tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 03-07-2016

  • Cập nhật : 03/07/2016

Liên Hiệp Quốc sẵn sàng xem xét vấn đề biển Đông

Nhật đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bản an LHQ. Đại sứ Nhật tại LHQ Koro Bessho khẳng định LHQ sẵn sàng xem xét vấn đề biển Đông nếu có nước thành viên LHQ đề nghị.

Hội đồng Bảo an LHQ sẵn sàng xem xét vấn đề biển Đông nếu có nước thành viên LHQ đề nghị, báo Japan Times (Nhật) dẫn lời của đại sứ Nhật tại LHQ Koro Bessho tại cuộc họp báo ngày 1-7 nhân dịp Nhật giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ gồm 15 thành viên.

Đại sứ Koro Bessho cho biết ông cực kỳ lo ngại về bất đồng tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN.

dai su nhat tai lhq koro bessho (giua) khang dinh lhq san sang xem xet van de bien dong. (anh: korea.net)

Đại sứ Nhật tại LHQ Koro Bessho (giữa) khẳng định LHQ sẵn sàng xem xét vấn đề biển Đông. (Ảnh: KOREA.NET)

Việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa biển Đông gây lo ngại lớn trong cộng đồng quốc tế. Không chỉ Nhật mà cả Mỹ, Úc cùng nhiều nước châu Âu xem hành động của Trung Quốc ở biển Đông là đi ngược lại trật tự do luật pháp quy định.

Tuyên bố của đại sứ Koro Bessho đến trong bối cảnh chỉ còn 10 ngày nữa Tòa án trọng tài thường trực thuộc LHQ sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông vào ngày 12-7 tới. Rất nhiều chuyên gia tin rằng phán quyết sẽ bất lợi cho Trung Quốc và dự đoán Trung Quốc sẽ có phản ứng tiêu cực sau phán quyết này.

Tạp chí National Interest (Mỹ) nhận định Trung Quốc sẽ có một trong ba phản ứng.

. Khả năng ít xảy ra nhất, Trung Quốc chấp nhận phán quyết, không có phản ứng gì.

. Phản ứng nhiều khả năng xảy ra nhất, Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.

. Ngoài ra còn có khả năng khác là Trung Quốc sẽ thấy lập vùng ADIZ là chưa đủ mà sẽ tiếp thêm bước nữa là kích động xung đột.

National Interest nhận định phản ứng của Trung Quốc sẽ không chỉ không có lợi cho châu Á mà cả đối với Mỹ vì Mỹ có hiệp ước an ninh chung với Philippines.(PLO)


Ông Kim Jong-un: Sẵn sàng cải thiện quan hệ Trung - Triều

Thông điệp mà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa gửi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị Trung - Triều.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1.7 đưa tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi điện mừng cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc (1.7.1921 - 1.7.2016), theo Yonhap.
Trong điện mừng này, ông Kim Jong-un nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng cùng các đồng chí Trung Quốc phát triển quan hệ bằng hữu Trung - Triều. Tình bằng hữu này vừa có lịch sử lâu đời, vừa đáp ứng nhu cầu của thế kỷ mới". Lãnh đạo Triều Tiên còn mong muốn cùng Trung Quốc bảo vệ hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á.
Yonhap nhận định lời lẽ trong bức điện mừng cho thấy một phần nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Cũng trong tháng 7, Triều Tiên và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 55 năm ký hiệp ước quân sự giữa hai nước.
Trung Quốc có thể sẽ cử một quan chức cấp cao tới thăm Bình Nhưỡng trong tháng 7. Tuy vậy, nhà nghiên cứu Lee Ki-hyun tại Viện nghiên cứu vì thống nhất quốc gia tại Seoul cho rằng dù Bắc Kinh có cử phái đoàn cấp cao sang Bình Nhưỡng trong tháng 7 thì cũng khó có sự thay đổi lớn nào trong quan hệ Trung-Triều. 
pho chu tich dang lao dong trieu tien, ong ri su-yong tham bac kinh hoi dau thang 6.2016reuters

Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, ông Ri Su-yong thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 6.2016REUTERS

Trước đó, một đoàn quan chức cấp cao của Triều Tiên do Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, ông Ri Su-yong dẫn đầu đã thăm Bắc Kinh; và ngày 1.6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp đoàn này, theo Tân Hoa xã.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, ông Ri đã gửi lời nhắn của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng Bình Nhưỡng muốn nối lại quan hệ truyền thống với Bắc Kinh. Lãnh đạo Triều Tiên còn bày tỏ mong muốn Trung Quốc tham gia duy trì ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á. Ông Ri cũng khẳng định với ông Tập rằng chiến lược phát triển song song hạt nhân và kinh tế của Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục được duy trì, theo KCNA.

Biểu tình rầm rộ ở Anh phản đối Brexit

Hàng nghìn người hôm nay tập trung biểu tình quanh London để phản đối quyết định Anh rời Liên minh châu Âu.

dong nguoi hom nay tham gia cuoc bieu tinh phan doi brexit o london. anh:reuters

Dòng người hôm nay tham gia cuộc biểu tình phản đối Brexit ở London. Ảnh:Reuters

Cuộc biểu tình mang tên "Tuần hành vì châu Âu" được kêu gọi thông qua mạng xã hội. Những người tham gia biểu tình cầm các tấm biển với dòng chữ "Bremain" với ý nói nước Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) hay "Chúng tôi yêu EU" và đi vòng quanh thủ đô London, theo BBC.

Mark Thomas, một người biểu tình, cho rằng cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 dẫn tới kết quả là 52% người Anh bỏ phiếu rời EU, hay còn gọi là Brexit, đã không được thực hiện "trên một sân chơi bình đẳng". Nhưng giới phê bình lại nói những người thua trong cuộc bỏ phiếu cách đây hơn một tuần chỉ đang "trải qua một cơn giận dữ".

Người biểu tình tập trung quanh Công viên Lane trước khi khởi hành hướng tới Quảng trường Quốc hội. Một cuộc tuần hành khác cũng diễn ra tại thành phố York.

Keiran MacDermott, người tổ chức cuộc biểu tình, cho hay họ muốn ngăn cản chính phủ kích hoạt Điều 50 của hiệp ước Lisbon. Sau khi Điều 50 được kích hoạt, Anh và EU mới có thể chính thức ngồi vào bàn đàm phán về những điều khoản của cuộc "ly hôn".

Ông Tom North, đến từ Norfolk, tham gia cuộc tuần hành cùng gia đình. "Tôi ở đây vì cảm thấy đất nước đã bỏ phiếu cho một thứ chắc chắn sẽ biến thành thảm họa. Tôi đặc biệt lo lắng về ảnh hưởng của nó đối với các nghiên cứu khoa học", ông nói.

Mark Thomas, một người khác tham gia biểu tình, cho hay cuộc trưng cầu dân ý trước đây "mang đầy thông tin sai lệch và người dân cần làm gì đó với sự thất vọng của họ".

Theo BBC, thành phần đi biểu tình cũng rất đa dạng với đủ mọi lứa tuổi. Họ mang theo hàng loạt băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ bày tỏ sự tức giận cũng như nỗi thất vọng trước quyết định Brexit. Thông tin về lượng người tham gia biểu tình chưa được thống kê chính xác nhưng con số chắc chắn lên tới hàng nghìn người.


Canada sẽ gửi 1.000 quân đến biên giới Nga

Theo The Guardian, bên cạnh Mỹ, Anh và Đức, Canada sẽ chỉ huy một lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu để tăng cường sự hiện diện của NATO tại châu Âu.

Canada sẽ triển khai 1.000 binh sĩ ở Latvia đến 1 trong 4 tiểu đoàn của NATO đang đóng quân ở Đông Âu nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea, phương tiện truyền thông Canada đưa tin vào ngày 30-6.

Cùng với Mỹ, Anh và Đức, Canada "sẽ thành lập và chỉ huy" một lữ đoàn tinh nhuệ sẽ "đóng góp vào sự hiện diện tăng cường của NATO ở Đông và Trung Âu", Bộ Quốc phòng cho biết. Chi tiết cụ thể sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Ba Lan vào tháng tới.

"Là một đối tác có trách nhiệm, Canada sẽ sát cánh với các đồng minh NATO để ngăn chặn các hành động xâm lược, bảo đảm hòa bình và ổn định ở châu Âu", Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan cho biết trong một tuyên bố.

 may bay chien dau cua canada trong mot cuoc tap tran nato o romania. anh:  the guardian

 Máy bay chiến đấu của Canada trong một cuộc tập trận NATO ở Romania. Ảnh:  THE GUARDIAN

Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khuyến khích Canada nên tích cực hỗ trợ NATO hơn trong một bài phát biểu trước quốc hội Canada.

Khối liên minh đang tích cực bắt tay vào tăng cường quân sự ở sườn phía đông kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Các binh sĩ Canada sẽ tham gia cùng 4.000 binh sĩ NATO đang triển khai ở các nước Baltic và Ba Lan. Lực lượng này sẽ giúp ngăn chặn sự đe dọa của Nga sau hành động của Nga ở Crimea và cuộc xung đột quân sự của Nga ở miền đông Ukraine.

Việc triển khai quân sự sẽ được hoàn thành vào năm tới, dự kiến sẽ được công bố trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới tại Warsaw. Tướng chỉ huy lực lượng mặt đất của NATO, Ben Hodges, tuần trước đã dấy lên mối lo ngại về điểm yếu của liên minh trong khu vực. Vị tướng người Mỹ cho biết hiện tại NATO không thể bảo vệ các nước Baltic nếu Nga tiến hành xâm lược.


Ông Tập Cận Bình lại lên giọng về ‘lợi ích cốt lõi’

Trung Quốc không muốn độc bá châu Á nhưng Trung Quốc sẽ không bị các mối đe dọa quân sự khuất phục.

Ngày 1-7, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu như trên tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.

Báo South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích nhận định lời lẽ cứng rắn này nhằm gửi thông điệp cảnh cáo đến cả hai ứng viên tổng thống Mỹ đều là những người đã cam kết sẽ tiến hành chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Trong bài diễn văn, ông Tập nói: “Trung Quốc không thèm muốn quyền lợi của các nước khác nhưng chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền lợi hợp pháp của chúng ta. Các nước khác chớ nên mong đợi chúng ta mặc cả về các quyền lợi cốt lõi của chúng ta, hoặc lãnh hậu quả vì xem thường các quyền lợi của chúng ta liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và phát triển”.

Ngôn từ này được đưa ra ngay sau khi Tòa Trọng tài thường trực thông báo ngày 12-7 tới sẽ công bố phán quyết liên quan đến vụ Philippines kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Trong bài diễn văn xem ra nhắm thẳng vào Mỹ, ông Tập công kích Mỹ phô trương cơ bắp quân sự gần biển Đông. Ông nói: “Trung Quốc sẽ tiếp tục dùng biện pháp quân sự để phòng vệ. Chúng ta sẽ không tìm cách đe dọa dùng sức mạnh quân sự hoặc phô trương sức mạnh quân sự ở cửa nhà của nước khác. Phô trương cơ bắp không phản ánh sức mạnh thực sự và sẽ không thể làm nản lòng bất kỳ ai”.

Những lời lẽ của ông Tập dường như cũng nhắm đến các nước láng giềng của Trung Quốc, là những quốc gia đang cảnh giác trước tuyên bố độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh. Ông nói: “Trung Quốc tin tưởng đối đầu nên được thay thế bằng hợp tác, vai trò bá chủ của thế lực quốc tế nên được thay thế bằng khái niệm đôi bên cùng thắng... Tất cả tùy thuộc các thành viên cộng đồng quốc tế quyết định dạng thức trật tự quốc tế nào và hệ thống điều hành nào tốt nhất cho thế giới”.(PLO)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục