Indonesia và Mỹ cùng phát triển hải quân, an ninh hàng hải
Nhật trao đổi thông tin với Mỹ về Biển Đông
Trung Quốc dọa đáp trả tàu Mỹ ở Trường Sa
Philippines, Úc ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông
Tàu khu trục Mỹ hoàn tất tuần tra quanh Đá Xu Bi
Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-01-2016
- Cập nhật : 14/01/2016
Nhật Bản sẽ đưa tàu chiến đuổi 'tàu lạ' từ Trung Quốc
Từ trên xuống là các đảo Uotsuri, Kitakojima và Minamikojima thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters
Bất kỳ tàu hải quân nào xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, không đáp ứng nguyên tắc “đi qua vô hại” sẽ bị tàu hải quân Nhật buộc phải rời khỏi khu vực, Reuters dẫn tuyên bố từ chính phủ Nhật Bản.
“Nếu một tàu hải quân nước ngoài đi qua vùng biển của chúng tôi không theo mục đích “qua lại vô hại”, chúng tôi sẽ điều tàu chiến đến yêu cầu họ rút khỏi”, Reuters dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong buổi họp báo hôm 12.1.
Tuyên bố này đồng nghĩa nếu có tàu vũ trang nước ngoài xâm nhập vào các vùng biển mà Nhật Bản cho là của họ, Tokyo sẽ triển khai tàu hải quân “tiếp đón” thay vì sử dụng tàu cảnh sát biển như trước đây.
Động thái này diễn ra sau khi phía Nhật Bản cáo buộc rằng tàu vũ trang Trung Quốc thường di chuyển gần vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang tranh chấp. Báo Yomiuri của Nhật cũng có bài viết thúc giục chính phủ Nhật nên đưa tàu chiến đến để buộc tàu vũ trang của Trung Quốc rời khỏi khu vực nếu xâm phạm vào bên trong vùng 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Suga cho biết chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt phương hướng hành động trên vào tháng 5.2015, và đã gửi thông báo cho phía Trung Quốc vào tháng 11.2015.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi khẳng định Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của mình. Đồng thời, ông Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định rằng các hòn đảo tranh chấp kể trên vốn thuộc Trung Quốc “từ thời cổ đại”.
“Vào lúc này chúng tôi không muốn chứng kiến căng thẳng gia tăng trên biển Hoa Đông và sẵn sàng có sự quản lý phù hợp, kiểm soát và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, tham vấn”, ông Hồng Lỗi nói trong một buổi họp báo thường ngày ở Bắc Kinh.
Philippines cho Mỹ tăng hiện diện quân sự kiềm chế Trung Quốc
Phát ngôn viên của Tòa án Tối cao Philippines Theodore Te hôm 12-1 cho biết thỏa thuận này là hợp hiến với số phiếu bầu thuận-chống 10-4, tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Benigno Aquino có quyền ký thỏa thuận và không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Theo người phát ngôn viên, thỏa thuận "là một sự thực thi đơn thuần của pháp luật hiện hành và các điều ước".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (phải)có cuộc gặp cùng các quan chức đồng cấp Philippines hôm 12-1. (Ảnh: Dailymail)
Iran bắt giữ hai tàu Mỹ với cáo buộc xâm phạm lãnh hải
"Chúng tôi đã liên lạc với Iran và nhận được sự đảm bảo từ phía Iran rằng các thủy đoàn cùng với con tàu sẽ được thả tự do sớm", AP dẫn lời Peter Cook, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói.
Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết hai tàu hải quân Mỹ đang trên đường từ Kuwait đến Bahrain, mất tích sau khi đi lạc vào lãnh hải Iran, theo AFP. Vị trí hai tàu mất liên lạc là cách đảo Farsi của Iran gần 2 km. Quan chức này xác nhận thông tin có 10 thủy thủ trên hai tàu.
Theo RT, giới chức Mỹ nói rằng chưa rõ vì sao hai tàu này có thể đi vào lãnh hải Iran. Một quan chức cấp cao nói với NBC News rằng phía Iran biết trường hợp này là do nhầm lẫn và đã đồng ý thả người trong vài giờ tới và cho phép họ tiếp tục hành trình.
New York Times đưa tin một quan chức giấu tên nói rằng một trong hai tàu Mỹ bị hư hỏng máy móc. CNN đưa tin các hai tàu hải quân này của Mỹ trang bị ba súng máy cỡ lớn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi cho người đồng cấp Iran Mohammed Javad Zarif ngay sau khi nhận được tin báo.
Hàn Quốc bắn cảnh cáo thiết bị bay nghi của Triều Tiên
Một thiết bị bay không người lái rơi ở Hàn Quốc hồi năm 2014 cũng bị nghi là của Triều Tiên. Ảnh: AP
Máy bay không người lái bay gần trạm quan sát của quân đội Hàn Quốc trên núi Dora, cách Seoul khoảng 47 km. Tuy nhiên, sau những phát súng cảnh báo, nó lập tức quay lại biên giới, vào Triều Tiên, AFP dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói.
Vụ việc xảy ra vào 14h10, theo thông cáo của Tham mưu trưởng Liên quân (JCS). JCS cho hay trong vụ chạm trán, quân đội dùng súng máy bắn khoảng 20 phát đạn.
Đây được cho là hành động quân sự mới nhất của Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân bất ngờ hôm 6/1. Để trả đũa cho cuộc thử nghiệm Bình Nhưỡng tuyên bố là bom nhiệt hạch, Seoul nối lại việc phát thanh chống Triều Tiên bằng loa dọc biên giới. Đáp lại, Bình Nhưỡng cũng bắt đầu các hoạt động phát thanh tuyên truyền tại vùng biên. Triều Tiên cũng rải truyền đơn sang Hàn Quốc, yêu cầu chấm dứt hoạt động phát thanh và chỉ trích Tổng thống Park Geun-hye.
LHQ kêu gọi hỗ trợ gần 8 tỉ USD cho người dân Syria
Ngày 13-1, Liên Hiệp Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 7,73 tỉ USD để giúp đỡ 22,5 triệu người Syria đang phải sống trong cảnh cùng khổ vì chiến tranh.
Theo AFP, LHQ cho biết số tiền quyên góp từ các nước thành viên LHQ sẽ giúp cải thiện cuộc sống của 13,5 triệu người Syria bị mất nhà cửa vì chiến tranh và 4,7 triệu người đã di tản ra nước ngoài, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Libăng.
“Sau gần sáu năm xung đột đẫm máu, người dân Syria đang cần sự giúp đỡ của chúng ta hơn bao giờ hết” - ông Stephen O’Brien, phó tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo, khẳng định.
Theo Reuters hiện một ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của LHQ đang phỏng vấn nhiều người dân Madaya để thu thập bằng chứng về tội ác chiến tranh tại đây. Chủ tịch ủy ban điều tra Paulo Pinheiro cho biết vòng kiềm tỏa của quân đội Syria đã khiến nhiều người dân Madaya suy dinh dưỡng nặng và chết vì đói khát.
Hiện quân đội Syria đang vây hãm nhiều thị trấn và thành phố ở nước này. Quân nổi dậy cũng cô lập các thị trấn Foua và Kafraya, trong khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bao vây các vùng ở Deir al-Zor.
LHQ sẽ đề nghị các nước cam kết hỗ trợ Syria trong cuộc hội nghị về cuộc khủng hoảng Syria ở London (Anh) ngày 4-2 tới.
Cao ủy LHQ về người tị nạn Filippo Grandi cho rằng các nước láng giềng của Syria đang oằn mình dưới gánh nặng dòng người tị nạn từ Syria. Do đó, một phần quỹ hỗ trợ cần được rót cho các quốc gia này.
Năm ngoái LHQ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 8,4 tỉ USD để cứu giúp người dân Syria, nhưng chỉ nhận được 3,3 tỉ USD. Vấn đề là tình trạng của người dân Syria ngày càng trở nên bi đát, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn bị lực lượng chính phủ cũng như quân nổi dậy vây hãm.
“Sẽ có rất nhiều người chết nếu thế giới không hành động nhanh” - ông Yacoub El Hillo, điều phối viên LHQ về Syria, cảnh báo.
Ông cho biết ở thị trấn Madaya, nơi bị quân chính phủ Syria vây hãm trong sáu tháng qua, ông đã tận mắt nhìn thấy vô số người bị suy dinh dưỡng nặng vì thiếu ăn, đặc biệt là những đứa trẻ gầy như xương khô.
Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) cho biết từ ngày 1-12-2015, đã có 28 người ở Madaya chết vì đói. Nhưng bi kịch không chỉ xảy ra ở Madaya. LHQ ước tính hiện có 15 thành phố và thị trấn bị quân đội Syria và lực lượng nổi dậy cô lập, khiến 400.000 người bị mắc kẹt và phải sống trong cảnh đói khổ.
Hội đồng bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt các cuộc bao vây, kiềm tỏa này nhưng bị phớt lờ. Hiện LHQ đang đàm phán với chính quyền Syria để được phép di tản khoảng 400 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, ra khỏi Madaya.
“Chiến thuật vây hãm là chiêu nhắm vào thường dân, đẩy họ vào cảnh chết đói. Chiến thuật này vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế” - ông Pinheiro nhấn mạnh.