Nhật tố tàu Trung Quốc mang pháo vào Senkaku
Đức muốn tung tiền cho dự án đường sắt ở Nga
Thổ Nhĩ Kỳ tứ bề thọ địch
Chỉ huy nhóm nổi dậy Syria chết do trúng tên lửa
Mỹ - Trung đấu khẩu về dự luật chống khủng bố
Tin thế giới đọc nhanh trưa 19-08-2016
- Cập nhật : 19/08/2016
Triều Tiên dọa tấn công phá hủy căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương
Triều Tiên lên án Mỹ điều động thêm máy bay ném bom tới đảo Guam, cảnh báo các căn cứ của Washington ở Thái Bình Dương sẽ bị "hủy diệt" nếu nước này hành động liều lĩnh.
"Đưa các oanh tạc cơ chiến lược đến Guam chứng tỏ kế hoạch tấn công hạt nhân phủ đầu DPRK của Mỹ đã bước vào giai đoạn liều lĩnh thực hiện", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết ngày 17/8. DPRK là viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Hồi đầu tháng, Mỹ đưa các máy bay ném bom hạt nhân B-1B và B-2 từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri tới đảo Guam vào thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ở mức cao.
Triều Tiên cho rằng với hành động trên, Mỹ còn muốn kìm chế Trung Quốc và Nga tại châu Á - Thái Bình Dương để "duy trì sự thống trị quân sự trong khu vực".
DPRK không "bàng quan" trước mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ mà sẽ "mài sắc thanh gươm hạt nhân công lý quý giá" để bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
"Nếu liều lĩnh, đánh giá sai xu thế thời đại và vị trí chiến lược của DPRK, mọi căn cứ Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Guam, sẽ đối mặt sự hủy diệt khi quân đội DPRK tấn công tổng lực thực sự", Triều Tiên cảnh báo.
CNN dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Washington ngày càng lo ngại do sự phát triển trong chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã làm giảm đáng kể thời gian cảnh báo trước nếu Triều Tiên có ý định tấn công hạt nhân Mỹ cùng đồng minh.
Những lần thử tên lửa tầm trung và tầm xa, thử hạt nhân, biến Triều Tiên thành một mối đe dọa "thực sự", không còn là "lý thuyết", một quan chức nắm rõ thông tin tình báo Mỹ nói. (Vnexpress.net)
Philippines sẽ không đưa tranh chấp Biển Đông ra thượng đỉnh ASEAN
Tổng thống Rodrigo Duterte dự kiến không nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong chuyến công du Lào, dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng tới.
Trong cuộc họp báo hôm qua tại Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino, Tổng thống Duterte cho biết ông muốn đối thoại song phương với Trung Quốc hơn việc nêu vấn đề tại hội nghị thượng đỉnh.
"Không, tôi sẽ chỉ đưa vấn đề mặt đối mặt với Trung Quốc, bởi nếu bây giờ bạn tranh cãi với họ, tuyên bố chủ quyền, làm ồn ào ở chỗ này chỗ kia, họ có thể thậm chí không muốn nói chuyện", GMA Network dẫn lời ông nói. "Hãy tạo ra một môi trường nơi chúng ta có thể ngồi xuống, nói chuyện trực tiếp, và đó là lúc tôi cho rằng: 'Chúng tôi tiến lên từ đây'".
Ông Duterte cũng cho rằng tranh đấu thông qua hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chỉ có thể gây phức tạp thêm tình hình vốn đã nhạy cảm giữa hai nước. Tổng thống Philippines trước đó chỉ định cựu tổng thống Fidel V. Ramos làm đặc phái viên, tới Trung Quốc để "phá băng" quan hệ song phương.
Ông Duterte sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Lào vào đầu tháng 9 tới. Đây là hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên ông tham gia với tư cách tổng thống. Những năm trước, tranh chấp với Trung Quốc là một chủ đề tại hội nghị thượng đỉnh này.(VNEX)
Mỹ sốt vó lo Nga vờ tập trận, đánh úp Ukraine
Theo Free Beacon (Mỹ) hôm 17-8, có khoảng 40.000 binh sĩ Nga, xe tăng, xe thiết giáp và các đơn vị không quân hiện đang dàn trận dọc biên giới phía đông của Nga giáp ranh Ukraine.
Ngoài ra, một lực lượng quân sự Nga đông đảo sẽ tiến hành tập trận vào tháng 9 tới. Điều này khiến giới chức Lầu Năm Góc suy đoán Nga sử dụng cuộc tập trận này như là vỏ bọc để đánh úp Ukraine.
“Các đơn vị quân sự Nga có khả năng củng cố các hoạt động trên bán đảo Crimea thông qua các cuộc đổ bộ và các bài tập phòng không. Điều này có thể nhận thấy khi lực lượng quân sự thay đổi thiết bị và các đoàn xe tải quân sự” - một quan chức quốc phòng nói.
Giới chức Mỹ cho rằng điểm xấu trong cuộc tập trận lần này của Nga có nét tương đồng với cuộc tập trận quy mô lớn đã được tiến hành ở gần Ukraine một tháng trước khi Moscow thực hiện các hoạt động quân sự bí mật để tiếp nhận bán đảo Crimea, bán đảo chiến lược ở biển Đen, hồi tháng 3-2014.
Phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu - ông Danny Hernandez nói với tờ Washington Free Beacon rằng cuộc tập trận sắp tới của Nga đang được theo dõi chặt chẽ.
“Chúng tôi cực kỳ quan ngại trước tình hình căng thẳng leo thang gần ranh giới hành chính giữa Crimea và phần còn lại của Ukraine” - ông Hernandez nói - “Chúng tôi kêu gọi hai bên tránh các hành động khiêu khích hay các phát ngôn có thể làm tình hình leo thang”.
Theo ông Hernandez, trong quá khứ lực lượng Nga không hiện diện nhiều bên trong bán đảo Crimea dọc theo biên giới giáp Ukraine. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, một lượng lớn lính Nga và xe tăng đã được bố trí ở tám căn cứ trải dài từ Yelnya, gần Smolensk và đông bắc Ukraine, khu vực phía đông thông qua Rostov - TP nằm rất gần miền đông Ukraine.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết chưa rõ liệu có phải Moscow đã “phô trương” lực lượng để ép buộc Ukraine phải chấp nhận sự tiếp quản của Nga ở Crimea hoặc chuẩn bị cho xung đột tiếp sau hay không.
Trang tin Free Beacon cho hay tám căn cứ có sự xuất hiện của lực lượng quân sự Nga đã được các quan chức xác nhận là Yelnya, Klintsy, Valuyki, Boguchar, Millerovo, Persianovskiy và hai căn cứ có tên Rostov-1 and Rostov-2.
Hãng tin Reuters đưa tin hồi tháng 6 đã có báo cáo về việc Nga triển khai quân tới Klintsy và tiểu đoàn súng trường cơ giới của Lữ đoàn 28 Nga đã được chuyển tới gần Valuyki và Rostov.
Bên cạnh đó, một trại huấn luyện quân sự Nga được lập nên tại Persianovskiy, cách phía bắc Rostov chừng 45 km. Binh sĩ và máy bay được triển khai tại Millerovo cũng được xác nhận thông qua hình ảnh vệ tinh từ năm 2015.
Từ tháng 9 năm ngoái, Reuters cho hay căn cứ quân sự của Nga được thiết lập gần Boguchar và một lữ đoàn súng trường cơ giới cũng được triển khai ở Yelnya.
Mark Schneider, chuyên gia thuộc Viện Quốc gia về chính sách công của Mỹ, cho biết các hoạt động chuyển quân trên là dấu hiệu đáng lo ngại bởi Moscow có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với Ukraine.
Phillip Karber, cựu quan chức phụ trách kiểm soát vũ khí Mỹ, người đã từng có mặt tại các vùng chiến sự Ukraine, xác nhận có nhiều đơn vị quân sự mới tại tám căn cứ trên của Nga. Trong đó, có 2-8 lữ đoàn quân sự xe tăng vệ binh đầu tiên của Nga mới được thành lập tại Yelnya và Klintsy ở phía bắc.
Ông Karber tin rằng hoạt động quân sự chống Ukraine của Nga có thể xảy ra và chuyện Moscow mới đây tuyên bố Ukraine thực hiện “tấn công khủng bố” ở Crimea có thể được Nga sử dụng như một cái cớ.
Theo ông, Nga đang tăng cường lực lượng ở Crimea và miền đông Ukraine. Cuộc tập trận sắp tới có khả năng được tiến hành từ những khu vực mà thuận tiện cho cuộc tấn công. Chẳng hạn, Nga sẽ điều động lực lượng được triển khai ở vùng Transnistria của Moldova và các đơn vị hải quân trên các tàu ở biển Đen.
“Vào tháng tới, địa hình sẽ rất thuận lợi cho việc di chuyển các xe thiết giáp” - ông Karber nói.
Theo ông Karber, một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn của Nga sẽ nhằm mục đích chiếm giữ các khu vực công nghiệp quân sự trọng điểm như nhà máy xe tăng ở Kharkiv, nhà máy tên lửa tại Dnepropetrovsk, xưởng đóng tàu tại Mykolyev và khu cảng Odessa.
Lực lượng Nga cũng có thể đưa quân vào Ukraine từ phía đông bắc tới ngoại ô Kiev và đặt thủ đô Kiev trong tầm bắn để buộc thay đổi chính quyền ở Ukraine. Tuy nhiên, ông nói Nga dường như không có đủ lực lượng tại chỗ để sẵn sàng cho một chiến dịch quân sự lớn như vậy. (PLO)
Thổ Nhĩ Kỳ lệnh bắt gần 200 người nghi tài trợ đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh bắt 178 người, trong đó có nhiều giám đốc điều hành các doanh nghiệp, bị nghi tài trợ cho cuộc đảo chính bất thành tháng trước.
Theo AFP, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay mở chiến dịch quy mô lớn nhằm vào các doanh nghiệp bị nghi tài trợ cho cuộc đảo chính bất thành diễn ra đêm 15/7 và có liên quan đến giáo sĩ lưu vong tại Mỹ Fethullah Gulen.
Riêng tại Istanbul, cảnh sát truy tìm 120 nghi phạm trong hàng chục công ty và đã tạm giữ 100 người, theo CNN Turk.
Chiến dịch diễn ra tại 204 địa chỉ ở 18 tỉnh, trong đó có những cuộc đột kích diễn ra đồng thời ở 100 khu vực thuộc thành phố Istanbul, thủ phủ kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 1.000 cảnh sát tham gia chiến dịch.
Ankara tin rằng giáo sĩ Gulen là đạo diễn của cuộc đảo chính quân sự. Trong cáo trạng dài hơn 2.500 trang được công tố viên vùng Usak, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua hôm 16/8, giáo sĩ Gulen bị tố "âm mưu phá hủy trật tự hiến pháp bằng vũ lực", "thành lập, điều hành một tổ chức khủng bố" cùng nhiều cáo buộc khác. Gulen cùng 111 nghi phạm khác bị tố chuyển tiền nhận được từ các tổ chức từ thiện hoặc quyên góp tới Mỹ thông qua công ty "bình phong".
Gulen bị đề nghị lĩnh hai án tù chung thân và 1.900 năm tù.