tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 12-05-2016

  • Cập nhật : 12/05/2016

Donald Trump - phép thử cho quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật

Nhật Bản đã phản ứng sau khi tỷ phú Donald Trump tuyên bố nước này cần chi trả cho việc quân đội Mỹ đóng quân tại đây hoặc phải "tự bảo vệ lấy mình".
ty phu donald trump, ung vien tong thong my dang cong hoa. anh: nytimes

Tỷ phú Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa. Ảnh: NYTimes

Chính phủ Nhật Bản sau đó nhanh chóng lên tiếng phản bác bình luận của ông Trump, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa, và khẳng định ý kiến trên là "không thực tế", theo Diplomat.

Bà Yuki Tatsumi, chuyên gia tại Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson, trụ sở ở Washington, Mỹ, đánh giá, tuyên bố của tỷ phú Trump cho thấy một sự thật là ông rất thiếu những kiến thức cơ bản về chính sách đối ngoại.

Theo Tatsumi, chỉ trích mà ông Trump đưa ra không đúng với hoàn cảnh thực. Nhật Bản hiện vẫn trả một khoản tiền tương đối lớn nhằm trang trải các chi phí để lực lượng quân sự Mỹ duy trì hiện diện tại nước này. Theo một bản thỏa thuận có hiệu lực hôm 1/4, Nhật nhiều khả năng còn phải thanh toán tới 1,6 tỷ USD một năm trong vòng nửa thập kỷ tới. Mức chi này tăng nhẹ so với cùng kỳ 5 năm trước.

Mặt khác, giới quan sát nhận định, Tokyo từ lâu nay luôn là đồng minh hào phóng đối với Washington, đáp ứng ít nhất 75% chi phí hoạt động của các lực lượng Mỹ đóng tại Nhật. Do đó, Nhật rõ ràng thực hiện rất sòng phẳng nghĩa vụ của mình.

Nếu mở rộng vấn đề vượt xa hơn những phát biểu của ông Trump, người ta sẽ dễ dàng nhận ra việc Mỹ bày tỏ nỗi thất vọng với các đồng minh không có gì là mới mẻ, bà Tatsumi nhận định.

Ông Robert Gates, bộ trưởng quốc phòng đầu tiên dưới thời Tổng thống Obama, hồi tháng 6/2011, trong bài phát biểu cuối cùng tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thẳng thừng cảnh báo, chính phủ Mỹ cũng có giới hạn ngân sách trước các quốc gia không muốn đóng góp nguồn lực, đồng thời sẵn sàng điều chỉnh chính sách để đảm bảo an ninh quốc phòng. Phát biểu của ông Trump, dù mang tính khiêu khích, phần nào phù hợp với quan điểm của cựu bộ trưởng Gates.

Một số người cho rằng, chính phủ Nhật Bản đã làm được rất nhiều trong việc củng cố năng lực phòng vệ quốc gia. Thế nhưng, một điểm đáng lưu ý là Tokyo hiện tại vẫn chưa chi đủ cho quốc phòng. Dù ngân sách quốc phòng Nhật đang có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ chi tiêu cho quốc phòng trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) gần như không thay đổi, giữ ở mức hơn 1%. Thậm chí, mức chi quốc phòng năm 1997 còn cao hơn bây giờ, bà Tatsumi cho hay.

Áp lực ngân sách lớn đến mức việc mua sắm những máy bay như F-35A, Global Hawk, V-22 Osprey, C-2 hay P-1 phải đánh đổi bằng việc cắt giảm số tiền chi cho các trang thiết bị hay hoạt động quan trọng góp phần duy trì năng lực sẵn sàng ứng phó và hành động của Nhật, ví dụ như đạn dược hay công tác đào tạo, hậu cần.

Việc ông Trump quả quyết rằng Nhật Bản cùng các đồng minh khác phải phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của Mỹ là một nhận định sai lầm nghiêm trọng, theo Tatsumi. Song, bất chấp những tuyên bố có phần sai lệch của Trump cũng như thực tế là ông thường xuyên bị giới chính khách Mỹ chỉ trích, nhà tài phiệt New York vẫn giành được nhiều ủng hộ, vươn lên trở thành ứng viên dẫn đầu đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Điều này phản ánh rõ nét mối bất đồng giữa những gì mà các nhà hoạch định chính sách hình dung về vai trò của Mỹ trên thế giới với điều cử tri kỳ vọng ở chính phủ.

Thay vì tiếp tục phản bác Trump, các nhà lãnh đạo ở cả hai quốc gia nên coi việc ông nổi lên nhanh chóng như một dấu hiệu cho thấy họ không thể tự mãn và phải nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy mối quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật, bà Tatsumi nhận định


Cựu nhân viên của Facebook tiết lộ bí mật chống Tổng thống Putin

Theo cựu nhân viên Facebook, Twitter, Google và Facebook ở Nga là một nguồn thông tin có mục đích chủ yếu chống ông Putin. Nếu có bất kỳ bài viết ủng hộ ông Putin, nó sẽ bị chặn ngay.

Theo một cựu nhân viên Facebook, có một nhóm chuyên gia luôn làm nhiệm vụ chọn lọc tin. Ông cho biết những bài báo "tự do" được ưu tiên và quan điểm "bảo thủ" bị bỏ qua.

Igor Ashmanov, Tổng giám đốc Công ty Ashmanov và Đối tác tiết lộ bí mật về vấn đề này.

"Tôi không thể nói điều gì đang diễn ra ở Mỹ. Có một thực tế, cả Facebook và Google đều đóng góp rất nhiều cho cuộc bầu cử của ông Barack Obama, và như chúng ta biết nhờ thế nên ông Obama trở thành nhà dân chủ. Nhờ những công ty này, ông ấy giành được nhiều phiếu cử tri", Igor Ashmanov khẳng định với hãng tin Pravda.

tong thong nga putin

Tổng thống Nga Putin

Theo chuyên gia, Twitter, Google và Facebook ở Nga là một nguồn thông tin có mục đích chủ yếu chống ông Putin. Nếu có bất kỳ bài viết ủng hộ ông Putin, nó sẽ bị chặn ngay.

"Ngược lại, trong trường hợp có tư liệu chống ông Putin hoặc Nga, nó hầu như không bị khóa. Đặc biệt, khi nhân viên chọn tin là người Ukraina", ông Igor Ashmanov cho biết.

"Họ tập trung ở Kiev và họ mang biểu tượng Bandera (một nhân vật chính trị gây tranh cãi, sinh năm 1909, mất năm 1959, ông ta được các nhóm cực hữu Ukraina ngày nay như Right Sector ủng hộ, nhưng bị chính phủ Nga, Ba Lan, người Do Thái ở Ukraina kết án vì hợp tác với Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới II).

Có thể định nghĩa rõ họ thật sự hoạt động chống lại đất nước chúng ta, và họ có nhiều nhân viên điều hành biết tiếng Nga sống ở Mỹ hoặc Canada", ông Igor Ashmanov nói với hãng tin Pravda.


Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt 3.000 tay súng IS

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt được 3.000 tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq.

nhieu ngoi nha o thi tran kilis, tho nhi ky gan bien gioi voi syria bi pha huy sau cac vu tan cong bang rocket cua is ngay 7/5. anh: afp/ttxvn

Nhiều ngôi nhà ở thị trấn Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới với Syria bị phá hủy sau các vụ tấn công bằng rocket của IS ngày 7/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 11/5 cho biết thông tin trên. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói thêm rằng không có quốc gia nào khác đang chiến đấu chống IS như là Ankara đang làm.

Cùng ngày, các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các cuộc không kích do họ tiến hành tại tỉnh Hakkari ở Đông Nam nước này, và tại phía Bắc Iraq đã tiêu diệt 11 tay súng thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Cũng theo lực lượng này, các chiến dịch an ninh trong ngày 10/5 đã tiêu diệt 3 tay súng PKK tại thành phố Nusaybin và 4 tay súng khác ở thành phố Sirnak, đều thuộc khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nâng số phiến quân thiệt mạng trong các chiến dịch tại hai thành phố này những tháng gần đây lên khoảng 700 người.


Quân đội Đức lần đầu tiên tăng quân số trong 25 năm

Quân đội Đức bắt đầu có động thái củng cố sức mạnh khi tuyên bố tăng gần 20.000 quân trong thời gian tới.
cac binh si luc quan duc trong mot cuoc dien tap. anh: reuters

Các binh sĩ lục quân Đức trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Reuters

AFP hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho biết quân đội nước này dự kiến tăng 14.300 binh sĩ trong vòng 7 năm tới, ngoài ra 4.400 nhân viên dân sự cũng được biên chế bổ sung vào các đơn vị quân đội.

Đây là đợt tăng quân số lần đầu tiên của Đức kể từ năm 1990, chấm dứt quãng thời gian 25 năm liên tục cắt giảm biên chế quân đội từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Theo bà Leyen, động thái tăng cường sức mạnh quân đội là cần thiết trong tình hình hiện nay, khi căng thẳng với Nga ngày càng gia tăng sau cuộc khủng hoảng Ukraine, và phù hợp các sứ mệnh ở nước ngoài của quân đội nước này.

Đức hiện tham gia vào kế hoạch tăng cường sự hiện diện của NATO ở khu vực phía đông giáp lãnh thổ của Nga nhằm trấn an các thành viên của khối ở Đông Âu đối với các hành động được coi là "khiêu khích" từ Nga.

Đức cũng triển khai quân đến Mali theo sứ mệnh của Liên Hợp Quốc nhằm giám sát thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ nước này với lực lượng phiến quân miền bắc.

Thông báo trên của Berlin dường như cũng là câu trả lời cho lời kêu gọi liên tục của Washington đối với các thành viên NATO về tăng cường chi tiêu quốc phòng.

Hồi tháng 12/2015, quân số của Đức là 178.000 người, gần đạt hạn mức 185.000 quân do nước này quy định từ năm 2011. Các hạn chế về quân số và nhiệm vụ của quân đội Đức gần như được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015. Quân đội Đức từng có 585.000 binh sĩ năm 1990.


Báo Trung Quốc quở chính sách của Kim Jong-un 'chắc chắn thất bại'

Báo Trung Quốc cho rằng tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của ông Kim sẽ khiến Triều Tiên cạn kiệt nguồn lực và bị cô lập. 
ong kim jong-un phat bieu tai dai hoi dang lao dong trieu tien lan thu 7. anh: reuters

Ông Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh: Reuters

Chính sách phát triển kinh tế song song với theo đuổi vũ khí hạt nhân của ông Kim Jong-un chắc chắn sẽ thất bại, tờ China Daily hôm nay nhận định. Báo này cũng nói tham vọng hạt nhân sẽ đầu độc nền kinh tế Triều Tiên. 

Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần đầu tiên được tổ chức sau 36 năm kết thúc hôm 10/5, khẳng định nước này sẽ theo đuổi chính sách "byeongjin". Theo đó, Bình Nhưỡng phát triển kinh tế song song cùng vũ khí hạt nhân và sẽ dùng vũ khí này khi đất nước bị tấn công. Báo Trung Quốc cho rằng chính sách của ông Kim là bước chuyển tiếp từ thời ông Kim Jong-il, khi quân đội được ưu tiên hàng đầu. 

"Việc theo đuổi hai mục tiêu cùng lúc vượt quá khả năng của Triều Tiên. Nguồn lực hạn chế của Triều Tiên không cho phép nước này đạt được mục tiêu. Cộng đồng quốc tế cũng sẽ không chấp nhận chính sách hạt nhân".

Báo Trung Quốc khẳng định chính sách mới sẽ làm cạn kiệt nguồn lực của Triều Tiên và khiến nước này tiếp tục bị cô lập với phần còn lại của thế giới. 

Triều Tiên đã 4 lần thử hạt nhân từ năm 2006. Vụ thử gần đây nhất vào tháng 1 khiến Trung Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục