Cuộc gặp lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo ở 2 bờ eo biển Đài Loan trở thành chủ đề chỉ trích của người Đài Loan, đặc biệt là đối với phát biểu của lãnh đạo hòn đảo.
Tin thế giới đọc nhanh trưa 10-11-2015
- Cập nhật : 10/11/2015
Mỹ có thể sẽ bị một vụ khủng bố 11-9 lần thứ hai
Ông giải thích: Chính quyền Obama đã thông báo những thay đổi chủ yếu trong chính sách của nước này đối với khủng hoảng Syria và mối đe dọa khủng bố IS hai lần trong vòng hai năm. Tuy nhiên, cả hai lần đều được cho là để đánh bóng tên tuổi sau khi bị “bôi xấu” của chính phủ Mỹ. Cả hai lần, cộng đồng thế giới đều phải nỗ lực tìm kiếm bằng chứng về sự yếu kém và thiếu quyết đoán của Mỹ.
“Thay đổi” đầu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ được đánh dấu bằng bài phát biểu của ông Obama hồi tháng 9-2014, sau khi IS công khai hành quyết hàng loạt tù binh.
Ông Obama thông báo đã sẵn sàng chiến thắng hoàn toàn khủng bố bằng các cuộc không kích ở Syria và Iraq, đồng thời tiến hành kế hoạch huấn luyện và trang bị cho phiến quân Syria, cũng như tăng cường hỗ trợ cho quân đội Iraq.
“Các thay đổi trong chính sách tháng 9-2014 đã thất bại ngay từ khi bắt đầu” - Fleitz nói - “Các cuộc không kích lẻ tẻ ở Syria không thể ngăn cản được hoạt động của IS. Tại Iraq, IS đã chiếm giữ TP Ramadi từ cuối tháng 5-2015 mặc dù bị quân đội Iraq áp đảo vào ngày 10-1. Quân đội Iraq và người Kurd Iraq kêu gọi thêm nhiều sự hỗ trợ quân sự, tuy nhiên chính quyền Obama đã không đáp ứng”.
Mỹ phải sẵn sàng trước thách thức từ Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 7-11 nhấn mạnh Mỹ cần có những chiến lược và vũ khí mới để đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Washington sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông.
Bộ trưởng Carter trên máy bay trong chuyến thăm tàu USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông - Ảnh: Reuters
“Đây là một thách thức mang tính thế hệ, giống thời cựu tổng thống Reagan - ông chủ Lầu Năm Góc phát biểu tại Diễn đàn quốc phòng quốc gia Reagan tổ chức ở California, cùng ngày với tuyên bố khiêu khích của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Singapore - Đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, chúng ta phải có những biện pháp sáng tạo để bảo vệ nước Mỹ”.
Tại đây, ông cũng thể hiện lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng và bành trướng quân sự của Bắc Kinh đang đe dọa trật tự thế giới. “Là một nước đang trỗi dậy, không lạ khi tham vọng và sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc cũng gia tăng. Nhưng cách Trung Quốc hành xử sẽ là phép thử thật sự cho những cam kết về hòa bình và an ninh của nước này. Đây là lý do các nước trong khu vực đang quan sát hành động của Trung Quốc trên những lĩnh vực hàng hải và không gian mạng” - ông Carter nói.
Nói về việc tuần tra Biển Đông, ông Carter khẳng định điều ông đã nói nhiều lần trong mấy ngày qua, kể cả ở Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng vừa tổ chức tại Malaysia: “Chúng tôi đã thực hiện điều này trước đây, trên khắp thế giới. Và chúng tôi sẽ tiếp tục”.
Ông cũng cho biết Washington sẽ đưa những thiết bị mới và tốt nhất đến khu vực này. “Chúng tôi đang đầu tư mạnh vào những năng lực quan trọng tại đây: chiến tranh ngầm, chiến tranh điện tử, không gian, mạng, phòng vệ tên lửa và còn nhiều nữa - ông nói - Chúng ta cũng đang thay đổi căn bản các kế hoạch hoạt động và tiếp cận để ngăn chặn sự gây hấn, bảo vệ các đồng minh và chuẩn bị nhiều tình huống bất ngờ tại khu vực hơn những gì chúng ta từng gặp”.
Ông Carter vừa trở về sau chuyến công du châu Á, trong đó chỉ trích hành động bồi đắp đảo của Trung Quốc gây căng thẳng khu vực và đã cùng đồng sự Malaysia lên thăm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ hoạt động ở Biển Đông trong ba giờ.
Bạo động lớn tại trại tị nạn Úc
Bộ nhập cư Úc xác nhận đã xảy ra bạo động tại một trung tâm giam giữ người tị nạn nằm trên đảo Christmas của nước này sau khi một người di cư gốc Iran tử vong trong cuộc đào thoát cuối tuần qua.
Theo Reuters, vụ việc xảy ra vào sáng sớm 9-11. Hàng rào của trại tị nạn này bị phá sập, hỏa hoạn bên trong khu trại buộc lính gác phải bỏ chạy ra ngoài. Giới chức Úc xác nhận cuộc bạo động đã gây hư hại cho trại tị nạn này nhưng không có người bị thương.
Bộ nhập cư Úc cho biết người đàn ông trên là Fazel Chegeni, một người xin tị nạn người Kurd gốc Iran.
Chegeni đã bỏ trốn khỏi trại vào ngày 7-11, thi thể anh ta được các đội tìm kiếm và cứu hộ tìm thấy ở dưới chân một ghềnh đá rất xa trại tị nạn này một ngày sau đó.
Người phát ngôn Đảng Lao động New Zealand Kelvin Davis cho biết cuộc bạo động bắt nguồn từ việc một người tị nạn hỏi lính gác về nguyên nhân cái chết của Chegeni. Song, người lính gác này không những không trả lời mà còn đấm vào mặt thanh niên trên.
Người tị nạn này cùng một số người giật sập hàng rào, sau đó gom các loại thùng giấy đốt, gây hỏa hoạn lớn trong khuôn viên.
Người xin tị nạn đang là vấn đề chính trị nóng bỏng ở Úc. Chính phủ Úc nhấn mạnh sẽ ngăn họ đến đất liền của nước này. Úc đã đưa số người này đến trại tị nạn nằm trên đảo Chrismas, một hòn đảo cách thành phố Perth khoảng 2.650 km về hướng Tây bắc.
Gần đây, người tị nạn cũng được đưa đến đảo Manus ở Papua New Guinea và Nauru ở nam Thái Bình Dương.
Trung tâm tị nạn trên đảo Christmas cũng là nơi có nhiều người New Zealand đang chờ trục xuất, kể từ khi Canberra áp dụng chính sách hủy thị thực đối với họ do có tiền án phạm tội.
Chính phủ Úc cho rằng hành tung của những người tị nạn rất nguy hiểm và do các băng nhóm tội phạm kiểm soát và chính phủ Úc có trách nhiệm ngăn chặn điều này.
Ông Tập Cận Bình sắp sang thăm Philippines
Theo tờ Rappler, tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) sắp diễn ra tại Philippines, ông Tập Cận Bình sẽ tham dự cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Theo lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Simeon Aquino III, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế tại APEC lần thứ 23 từ ngày 17 đến 19-11” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói trong một tuyên bố hôm 9-11.
Trước đó, ông Tập “sẽ tham dự Hội nghị G20 lần thứ 10 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 14 đến 16-11” theo lời mời của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Chuyến thăm tới Manila của ông Tập diễn ra ngay thời điểm Philippines và Trung Quốc đang “lục đục” về vấn đề biển Đông. Hiện vẫn chưa rõ hai nhà lãnh đạo ông Aquino và ông Tập có tổ chức đàm phán song phương bên lề Hội nghị APEC hay không.
Vài tuần trước đó, Philippines đã giành được chiến thắng vòng đầu tiên trongvụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trước tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan.
Lần gặp mới đây nhất giữa hai nhà lãnh đạo là bên lề Hội nghị APEC ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014.
Tin tặc Trung Quốc, Nga tấn công dự án tàu ngầm khủng của Úc
Truyền thông Úc ngày 9-11 đưa tin gián điệp mạng Trung Quốc và Nga đã tìm cách tấn công mạng nhằm vào dự án đóng hạm đội tàu ngầm mới của nước này.
Theo đó, 3 nhà thầu Đức, Pháp và Nhật Bản đang cạnh tranh để giành hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá 50 tỉ AUD (35,3 tỉ USD) của Úc đã trở thành mục tiêu trong các vụ tấn công mạng của Trung Quốc và Nga trong những tháng gần đây.
Tàu ngầm HMAS Sheean của Hải quân Hoàng gia Úc. Ảnh: The Australian.
Những nhà thầu này đều đang nắm giữ những thông tin nhạy cảm về các yêu cầu kỹ thuật của Hải quân Hoàng gia Úc đối với các tàu ngầm thế hệ mới trong hợp đồng.
Theo báo The Australian, các cuộc tấn công ráo riết của tin tặc đã buộc các nhà thầu phải chuyển bằng tay những tài liệu nhạy cảm nhất mặc dù chưa có bằng cho thấy có bất cứ thông tin nhạy cảm nào bị đánh cắp. Đồng thời, giới chức tại các nhà thầu này cũng đã báo động vụ việc tới chính phủ Úc.
Canberra cũng đã nâng cao vấn đề an ninh mạng đối với mỗi nhà thầu nước ngoài trong dự án đóng tàu mới này, cụ thể gồm có Hãng đóng tàu Đức ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS), hãng DCNS của Pháp và Chính phủ Nhật Bản.
Ông Manfred Klein, người phụ trách mảng đấu thầu thuộc TKMS, cho biết: "Theo các nhân viên công nghệ thông tin của chúng tôi, mỗi đêm có khoảng 30-40 vụ tấn công mạng nhằm vào công ty".