tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 19-08-2016

  • Cập nhật : 19/08/2016

Indonesia muốn đổi tên cho vùng biển Trung Quốc yêu sách

Indonesia có kế hoạch đổi tên một phần vùng biển trong khu vực thành biển Natuna.

Nhằm giữ chủ quyền, Indonesia đang có kế hoạch đổi tên biển khu vực thành biển Natuna, báo South China Morning Post (Hong Kong) dẫn thông báo từ ông Ahmad Santosa, Trưởng Đơn vị tác chiến đặc biệt 115 của Indonesia - cơ quan chống đánh bắt cá trái phép trong ngày Độc lập tối 17-8.

Vùng biển này chỉ bao quanh quần đảo Natuna, nằm ở tây bắc đảo Borneo của Indonesia, thuộc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Ông Ahmad Santosa cho biết Indonesia sẽ gửi đề xuất này lên Liên Hiệp Quốc và “nếu không ai phản đối thì vùng biển này sẽ chính thức được gọi là biển Natuna”.

Theo ông Hamid Rizal - Thị trưởng quần đảo Natuna, thay đổi này nhằm giúp mọi người nắm rõ hơn về vùng biển thuộc chủ quyền Indonesia, đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng đánh bắt trái phép, không báo trước, không được kiểm soát trên vùng biển Indonesia.

Indonesia tuyên bố các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của nước này quanh quần đảo Natuna. Vùng biển quanh quần đảo Natuna bị Trung Quốc ngang ngược xem là ngư trường đánh bắt truyền thống của mình.

tong thong indonesia joko widodo (ao xanh ben phai) tham quan dao natuna hoi thang 6. anh: scmp

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (áo xanh bên phải) thăm quần đảo Natuna hồi tháng 6. Ảnh: SCMP

Ngày 17-8, Indonesia đã đánh chìm 60 tàu cá - 58 tàu nước ngoài và hai tàu trong nước - vì đánh bắt cá trái phép ở biển Indonesia, phần lớn là ở vùng biển quanh quần đảo Natuna.

Trong ngày 17-8, Bộ trưởng Các vấn đề nghề cá và hàng hải Susi Pudjiastuti cho biết Indonesia chỉ có thỏa thuận đánh bắt cá với Malaysia ở eo biển Malacca. Ngoài ra, Indonesia không công nhận bất kỳ ngư trường đánh bắt của bất kỳ nước nào trên biển Indonesia, ý muốn ám chỉ đến cái gọi là ngư trường Trung Quốc cho là của mình quanh quần đảo Natuna.(PLO)


Indonesia đánh chìm 60 tàu cá nước ngoài ngày Quốc khánh

Indonesia hôm qua đánh dấu ngày Quốc khánh bằng cách đánh chìm 60 tàu nước ngoài bị bắt vì đánh bắt trái phép ở vùng biển nước này. 

tau ca nuoc ngoai bi danh chim o vung bien batam trong hinh tu lieu. anh: antara

Tàu cá nước ngoài bị đánh chìm ở vùng biển Batam trong hình tư liệu. Ảnh: Antara

AP dẫn lời Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp, cho biết 60 tàu bị đánh chìm tại 8 địa điểm trên khắp quần đảo Indonesia để tạo ra san hô nhân tạo. "Chúng tôi coi khoảnh khắc có tác dụng răn đe", bà nói và cho biết đây là thông điệp mạnh mẽ tới các nước và đội tàu đánh cá của họ.

Chính phủ Indonesia ban đầu định đánh chìm 71 tàu cá từ Philippines, Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc vào ngày Quốc khánh thứ 71 của nước này, nhưng kế hoạch sau đó được điều chỉnh. 

Bà Pudjiastuti đã tổ chức phá hủy hơn 200 tàu cá đánh bắt trái phép từ năm 2014. Chính phủ của Tổng thống Joko Widodo thể hiện lập trường cứng rắn trước nạn đánh bắt cá trái phép, một phần do nhu cầu cho các nước láng giềng thấy rằng Indonesia kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn với 17.000 đảo.

Nhiều tàu bị bắt ngoài khơi quần đảo Natuna, Indonesia. Bắc Kinh gọi khu vực là ngư trường truyền thống của Trung Quốc kể cả khi nó cách Trung Quốc đại lục 2.000 km.


Đánh bom cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, 6 người chết, 219 người bị thương

Hai vụ đánh bom nhắm vào cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ làm sáu người chết, 219 người bị thương.

Sáu người chết, 219 người bị thương trong hai vụ đánh bom sáng 18-8 và tối 17-8 tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng tin AP (Mỹ).

Sáng 18-8, một vụ đánh bom xe hơi nhắm vào một trụ sở cảnh sát ở tỉnh Elazig, đông Thổ Nhĩ Kỳ. Ba cảnh sát thiệt mạng, 146 người bị thương, trong đó 14 người đang nguy kịch.

Trước đó, tối 17-8, xảy ra một vụ đánh bom xe hơi tại một trụ sở cảnh sát ở tỉnh Van cũng thuộc đông Thổ Nhĩ Kỳ giết chết một cảnh sát và hai dân thường. Ít nhất 73 người - gồm 20 cảnh sát và 53 dân thường bị thương.

mot chiec xe hoi dung de danh bom tai tinh van (tho nhi ky) toi 17-8. anh: dw

Một chiếc xe hơi dùng để đánh bom tại tỉnh Van (Thổ Nhĩ Kỳ) tối 17-8. Ảnh: DW

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng thủ phạm là đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn vẫn thường xuyên thực hiện đánh bom xe hơi nhắm vào các trụ sở cảnh sát hoặc đánh bom vệ đường nhắm vào xe cảnh sát đi trên đường. Tuần trước, thủ lĩnh PKK Cemil Bayik vừa đe dọa sẽ tăng tấn công vào cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ.

Xung đột giữa cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng PKK căng thẳng trở lại từ năm ngoái sau khi tiến trình đàm phán hòa bình hai bên sụp đổ. Từ lúc đó đã có hơn 600 cảnh sát và hàng ngàn phiến quân PKK thiệt mạng, theo hãng tin Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ).


Mỹ phát triển vũ khí laser bắn hạ tên lửa siêu vượt âm

Bộ Quốc phòng Mỹ đang triển khai dự án phát triển hệ thống vũ kí laser hiện đại có thể bắn hạ các tên lửa siêu vượt âm của đối phương.

cac may bay khong nguoi lai co nho cua my se duoc trang bi vu khi laser de diet ten lua sieu vuot am. anh: military

Các máy bay không người lái cỡ nhỏ của Mỹ sẽ được trang bị vũ khí laser để diệt tên lửa siêu vượt âm. Ảnh: Military

Sự thành công của các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm, có thể đạt tốc độ Mach 10 (3.400 m/s), của Nga và Trung Quốc gần đây khiến Lầu Năm Góc tỏ ra lo ngại và buộc phải triển khai các biện pháp tăng cường sức mạnh hệ thống phòng thủ, theo Washington Free Beacon.

Phó giám đốc chương trình các hệ thống tên lửa của tập đoàn Lockheed Martin, Doug Graham đề xuất hai phương án đối phó.

Phương án đầu tiên là sử dụng phiên bản cải tiến của hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), còn gọi là THAAD-ER, có vận tốc đánh chặn cao hơn, và có thể đánh chặn tên lửa ở hai giai đoạn.

Phương án thứ hai là phát triển các loại vũ khí laser năng lượng cao ở trên không, để phá hủy các tên lửa siêu vượt âm khi chúng vừa rời bệ phóng và chưa đạt vận tốc tối đa

"Các hệ thống laser năng lượng cao là phương tiện đánh chặn nhanh nhất mà chúng ta có", ông Graham khẳng định

Trước đó, quân đội Mỹ từng tìm cách lắp thiết bị laser lên máy bay Boeing 747 nhưng thất bại.

Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) dự kiến sẽ công bố các hợp đồng phát triển vũ khí laser trong vài tháng tới. Nếu thuận lợi, trong vòng một thập kỷ nữa, Mỹ sẽ có trong tay một hệ thống sẵn sàng triển khai

Xem thêm: Mỹ thử nghiệm vũ khí laser trên trực thăng Diều hâu Đen.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục