Triều Tiên bị nghi tấn công mạng các ngân hàng châu Á
Ukraine “cấm cửa” cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev
Trung Quốc nói Nhật Bản “diễn trò” khi bàn về Biển Đông trong G7
Thêm bị cáo dính líu đến vụ tham nhũng chấn động Hải quân Mỹ
Iran có thể san phẳng Israel trong 8 phút
Tin thế giới đọc nhanh 11-11-2015
- Cập nhật : 11/11/2015
Trung Quốc nói không có kế hoạch thảo luận về Biển Đông ở APEC
"Mọi người đều biết APEC chủ yếu thảo luận về hợp tác thương mại và tài chính ở châu Á - Thái Bình Dương", Reuters dẫn lời thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông hôm nay nói. Theo ông được biết, hội nghị năm nay "không có kế hoạch" thảo luận về Biển Đông.
Hội nghị APEC sẽ diễn ra ở Manila từ ngày 17/11 đến 19/11. APEC bao gồm 21 nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Canada, cùng nhau chiếm 57% tổng sản lượng toàn cầu và 46,5% thương mại thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei ở Biển Đông, nơi các loại hàng hóa có tổng giá trị 5 nghìn tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm.
Tại hội nghị Bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á hồi tuần trước với sự tham gia của cả Mỹ và Trung Quốc, các nước không ra được tuyên bố chung cuối cùng vì không thể nhất trí có đề cập đến tranh chấp Biển Đông hay không. Bắc Kinh được cho là đã vận động hành lang để không đề cập đến vấn đề, trong khi Mỹ cho rằng thà không có tuyên bố chung còn hơn một bản tuyên bố chung không nhắc đến Biển Đông.
Trung Quốc tức giận với vụ kiện của Philippines tại tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan về Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố sẽ không công nhận và không tham gia vụ kiện.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay sẽ tới Philippines để thảo luận về công tác chuẩn bị cho hoạt động của ông Tập tại APEC và biện pháp thúc đẩy quan hệ với Manila.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi đã rời nước này để thăm Malaysia và Indonesia.
Anh đòi EU phải cải tổ nếu không sẽ rời bỏ EU
Trong nỗ lực yêu cầu EU cải tổ nếu muốn Anh ở lại, Thủ tướng Cameron tuyên bố, đòi hỏi của nước này với EU không phải là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Theo Reuters, dự kiến trong ngày hôm nay (10/11) Thủ tướng Cameron- người đã thất vọng với một số quan chức EU về sự chậm chạp thay đổi của khối này- sẽ gửi một bức thư tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk kèm theo 4 yêu cầu của mình.
Bốn yêu cầu mà ông Cameron đưa ra bao gồm: Đảm bảo sự công bằng đối với các nước không phải là thành viên của Eurozone và EU cần có tính cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, Anh phải được miễn trừ khỏi những nguyên tắc về “một liên minh ngày một gắn bó chặt chẽ hơn” và các nước EU cần phải chống lại việc lạm dụng quyền tự do đi lại.
“Sẽ có những người ở nước này hoặc nước kia trong EU nói rằng, Anh đang đòi hỏi EU phải thực hiện một “nhiệm vụ bất khả thỉ” tuy nhiên, tôi không bao giờ tin vào điều này”, ông Cameron nói cùng ngày.
Thủ tướng Anh khẳng định, ông thích ở lại một EU đã tiến hành cải tổ hơn, nhưng ông cũng muốn qua tuyên bố này gửi lời cảnh báo mạnh mẽ nhất đến EU rằng, Anh sẽ rời khỏi khối nếu lãnh đạo các nước khác không chấp thuận đòi hỏi của Anh.
Bức thư của Thủ tướng Anh sẽ đánh dấu việc Anh và các nhà lãnh đạo EU tái hởi động một cuộc đàm phán trước khi bước vào Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu vào tháng 12 tới. Ông Cameron đã cam kết sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh nên đi hay ở lại EU vào cuối năm 2017.
“EU đã nhiều lần phải giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn và họ có thể đối mặt với thách thức như thế này. Chúng ta hãy chung tay làm điều này”, ông Cameron nói.
Trong vài tuần qua, ông Cameron đã liên tục trấn an những người muốn rời khỏi EU và vạch ra những lợi ích của Anh khi ở lại một EU đã được cải tổ. Các cuộc thăm dò dư luận tại Anh cũng cho thấy đa số người dân nước này không muốn rời khỏi EU.
Nga không kích hơn 400 mục tiêu khủng bố trong ba ngày
Máy bay Su-34 của Nga không kích ở tỉnh al-Raqqa, Syria, khu vực Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát. Ảnh: TASS.
Các phi cơ Nga không kích trúng một xưởng sửa chữa phương tiện bọc thép gần Kfar Nabuda, tỉnh Hama, của Mặt trận Nusra, tổ chức có liên hệ với al-Qaeda, AFP dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Những mục tiêu khác được cho là thuộc Mặt trận Nursa gồm một trung tâm chỉ huy ở Zarbe, một trại huấn luyện gần Kweyris, phía đông Aleppo và "kho đạn lớn" gần Maheen, tỉnh Homs.
Không quân Nga còn ném bom Raqqa, thành trì tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), "phá hủy hoàn toàn" hai kho đạn và một kho rocket ở khu vực đồi núi gần thủ đô Damascus.
Các nhóm phiến quân "đã thay đổi chiến thuật" bằng cách thường xuyên "đổi lộ trình vận chuyển vũ khí, đạn dược" và di chuyển trong đêm, theo Bộ Quốc phòng Nga. Moscow khẳng định "phe đối lập Syria" đã cung cấp một số thông tin về các mục tiêu nhưng không nêu rõ tên nhóm.
Nga bắt đầu không kích ở Syria từ ngày 30/9, tuyên bố coi IS là mục tiêu chính nhưng Mỹ cùng đồng minh cáo buộc Moscow tấn công nhiều hơn vào các nhóm ôn hòa chống Tổng thống Bashar al-Assad.
Putin: 'Chiến dịch ở Syria minh chứng sức mạnh quân đội Nga'
"Các hoạt động chống khủng bố mà chúng ta đang thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo Syria chứng minh cho điều đó", AP dẫn lời ông Putin phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức quốc phòng Nga.
Cũng theo ông, chương trình hiện đại hóa quân đội của Moscow đã được triển khai thành công với việc các nhà máy quốc phòng cho ra đời hàng loạt mẫu chiến đấu cơ, tên lửa, tàu hải quân cùng nhiều loại vũ khí mới khác.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria từ hôm 30/9. Moscow tuyên bố tấn công nhằm vào Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm khủng bố khác nhưng phe nổi dậy cùng những nước hậu thuẫn cáo buộc Nga ưu tiên không kích lực lượng này hơn là IS.
Các chiến đấu cơ Nga xuất kích từ căn cứ quân sự thuộc tỉnh ven biển Latakia tới nay đã thực hiện tổng cộng 1.600 nhiệm vụ chiến đấu ở Syria, tiêu diệt nhiều sở chỉ huy, trại huấn luyện, kho vũ khí, trang thiết bị...của quân khủng bố.
Đảng đối lập Myamar giành 49 ghế hạ viện
Đến tối 9-11 đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành 49 ghế hạ viện, trong đó có 24 ghế tại Yangon và 10 ghế tại thành phố Mandalay - hai khu vực mà NLD dự kiến sẽ giành đa số phiếu bầu.
AFP cho biết cơ quan bầu cử đã công bố một phần nhỏ kết quả kiểm phiếu nhưng tối 9-11, những người ủng hộ đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đã tập trung reo hò và chia sẻ niềm vui khiến trụ sở đảng của bà Suu Kyi tại Yangon trở nên náo nhiệt.
"Chúng tôi giành chiến thắng đêm nay, chúng tôi sẽ ở lại cho đến khi chúng tôi giành chiến thắng cuối cùng" - Wanna Htay (24 tuổi) cho biết.
Vài giờ sau đó Nhà Trắng đã ca ngợi cuộc bầu cử "lịch sử" tại Myanmar nhưng kêu gọi các bên chờ đợi cho đến kết quả cuối cùng trước khi tuyên bố chiến thắng hay đánh giá về sự công bằng trong quá trình bầu cử và kiểm phiếu.
Cuộc bầu cử hôm 8-11 cho thấy hàng triệu cử tri Myanmar đã xếp hàng để bỏ phiếu với hy vọng sẽ đánh dấu một bước tiến vượt bậc đối với nền dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này sau nhiều thập kỷ cầm quyền của chính quyền quân sự.
Có thể mất vài ngày để công bố chính thức kết quả đầy đủ về cuộc bầu cử nhưng đảng NLD đã đưa ra một dự báo lạc quan cho cuộc bầu cử đầu tiên trong 25 năm qua tại Myanmar.
AFP dẫn lời phát ngôn viên đảng NLD cho biết kết quả không chính thức cho thấy phe đối lập "trên đường đua để giành chiến thắng với nhiều hơn 70% số ghế trên khắp nước".