chúng tôi đã chứng kiến những gì xảy ra vào tuần trước, vụ thử nghiệm hạt nhân… Do đó chúng tôi không thể tiếp tục gửi lời mời tới CHDCND Triều Tiên" - Philipp Roesler, thành viên Hội đồng quản trị của Diễn đàn kinh tế thế giới, cho biết tại một cuộc họp báo.

 phien hop sap toi cua wef se duoc to chuc tu ngay 20 den 23-1-2016. anh: sputnik

 Phiên họp sắp tới của WEF sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến 23-1-2016. Ảnh: Sputnik

Theo Roesler, vụ thử nghiệm hạt nhân không tạo cơ hội cho một "cuộc đối thoại quốc tế theo tinh thần của Diễn đàn Kinh tế Thế giới".

Hôm 6-1, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử nghiệm thành công bom Hydro lần đầu tiên. Động thái trên đã bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội, xem đó là khiêu khích và phá hoại sự ổn định trong khu vực.

Philippines trao tám căn cứ cho Mỹ mượn

Philippines sẽ trao cho Mỹ tám căn cứ để Mỹ có thể xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó nhằm dự trữ trang thiết bị căn cứ theo Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước ký kết năm ngoái.

Reuters đưa tin ngày 13-1, Đại tá Restituto Padilla, người phát ngôn quân đội Philippines, thông báo như trên. Ông cho biết tám căn cứ gồm năm sân bay quân sự, hai căn cứ hải quân và một căn cứ huấn luyện. Trong số này có ba căn cứ trên đảo Luzon, trong đó có căn cứ Clark (trước kia là căn cứ không quân Mỹ) và hai căn cứ trên đảo Palawan cạnh biển Đông.

Mỹ cũng đang nỗ lực để được sử dụng ba cảng biển và sân bay dân dụng trên đảo Luzon, trong đó có Subic trước kia cũng từng là căn cứ Mỹ.

Trong khi đó tại Mỹ ngày 12-1 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tiến hành hội đàm với hai người đồng cấp Phillipines Albert del Rosario và Voltaire Gazmin (ảnh).

Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh Mỹ duy trì cam kết về bảo vệ an ninh cho Philippines và Mỹ sẽ tiếp tục tham vấn và hợp tác về mọi vấn đề an ninh khu vực như vấn đề tranh chấp trên biển Đông.

Tân Hoa xã của Trung Quốc đã bài xích Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng Philippines-Mỹ là “làm gia tăng căng thẳng và thúc đẩy tình hình đến bờ vực chiến tranh”


Năm điểm chính trong thông điệp liên bang của Obama

Tối 12-1 (giờ địa phương) tại Washington, trước các nghị sĩ, Tổng thống Obama đã phát biểu thông điệp liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống (ảnh). Thông điệp liên bang gồm năm điểm chính:
 Nhà nước Hồi giáo tự xưng: Bọn chúng là mối nguy lớn cho dân thường nhưng không phải nguy cơ đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ. Mỹ chắc chắn sẽ săn lùng và tiêu diệt chúng nhưng nói thế giới bước vào “chiến tranh thế giới thứ ba” là quá đáng.

Kinh tế: Mỹ đang là nền kinh tế mạnh nhất và bền vững nhất thế giới. Ai nói kinh tế Mỹ suy thoái là viễn tưởng. Điều dân Mỹ lo ngại là kinh tế Mỹ đang thay đổi cơ bản nhưng sự thay đổi này vốn đã diễn ra trước suy thoái.

tong thong obama

tổng thống Obama

 Nhập cư: Nước Mỹ cần phải duy trì đúng hướng chính sách nhập cư và đừng nên lo sợ cho tương lai (lo sợ tấn công khủng bố rồi cấm tín đồ Hồi giáo nhập cư).

Ung thư: Nước Mỹ sắp tiến hành nỗ lực mới chống các bệnh ung thư.

Cuba: Quốc hội phải chấp nhận chiến tranh lạnh đã kết thúc và nên dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Cuba. Phải đóng cửa nhà tù Guantanamo vì tốn kém, vô ích và chỉ giúp kẻ thù tuyển mộ.

Nói về hối tiếc, Tổng thống Obama nêu: “Một trong những hối tiếc hiếm hoi trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi là thái độ đối đầu và ngờ vực giữa các đảng ngày càng tăng nặng thay vì cải thiện. Tôi đoan chắc một tổng thống tài năng như Lincoln hay Roosevelt cũng không thể lấp đầy ngăn cách”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục