tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 10-11-2015

  • Cập nhật : 10/11/2015

Nga đứng đầu danh sách nguy cơ an ninh của Anh

Anh xếp Nga vào đầu danh sách các mối nguy cơ an ninh của nước này, bên cạnh nạn khủng bố toàn cầu và đại dịch Ebola.

Thông tin trên được báo chí Anh đăng tải hôm 8-11 và dự kiến nằm trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới được Thủ tướng Anh David Cameron công bố vào ngày 23-11.

Theo tờ Daily Mail, lý do Nga đứng đầu danh sách là do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Ngoài ra, các cuộc không kích của Nga ở Syria, việc sử dụng máy bay ném bom chiến lược và các hoạt động tàu ngầm ở Bắc Đại Tây Dương cũng khiến giới chức Anh lo ngại.

“Các hành động của Nga ở Ukraine đã đặt dấu chấm hỏi cho vai trò và tương lai của NATO tại các quốc gia lân cận cũng như khơi lại mối đe dọa đối với các nước Đông Âu và Baltic” – báo cáo viết.

“Việc Nga ngày càng bị cô lập trên chính trường quốc tế (ví dụ hội nghị G8 năm ngoái trở thành G7 do Nga bị gạt ra lề), tăng cường chi tiêu quân sự cộng với việc sẵn sàng dùng vũ lực cho thấy trong 5 năm tới, nước này có thể đe dọa an ninh Đông Âu ngày càng nhiều”.

chu tich trung quoc tap can binh (trai) va tong thong nga vladimir putin. anh: rt

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT

Phương Tây tiếp tục áp dụng lệnh trừng phạt với Nga với cáo buộc Moscow ủng hộ phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, các cáo buộc của Mỹ, Anh và đồng minh chưa bao giờ đi kèm các bằng chứng được kiểm chứng trong khi Nga liên tục phủ nhận sự liên can của mình.

Ngoài ra, danh sách trên còn liệt kê mối nguy từ tổ chức Nhà nước Hồi giáotự xưng (IS) và các tổ chức cực đoan khác, làn sóng nhập cư ở châu Âu và các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu như dịch Ebola.

“Nạn khủng bố quốc tế tiếp tục là mối đe dọa với sự lớn mạnh của IS bên cạnh Al-Qaeda. Mối liên hệ giữa 2 tổ chức trên và sự lôi kéo các nhóm khác đi theo con đường của chúng đặt ra những thách thức tồi tệ ở Trung Đông và Châu Phi”.

Tuy mới trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng trước song Anh cũng xem Trung Quốc là một “nguy cơ” khi “liên tục vi phạm nhân quyền”, bên cạnh đó là sự leo thang căng thẳng ở biển Đông và mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nga.

Cũng có mặt trong danh sách nguy cơ là là ảnh hưởng nghiêm trọng của các dịch bệnh toàn cầu như Ebola ở Tây Phi, khủng bố ở Bắc Ireland, các tổ chức tội phạm và các cuộc tấn công mạng.

Trước đó, hôm 7-11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cáo buộc Nga gây nguy hiểm cho trật tự thế giới. Theo ông Carter, Nga đã tiến hành "hoạt động đầy thách thức" trên biển, trên không, trong không gian và trên mạng.

“Đáng lo ngại nhất, sức mạnh hạt nhân của Moscow đặt câu hỏi về cam kết của giới lãnh đạo Nga đối với sự ổn định mang tính chiến lược, sự tôn trọng của họ đối với các quy tắc không sử dụng vũ khí hạt nhân” – ông nói.

Tuy khẳng định Mỹ không muốn gây chiến tranh – cả “lạnh” lẫn “nóng” – với Nga nhưng Mỹ sẽ “bảo vệ lợi ích của mình, các đồng minh, trật tự quốc tế”.

Ông Carter đưa ra phát biểu trên tại California sau chuyến công du châu Á. Ông cũng bày tỏ lo ngại về sự mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời chỉ trích hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên biển Đông có thể kích hoạt chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.


Lộ bản thông cáo khiến Nga rát mặt

Phi công đã được cảnh báo từ cách đây 1 năm rằng tên lửa vác vai đất đối không của các nhóm thánh chiến ở Sinai có thể “hạ gục” một chiếc máy bay.

hien truong vu roi may bay nga o ban dao sinai. anh: reuters

Hiện trường vụ rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai. Ảnh: Reuters

Thông tin nêu trên vừa nổi lên trên báo giới Anh và Mỹ hôm 7-11. Theo đó, một bản “NOTAM” (thông báo cho các phi công) của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ hôm 5-11-2014 đã cảnh báo nhóm thánh chiến Ansar Bayt Al-Maqdis - còn xưng danh là Wilayat Sinai, chân rết của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - đang sử dụng hệ thống phòng không vác vai từng bắn hạ một trực thăng Ai Cập năm 2014.

Thông tin này hẳn sẽ khiến Nga một lần nữa nóng mặt khi mà vài ngày trước, Moscow không khỏi nổi giận vì giới chức tình báo Anh và Mỹ tiết lộ đã ghi nhận được những đoạn đối thoại hôm 4-11cho thấy IS lên kế hoạch tấn công tại Sharm el-Sheikh - Ai Cập. Kremlin nhấn mạnh quả là hồ đồ khi những thông tin tình báo cấp bách như vậy lại không được chia sẻ sớm với Nga.

Trong khi đó, hãng hàng không Thomson Airways của Anh hôm 6-11 tiết lộ một thông tin gây sửng sốt không kém. Thomson Airways cho biết một chiếc máy bay chở 189 hành khách của hãng này suýt bị tên lửa bắn trúng hôm 23-8 khi chuẩn bị hạ cánh ở sân bay Sharm el-Sheikh - nơi chiếc Airbus A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia khởi hành ngày 31-10, sau đó gặp nạn.

Giới chức Anh hồi tháng 9 vừa qua cũng đưa ra cảnh báo trong một bản NOTAM tới các phi công nước này, nhấn mạnh họ phải bay trên độ cao 7.620 m trong khu vực khoảng 35.000 km vuông ở Bắc Sinai để đề phòng sự đe dọa của vũ khí chống máy bay. Khu vực này cũng bao gồm vị trí chiếc máy bay xấu số của Nga gặp nạn hôm 31-10.

Theo Daily Mail, các phi công của xứ sở sương mù rất căng thẳng khi bay qua bán đảo Sinai sau khi nhận thông cáo nêu trên.


Nga và Iran ký hợp đồng tên lửa S-300

Hãng tin RIA hôm 9-11 dẫn lời Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostec (Nga) Sergei Chemezov cho biết thông tin trên tại Triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).

“Đây là trang thiết bị quốc phòng. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp thiết bị bảo vệ này cho bất cứ nước nào” – ông Chemezov nói.

Đã có những lo ngại Tehran sẽ xích lại gần các nước phương Tây sau thỏa thuận hạt nhân giữa nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức) và Iran hồi giữa tháng 7. Tuy nhiên, ông Chemezov khẳng định các nước vùng Vịnh không nên cảm thấy bị đe dọa bởi thỏa thuận này cũng như hợp đồng tên lửa Moscow cung cấp cho Tehran.

“Nếu các nước vùng Vịnh không tấn công Iran, tại sao họ lại bị đe dọa? Bởi vì đây chỉ là thiết bị quốc phòng. Từ cách đây 5 năm và cho tới hiện tại, chúng tôi tin rằng S-300 không đủ khả năng tấn công… vươn tới các nước láng giềng” - ông Chemezov tái khẳng định.

tong thong nga vladimir putin (phai) bat tay nguoi dong cap iran hassan rouhani ben le cuoc hop dai hoi dong lien hiep quoc tai new york - my ngay 28-9. anh: reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York - Mỹ ngày 28-9. Ảnh: Reuters

Giám đốc điều hành của Rostec còn tiết lộ Ả Rập Saudi đã nhiều lần tiếp cận công ty của ông, yêu cầu hủy bỏ hợp đồng nói trên.

Hôm 8-11, Iran triệu Đại biện lâm thời của Ả Rập Saudi tại Tehran để phản đối vụ Riyadh xử tử 3 công dân nước này về tội buôn ma túy. Theo hãng tin Fars, 3 người đàn ông Iran vừa nêu đã buôn lậu một số lượng lớn nhựa cần sa vào vương quốc và bị xử tử ở TP Dammam.

Hai nước đang bất hòa về một loạt các vấn đề, từ khủng hoảng tại Iraq, Syria và Yemen cho đến vụ giẫm đạp tại lễ hành hương Hajj ở Ả Rập Saudi làm 465 người Iran thiệt mạng. Nămngoái, Riyadh xử tử một lượng lớn tử tù, chỉ sau Bắc Kinh và Tehran, bao gồm cả tù nhân phạm các tội phi bạo lực. Luật Hồi giáo Sharia ở vương quốc được cho là nghiêm khắc nhưng các giáo sĩ cho rằng hình phạt chiếu theo luật này là công bằng.


Quan chức cấp cao lần lượt “tháo chạy” khỏi Triều Tiên

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) vừa cho biết ngày càng có nhiều quan chức cấp cao Triều Tiên rời bỏ đất nước trong những năm gần đây.

Theo NIS, số quan chức cấp cao đào tẩu khỏi Triều Tiên đã tăng từ 8 người trong năm 2013 lên 20 người trong 10 tháng đầu năm nay. Hầu hết nhân vật này là nhà ngoại giao có nhiệm vụ kiếm ngoại tệ cho Triều Tiên ở nước ngoài.

Các nhà phân tích nhận định do chính quyền Bình Nhưỡng chỉ gửi những quan chức đáng tin cậy ra nước ngoài nên việc họ đào tẩu cho thấy nội bộ nước này đã xuất hiện rạn nứt.

ong luu van son (trai) va lanh dao kim jong un (phai) trong le duyet binh. anh: ap

Ông Lưu Vân Sơn (trái) và lãnh đạo Kim Jong un (phải) trong lễ duyệt binh. Ảnh: AP

Tuy nhiên, vẫn có chuyên gia cho rằng những dự đoán về sự sụp đổ của Triều Tiên còn lâu mới thành sự thật.

Giáo sư Cheng Xiaohe, chuyên gia về Triều Tiên tại Trường ĐH Nhân dânTrung Quốc, cho hay: “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiện vẫn kiểm soát quân đội, chính phủ, đảng. Và nếu ông Kim vẫn kiểm soát được toàn bộ lực lượng quân đội, tôi không cho rằng quyền lực của ông ấy bị suy yếu hay chính quyền của lãnh đạo này dễ dàng bị phá hoại trong tương lai gần”.

Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Bình Nhưỡng, đã có dấu hiệu tan băng sau khi Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn vừa dự Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.

Trong khi đó, phía Hàn Quốc còn nghi ngờ ông Choe Ryong-hae, trợ lý quân sự thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiêm thành viên ủy ban thường trực bộ chính trị đảng Lao động cầm quyền, có thể đã bị thanh trừng.

Nguyên nhân là tên ông Choe không xuất hiện trong danh sách 170 người của ủy ban chuẩn bị tang lễ cấp quốc gia cho nguyên soái Ri Ul-sol, qua đời vì ung thư phổi cuối tuần trước. Ông Cheong Seong-chang, nhà phân tích thuộc Viện chính sách Sejong ở Seoul, suy đoán: "Ông Choe không thể thiếu tên trừ khi ông ta đã bị loại bỏ khỏi các vị trí chủ chốt. Tôi nghi Choe đã vướng vào rắc rối nghiêm trọng như tham nhũng".

Ông Choe còn vắng mặt khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng một số quan chức quân đội cấp cao đến viếng nguyên soái Ri hôm 8-11, theo hình ảnh phát sóng trên truyền hình quốc gia Triều Tiên. Ông Choe xuất hiện trên truyền thông Triều Tiên lần gần nhất là hôm 31-10, khi ra thông báo sẽ tổ chức đại hội đảng vào năm tới.


Ngoại trưởng Mỹ: Bầu cử ở Myanmar là bước đi quan trọng

Cuộc bầu cử của Myanmar ngày 8.11 được Mỹ đánh giá là bước ngoặt lịch sử nhưng vẫn cho rằng còn khá xa để quốc gia này đạt được một nền dân chủ toàn diện.
ngoai truong my john kerry gap go ba aung san suu kyi - anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: Reuters

Ngày 8.11, lần đầu tiên hàng triệu người Myanmar đi bầu cử, một sự kiện lịch sử được nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và phương Tây rất quan tâm. Washington xem đây là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong lịch sử Myanmar.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi cuộc bầu cử quốc hội Myanmar lần đầu tiên có sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập là “một minh chứng cho lòng dũng cảm và hy sinh của người dân nước này trong nhiều thập niên’, theo AFP.
“Cuộc bầu cử là một bước đi quan trọng đến hòa bình, thịnh vượng và dân chủ cho người dân Myanmar”, ông Kerry phát biểu.
Quân đội kiểm soát gần như hoàn toàn đất nước này trong một thời gian dài, chỉ đồng ý mở đường cho cải cách chính trị từ năm 2011 và cuộc bầu cử này là kết quả có thể nhìn thấy của cuộc cải cách chính trị ở Myanmar.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ quan ngại cuộc cải cách đó sẽ không đi xa và Myanmar khó đạt được nền dân chủ thực sự nếu tiếp tục tồn tại những cản trở chính trị.
“Cuộc bầu cử là bước đi quan trọng để Myanmar đi tiếp về phía trước, nhưng chúng ta cũng thấy rằng còn quá xa để đạt sự hoàn hảo của nền dân chủ”, ông Kerry đưa ra nhận định.
Ông Kerry cũng quan ngại sự phân biệt đối xử và bó hẹp quyền bầu cử đối với một số tộc người thiểu số ở Myanmar, đặc biệt là nhóm người Rohingya Hồi giáo và việc loại bỏ “tùy hứng” bất kỳ ứng viên tranh cử của đảng phái nào.
“Chúng ta tiếp tục theo dõi việc kiểm phiếu và khuyến khích các bên đảm bảo công bằng và tin cậy. Mọi khiếu nại được giải quyết nhanh chóng và công bằng”, ông phát biểu và nói thêm rằng Mỹ vẫn luôn duy trì cam kết ủng hộ người dân Myanmar đeo đuổi nền dân chủ và hòa giải dân tộc để tiếp tục phát triển.
Cuộc bầu cử thu hút khoảng 80% cử tri đi bầu với sự giám sát của các quan sát viên quốc tế. Công việc kiểm phiếu đang được tiến hành với nhiều kỳ vọng chiến thắng của đảng đối lập, đảng của bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình và rất được Washington ủng hộ.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục