Trung Quốc tập trận ở biển Nhật Bản
Ukraine không muốn đánh nhau với Nga tại Crimea
Thổ Nhĩ Kỳ tịch thu tài sản hàng trăm doanh nhân
Mỹ nói Nga điều 40.000 lính áp sát biên giới Ukraine
Tin thế giới đọc nhanh 19-08-2016
- Cập nhật : 19/08/2016
Nga khẳng định không vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva ngày 17/8, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Nga không vi phạm Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về cấm cung cấp vũ khí cho Iran, khi sử dụng các căn cứ quân sự của nước này để tiến hành không kích chống khủng bố ở Syria.
Đề cập những toan tính của Washington cáo buộc Moskva đang vi phạm Nghị quyết 2231, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định "không có bất kỳ lý do gì" để nghi ngờ Nga vi phạm nghị quyết trên, bởi trong trường hợp này không hề có chuyện cung cấp, bán hoặc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Iran.
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh không quân Nga sử dụng máy bay chiến đấu cất cánh từ căn cứ quân sự Iran là có sự cho phép của Tehran và đây là một phần trong chiến dịch chống khủng bố tại Syria, theo đề nghị của chính quyền hợp pháp ở quốc gia Trung Đông này.
Ngoại trưởng Nga Lavrov nêu rõ ở đây không có bất cứ điều gì cần phải bàn cãi, đồng thời kêu gọi chấm dứt những hành động kiểu "bới bèo ra bọ" đối với việc Nga sử dụng căn cứ quân sự tại Iran để tham gia chiến dịch chống khủng bố tại Syria.
Nhà ngoại giao Nga cho rằng những hành động như vậy dường như đang nhằm đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế khỏi nhiệm vụ chính là phối hợp giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng Syria. Ông cũng chỉ trích Mỹ cho tới nay vẫn chưa thể phân biệt phe đối lập Syria với các nhóm khủng bố.
Nghị quyết 2231, được thông qua tháng 7/2015, cấm việc cung cấp, bán hoặc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Iran nếu không được sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 16/8 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng không quân nước này đã tiến hành các cuộc không kích từ căn cứ không quân Hamedan của Iran, nhằm vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở 3 tỉnh thành nằm ở phía Bắc và phía Đông Syria. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Nga sử dụng căn cứ của Iran để tấn công các mục tiêu IS ở bên trong lãnh thổ Syria kể từ khi Nga mở chiến dịch không kích nhằm yểm trợ cho quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống khủng bố hồi tháng 9/2015. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ xem xét liệu hành động của Nga có vi phạm Nghị quyết 2231 hay không.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu ngày 17/8 với hãng tin Tasnim, Cố vấn cấp cao của Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei về các vấn đề quốc tế, ông Ali-Akbar Velayati cho rằng không có gì bất thường trong mối quan hệ hợp tác quân sự chống khủng bố giữa Iran và Nga. Ông khẳng định "Iran luôn coi quan hệ hợp tác với Nga mang tầm chiến lược và Iran chủ trương phát triển quan hệ với Nga trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, cho tới quân sự."
Theo ông, những bình luận của Mỹ về quan hệ hợp tác quân sự chống khủng bố Iran-Nga là mang tính chủ quan. Iran đang hỗ trợ cả Syria lẫn Iraq phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ngoại giao Iran nêu rõ sự hiện diện của Iran và Nga tại Syria là hợp pháp, khi dựa trên các yêu cầu chính thức của Chính phủ Syria, trong khi chính sự hiện diện của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này là bất hợp pháp.(TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Singapore đừng can thiệp Biển Đông
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Chấn Dân ngày 16-8 đã lớn tiếng yêu cầu Singapore không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông trong một cuộc gặp giữa đại diện các nước ASEAN và Trung Quốc tại khu tự trị Nội Mông.
Theo South China Morning Post (SCMP), trước đó, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đạt được thống nhất sẽ ra tuyên bố chung về Bộ quy tắc ứng xử các sự cố ngoài ý muốn trên biển (CUES).
Phát biểu sau cuộc gặp, ông Lưu nhấn mạnh Bắc Kinh muốn Singapore phải có quan điểm trung lập trong vấn đề Biển Đông thay vì chỉ trích như từ trước đến nay. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng khuyên Singapore nên làm tốt vai trò là điều phối viên cho các cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và ASEAN.
“Là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông, chúng tôi hi vọng chính phủ Singapore, với điều kiện không can thiệp vào các vấn đề trên Biển Đông, sẽ tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN”, ông Lưu nhấn mạnh.
Đáp lại, Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, ông Chee Wee Kiong kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tự kiềm chế các hành động gây căng thẳng.
Được biết CUES được đưa ra từ năm 2014 nhằm tránh các cuộc va chạm ngoài ý muốn trên biển, đã được nhiều nước ký kết, bao gồm các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.
Nhận định về việc Trung Quốc và ASEAN nhất trí ra tuyên bố chung về CUES ngày 16-8, nhà nghiên cứu Ashley Townshend tại Đại học Sydney, Úc cho rằng vẫn còn rất nhiều việc các nước trong khu vực phải làm ở phía trước.
“Thông qua CUES cho lực lượng hải quân là chưa đủ, bộ quy tắc này cũng nên được áp dụng cho cả các lực lượng tuần duyên của các nước”, ông Townshend nói.
Cũng theo ông Townshend, mặc dù không có tranh chấp ở Biển Đông, song Singapore có lợi ích rất lớn trong vấn đề giao thương và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Học giả này cũng nhận định, mặc dù ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế về Biển Đông, trong đó đã bác bỏ chủ quyền vô lý của Trung Quốc, chính quyền Singapore phải tính toán và cân bằng giữa quan hệ kinh tế với Bắc Kinh và lợi ích chiến lược trên Biển Đông.(TT)
Thế giới vừa trải qua tháng nóng nhất trong 137 năm qua
Italy, Đức, Pháp nhóm họp thảo luận về tương lai EU hậu Brexit
Theo AFP, Thủ tướng Italy Matteo Renzi sẽ tổ chức một cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 22/8 tới, nhằm thảo luận về tương lai của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh quyết định rời khỏi khối này (Brexit).
Cuộc gặp ở hòn đảo Ventotene ngoài khơi thành phố Napoli nói trên sẽ diễn ra 3 tuần trước hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU tại Bratislava (Slovakia).
Hội nghị thượng đỉnh này sẽ không có sự tham dự của Anh và nhằm đề ra một lộ trình hậu Brexit cho EU.
Hồi cuối tháng 6/2016, lãnh đạo ba nước trên đã nhóm họp lần đầu tiên sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh và kêu gọi "một động lực mới" cho EU.(Vietnamplus)