Con trai trùm khủng bố kêu gọi đảo chính ở Ả Rập Saudi
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Mỹ va chạm với tàu tiếp tế
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ can thiệp sâu hơn vào Syria
Hàn Quốc phát sốt với khả năng Ban Ki-moon tranh cử tổng thống
Trung Quốc ngang ngược nói không chấp nhận Tòa trọng tài là đúng luật?
- Cập nhật : 18/02/2016
(The gioi)
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với đồng cấp Úc Julie Bishop ngày 17/2, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố việc Bắc Kinh không chấp nhận Tòa trọng tài quốc tế xét xử vụ kiện về Biển Đông của Philippines là tuân thủ đúng luật.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra phát biểu trên sau khi Úc yêu cầu giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trong đó có việc phân xử theo phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.
Trung Quốc vào năm 2006 từng tuyên bố nước này không chấp nhận sự phán quyết của tòa liên quan chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), ông Vương Nghị lớn giọng.
“Chính phủ Trung Quốc sẽ vẫn giữ lập trường trên”, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố và cho biết thêm hơn 30 quốc gia, trong đó có Úc, đã đưa ra các tuyên bố tương tự.
Ông Vương Nghị còn đưa ra một danh sách các lý do bác bỏ nỗ lực kiện lên Tòa trọng tài của Philippines là không có giá trị và không thể chấp nhận được. Ông Vương Nghị còn ngang ngược gọi các hành động mà không tham vấn với Bắc Kinh là đi ngược thông lệ quốc tế và rằng đơn kiện lên tòa quốc tế chỉ tiến hành khi các giải pháp khác không phát huy tác dụng.
Trung Quốc trước đó đã ký vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy nhiên, trên thực tế những gì Bắc Kinh thể hiện là hoàn toàn đi ngược lại tinh thần DOC và UNCLOS.
Cùng ngày 17/2, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết dự kiến được Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ đưa ra vào cuối năm nay liên quan đến vụ Philippines kiện Bắc Kinh "xâm chiếm lãnh hải" ở vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền này.
Về diễn biến mới nhất trên Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/2 lên án Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông, vùng biển có tầm quan trọng chiến lược, ngay sau khi nước này triển khai tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.