tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 13-06-2016

  • Cập nhật : 13/06/2016

Tài phiệt Mỹ George Soros cảnh báo nguy cơ EU tan rã cùng Brexit

Nhà tài phiệt người Mỹ George Soros vừa đưa ra cảnh báo rằng nếu cử tri Anh lựa chọn rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là kịch bản Brexit, trong cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 23/6 tới, đây sẽ là dấu chấm hết cho liên minh này.

nha tai phiet george soros

Nhà tài phiệt George Soros

 Ngày 11/6, phóng viên TTXVN tại Anh dẫn lời tỷ phú Soros cho rằng khả năng Anh rời EU tạo ra một mối đe dọa mới. Nếu xảy ra Brexit, nguy cơ tan rã của liên minh này là điều khó tránh khỏi. Trước đó, ông Soros cũng đã cảnh báo EU đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, do phải giải quyết cùng lúc hai bài toán khó là cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và cuộc khủng hoảng di cư. Tuy nhiên, nhà tài phiệt này lưu ý rằng việc đồng bảng Anh mạnh lên trong những tuần gần đây cho thấy khả năng người dân Anh bỏ phiếu rời EU có thể sẽ không xảy ra. Theo ông, cuộc trưng cầu ý dân càng đến gần thì các cuộc vận động ở lại EU sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.


Nhận định của ông Soros được đưa ra vào thời điểm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi vừa đưa ra cảnh báo rằng không còn nhiều thời gian để chính phủ các nước EU thực hiện các chương trình cải cách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế trong giai đoạn có nhiều thay đổi về nhân khẩu học cũng như để thúc đẩy tăng trưởng thông qua giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Ông Soros cũng cho biết ông đã bán cổ phiếu và "đánh cược" vào vàng và một số tài sản khác. Tỷ phú Soros đã “rót” 30 tỷ bảng Anh (tương đương 43,5 tỷ USD) vào kim loại quý này, vì theo ông, chiều hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến cho tỷ lệ lạm phát trên thế giới tiếp tục ở mức thấp đáng lo ngại.

Theo số liệu thống kê, trong quý đầu năm 2016, tuy bán cổ phiếu của các công ty thuộc nhiều lĩnh vực vực khác, song quỹ đầu tư của ông Soros đã mua trên 1 triệu cổ phiếu (trị giá khoảng 123,5 triệu USD) của quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust và 19 triệu cổ phiểu của công ty khai thác vàng hàng đầu thế giới Barrick Gold. Ông từng được coi là kẻ "gây rối" tại Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong một ngày mà giới đầu tư gọi là ngày "Thứ Tư Đen" (16/9/1992). Áp lực của các cuộc tấn công đầu cơ tiền tệ do quỹ đầu tư của ông Soros dẫn đầu khi đó đã buộc BoE phải rút đồng bảng khỏi Cơ chế Tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) để tránh cho đồng bảng tiếp tục lao dốc.

Liên quan tới kịch bản Brexit, trước đó, cùng ngày, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch của Mỹ cho biết vẫn giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm đối với Anh là “AA+”, song cảnh báo nếu nước này quyết định rời khỏi EU, nhiều khả năng thứ hạng này sẽ giảm xuống.

Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết về vụ kiện Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee cho rằng Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Hà Lan trọng vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về “đường lưỡi bò”.
 >> Hàn Quốc điều tàu quân sự truy đuổi tàu cá Trung Quốc
 >> Trung Quốc khó phớt lờ phán quyết về “đường lưỡi bò”

bo truong quoc phong new zealand gerry brownlee (anh: one news)

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee (Ảnh: ONE News)

PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong những tuần tới liên quan tới vụ kiện mà Philippines khởi xướng vào năm 2013 đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.

Việc Bắc Kinh ngang nhiên xây dựng hơn 1.200 ha đảo nhân tạo đã gây căng thẳng trong khu vực, nhưng Trung Quốc ngang ngược nói rằng nước này có quyền làm vậy.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình TV3 ngày 11/6,Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee khẳng định dù nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng ông hi vọng luật pháp được tôn trọng.

“Chúng tôi muốn dự do hàng hải, tự do hàng không. Chúng tôi muốn các tuyến thông tin mở và hi vọng sẽ có sự tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông nói.

Khi được hỏi liệu ông có cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận phán quyết của tòa, ông Brownlee cho hay đó là chuyện của chính phủ Trung Quốc nhưng “chúng tôi tin rằng họ nên làm vậy”.

Ông Brownlee cũng nhắc lại các bình luận trước đó rằng vụ kiện là một câu chuyện mới và đầy thử thách xét về khía cạnh luật pháp quốc tế.

Trong những tuần gần đây, Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế.

Các bình luận của giới chức New Zealand tương đồng với các bình luận trước đó của giới chức Anh và Mỹ, vốn cho rằng Bắc Kinh nên xem phán quyết của tòa trọng tài quốc tế là “có tính ràng buộc”. Mặc dù vậy, Trung Quốc khăng khăng tuyên bố không công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa.

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cũng lên tiếng mạnh mẽ rằng Trung Quốc cần giải thích về hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, nếu không nước này sẽ tiếp tục gây mất ổn định giữa các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại tự do.

Bộ trưởng Brownlee cho hay các hành động của Trung Quốc mâu thuẫn với khẳng định của nước này là mục đích chính của việc xây đảo nhân tạo phục vụ hòa bình. Ông nói, có lo ngại rằng Trung Quốc có thể biến thêm các bãi ngầm thành các đảo nhân tạo, và rồi sau đó tuyên bố chủ quyền hoặc thậm chí các vùng đặc quyền kinh tế quanh đó.

Giới chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng một phát quyết mà dự kiến Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan đưa ra về vụ Philippines kiện Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông có thể khiến Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (ADIZ), như Bắc Kinh đã làm ở Hoa Đông vào năm 2013.

Trung Quốc không xác nhận hay phủ nhận một kế hoạch đó ở Biển Đông, nói rằng quyết định sẽ được đưa ra dựa trên mức độ đe dọa và ngang ngược tuyên bố nước này có quyền thiết lập một khu vực như vậy.


Tổng thống Philippines: Cần làm rõ quyền của mỗi bên ở Biển Đông

“Chúng tôi hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết, và khi làm rõ được quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, chúng ta sẽ có công cụ quan trọng để thúc đẩy ổn định trong khu vực”, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines Benigno Aquino nói.

tong thong sap man nhiem cua philippines benigno aquino. (anh: reuters)

Tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines Benigno Aquino. (Ảnh: Reuters)

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền mới đây với hãng tinChannel News Asia của Singapore, Tổng thống Philippines đã chia sẻ một số vấn đề liên quan đến vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông, quan hệ giữa hai nước và khu vực.

Ông Aquino cho biết, trong suốt nhiệm kỳ của mình, chính quyền Philippines đã tham gia vào nhiều cuộc đàm phán song phương cũng như thông qua các diễn đàn khu vực và thậm chí tòa án trọng tài quốc tế để cố gắng làm rõ vị thế của mỗi bên trong tranh chấp ở Biển Đông.

Bình luận về việc liệu phán quyết sắp tới của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện “đường lưỡi bò” ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa Philippines-Trung Quốc cũng như các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, ông Aquino nói:

“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi tiếp tục là đường chín đoạn. Liệu nó có phải một khái niệm hợp pháp? Có phải Trung Quốc đã tự thêm các đường nối mà tất cả các nước thành viên và các nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) đều cho rằng không tồn tại. Nếu tất cả được làm rõ, thì mọi thỏa thuận sẽ có thêm một nền tảng vững chắc. Chúng tôi tin rằng nếu có thể làm sáng rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, thì nó sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của khu vực”.

Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trong nhiệm kỳ 6 năm của ông Aquino, người sẽ mãn nhiệm vào cuối tháng 6 này, vì những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Chính phủ của ông Aquino đã ký một hiệp định quốc phòng mới với Mỹ và khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ra tòa trọng tài, trong khi từ chối đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh. Người lên kế nhiệm ông Aquino là ông Rodrigo Duterte - người từng tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương với Trung Quốc, song mặt khác khẳng định sẽ không nhượng bộ Trung Quốc.

Khi được hỏi liệu chính quyền tiếp theo của Philippines sẽ làm gì để giải quyết vấn đề Biển Đông, ông Aquino từ chối trả lời trực tiếp và chỉ nói rằng: “Tôi muốn để cho ông ấy (ông Duterte) có nhiều lựa chọn. Tôi không muốn mọi thứ càng trở nên hỗn độn. Tôi tự áp mình không được lên tiếng về bất cứ động thái nào của ông ấy trong vòng 1 năm, tất nhiên sẽ chỉ đưa ra lời khuyên khi được đề nghị”.


Hai “pháo đài bay” B-52 của Mỹ đến gần biên giới Nga để làm gì

Hôm thứ Bảy ngày 11 tháng Sáu, hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay gần biên giới Nga trong vùng biển phía Nam Biển Baltic.
afp 2016/ epa

AFP 2016/ EPA

Hôm thứ Bảy ngày 11 tháng Sáu, hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay gần biên giới Nga trong vùng biển phía Nam Biển Baltic, Sputnik đưa tin.
Theo thông tin của đại diện không quân Mỹ, trong Biển Baltic, các máy bay ném bom chiến lược Mỹ đã thực hiện chuyến bay huấn luyện thả thủy lôi chống hạm từ trên không.
Chắc là việc thực hiện nhiệm vụ đó được tiến hành ở vịnh Gdansk, cách căn cứ Hải quân Nga ở Baltiysk 50 km. Trước đó, các nhà chức trách Ba Lan thông báo đóng cửa khu vực cấm tàu thuyền đi lại liên quan đến cuộc diễn tập quân sự.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận Baltops-2016 của NATO, máy bay của NATO, Mỹ và Thụy Điển thường xuyên thực hiện các chuyến bay dọc theo biên giới Nga.

Florida: Khủng bố đẫm máu, ít nhất 20 người bị bắn chết

Ít nhất 20 người chết và 42 người bị thương trong vụ nổ súng ở câu lạc bộ người đồng tính hôm Chủ nhật, ở thành phố Orlando, tiểu bang Florida theo cảnh sát Mỹ.
canh sat phong toa hien truong sau vu no sung hom chu nhat 12/6/2016 - epa

Cảnh sát phong tỏa hiện trường sau vụ nổ súng hôm Chủ nhật 12/6/2016 - EPA

Ít nhất 20 người chết và 42 người bị thương trong vụ nổ súng ở câu lạc bộ người đồng tính hôm Chủ nhật, ở thành phố Orlando, tiểu bang Florida theo cảnh sát Mỹ.
Theo BBC, cảnh sát Orlando nói đã đột nhập vào câu lạc bộ, ba tiếng sau khi xảy ra vụ nổ súng và đã tiêu diệt thủ phạm gây ra vụ tấn công, vẫn theo cảnh sát hôm 12/6/2016.
Cảnh sát cũng nhận định đây là một vụ khủng bố, nhưng chưa cho biết vụ việc chỉ có phạm vi nội địa hay mang tính quốc tế.
“Xác người nằm la liệt khắp nơi,” Christopher Hansen, một nhân chứng nói.
“Trong bãi đậu xe, những người bị thương được đánh dấu đỏ hoặc vàng để phân biệt ai được ưu tiên cho việc điều trị.
"Quần áo đều bị cắt để tìm đầu đạn. Máu lênh láng ở mọi nơi,” vẫn theo nhân chứng.
Trước đó truyền thông địa phương Mỹ cho hay vụ nổ súng xảy ra tại Pulse Club và kẻ tấn công được cho là đã bắt giữ con tin.
Thông tin trên trang Facebook của câu lạc bộ này viết: “Mọi người hãy thoát khỏi Pulse và chạy đi”.
Hình ảnh video được chia sẻ trên mạng truyền thông xã hội cho thấy nhiều người bị thương đã được điều trị ngay tại hiện trường.
 Một người có mặt ở bên trong câu lạc bộ tại thời điểm xảy ra sự cố đã quay hình và đưa lên trang Facebook cá nhân.
Hình ảnh và âm thanh trong video cho thấy có tiếng súng nổ và mọi người “la hét rằng có người chết”.
“Người ta phải dùng cáng để đưa mọi người ra ngoài,” Anthony Torres, người khách của câu lạc bộ viết.
Phóng viên Stewart Moore của kênh truyền hình địa phương viết trên trang Twitter rằng một nguồn tin nói 'có hơn 20 người đã bị bắn'.
Phóng viên này nói kẻ tấn công vẫn ở trong câu lạc bộ với các con tin và có khả năng đeo theo bom trong người.
Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy có hàng chục xe cứu thương đã có mặt tại hiện trường.
Vụ nổ súng ở Pulse Club xảy ra trong bối cảnh Orlando vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ sát hại ca sĩ 22 tuổi Christina Grimmie, diễn ra ngay sau buổi biểu diễn tại thành phố hôm thứ Sáu.
Thủ phạm sát hại ca sĩ Christina Grimmie, Kevin James Loibl, 26 tuổi, sau đó đã tự sát, hiện vẫn chưa rõ động cơ của Loibl là gì.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục