Phản ứng của một số quốc gia sau công bố mới của “Hồ sơ Panama”
Trung Quốc khai trừ đảng cựu quan chức ngoại giao cấp cao
Báo Mỹ: Lầu Năm Góc có thể mở chiến dịch chống IS ở Libya
Tình nghi tội phạm xuyên quốc gia, lãnh sự Ukraina bị bắt ở Hy Lạp
Nga chế tạo máy bay chở khách không người lái đầu tiên
Tin thế giới đọc nhanh trưa 12-05-2016
- Cập nhật : 12/05/2016
Quốc hội Myanmar thông qua kế hoạch hợp tác quân sự với Nga
Ngày 11/5, Quốc hội liên bang Myanmar đã thảo luận và thông qua kế hoạch ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự giữa nước này và Nga, theo đề xuất của Thứ trưởng Quốc phòng Myanmar, Thiếu tướng Myint Nwe.
Tại cuộc thảo luận, các nghị sĩ đã ủng hộ việc ký kết thỏa thuận trên, đồng thời cho rằng việc tiếp cận các chiến thuật quân sự hiện đại thông qua những chương trình huấn luyện song phương với Nga sẽ giúp Myanmar xây dựng một lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn, hiện đại và có hiệu quả chiến đấu cao.
Trong khi đó, Thứ trưởng Myint Nwe cũng cho rằng thỏa thuận trên sẽ nâng tầm các thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy đối thoại và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong các chính sách quốc phòng liên quan đến an ninh khu vực và quốc tế.
Myanmar và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1948. Hai nước cam kết thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến Myanmar tháng 3/2013.
Ngày 26/4 vừa qua, tại cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng Nga và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Moskva, Nga cũng đã đề xuất hàng loạt phương hướng nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác song phương cùng có lợi trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế, an ninh hàng hải, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tại, quân y và tháo gỡ bom mìn.
Australia ủng hộ Mỹ tiến hành tự do hàng hải ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Mỹ điều tàu chiến lần thứ 3 tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Bà Marise Payne ngày 11/5 khẳng định Canberra cũng có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại không bị cản trở, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Vì thế, trong nhiều năm qua, tàu chiến và máy bay tuần tra của Không quân Hoàng gia Australia đã tiến hành riêng các hoạt động tự do hàng hải qua vùng biển này. Nữ Bộ trưởng cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Washington và các đối tác khác trong khu vực về an ninh hàng hải.
Trước đó, ngày 10/5, Hải quân Mỹ đã điều chiến hạm USS William P. Lawrence trang bị tên lửa hành trình tiến hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Cuộc tuần tra lần này là một phần trong hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường kỳ của quân đội Mỹ nhằm thể hiện quyền tự do đi lại trên biển và trên không ở những khu vực mà Mỹ cho là hải phận và không phận quốc tế.
Siêu máy bay do thám Mỹ áp sát biên giới Nga
Khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát, siêu máy bay do thám RC-135W của Mỹ đã áp sát biên giới Nga trong khoảng 2 tiếng.
Hãng tin Interfax của Nga vừa cho hay chiếc máy bay do thám chiến lược này cất cánh từ căn cứ không quân Mỹ ở Anh có phiên hiệu 62-4131.
Trong thời gian gần 10 tiếng làm nhiệm vụ trinh sát trên không, chiếc RC-135W có khoảng 2 tiếng áp sát biên giới Nga ở phía Nam biển Baltic, gần bờ biển Kaliningrad.
RC-135W do hãng Boeing chế tạo thuộc dóng máy bay do thám RC-135, có hành trình tối đa 12.000 km, độ cao bay tối đa 15.000 m trở lên, tốc độ tuần tra 860 km/giờ, thời gian bay liên tục có thể trên 12 giờ, sau khi tiếp dầu trên không sẽ có thời gian hoạt động trên không trên 20 giờ.
Ngoài trinh sát tín hiệu thông tin, RC-135W, còn có thể trinh sát được các tín hiệu như âm tần, máy telex, điện báo.
Chính do độ nhạy cảm cao của RC-135W, cho nên một khi nó áp sát đường biên giới nước khác, các nước liên quan chắc chắn sẽ tiến hành phản ứng.
Sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang có vấn đề?
Korea Times dẫn lời các các chuyên gia cho rằng rất có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.
Hoãn bỏ phiếu luận tội Tổng thống Brazil
Ngày 10/5, Tổng Chưởng lý Brazil Eduardo Cardozo đã ban hành lệnh hoãn cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Dilma Rousseff dự kiến diễn ra ngày 11/5.
Các nhà hoạt động xã hội và sinh viên Brazil ủng hộ Tổng thống Dilma Rousseff tham gia cuộc biểu tình phản đối luận tội bà ở Sao Paulo ngày 9/5. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo luật pháp Brazil, văn kiện này sẽ được một trong số 11 thẩm phán Tòa án Tối cao được chỉ định ngẫu nhiên xem xét nhằm tránh thiên vị. Trong trường hợp này, Thẩm phán Teori Zavascki đã được chỉ định. Văn phòng Thẩm phán Zavascki cho biết ông sẽ xét trường hợp này ngay trong đêm 10/5 để ra phán quyết vào ngày 11/5.
Trong lệnh mới ban hành, Tổng Chưởng lý Cardozo cáo buộc tiến trình luận tội bà Rousseff có nhiều thiếu sót. Theo ông Cardozo, cuộc bỏ phiếu luận tội bà Rousseff ở Hạ viện là kết quả của việc lạm dụng quyền lực, do đó toàn bộ tiến trình luận tội phải bị đình chỉ.
Động thái này của ông Cardozo là hy vọng cuối cùng của người đứng đầu nhà nước trong việc ngăn cản tiến trình luận tội bà.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Brazil được coi là một trang tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ này. Ngoài việc chính trường Brazil đang ngày càng rối ren, nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ cũng đang lún sâu vào suy thoái sau nhiều năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhờ giá hàng hóa cao và nhu cầu lớn về dầu mỏ, quặng sắt và một số hàng hóa khác từ thị trường Trung Quốc.