Nước nào cũng chỉ kẻ vùng đặc quyền kinh tế của mình từ đường cơ sở trở ra đến 200 hải lý mà thôi, chứ không có chuyện khơi khơi nói tổ tiên tôi hồi xưa đã tới đó rồi nhận vơ là của mình...
Tin thế giới đọc nhanh trưa 03-01-2016
- Cập nhật : 03/01/2016
Thủ tướng Abe cam kết không đẩy Nhật vào một cuộc chiến tranh
Tuy nhiên, trong thông điệp chào mừng năm mới hôm 1-1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trấn an người dân nước này rằng: "Theo luật mới liên quan đến hòa bình và an ninh, chúng tôi sẽ tìm cách ngăn chặn khả năng xảy ra chiến tranh bằng cách chuẩn bị mọi biện pháp cần thiết".
TT Putin nói Mỹ là mối đe dọa mới của Nga
Trong văn kiện mới ban hành, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên gọi Mỹ là một trong những mối đe dọa an ninh quốc gia của Nga.
Đây là bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi trong những năm gần đây.
Văn kiện mang tên “Chiến lược An ninh quốc gia của Liên bang Nga” được Tổng thống Vladimir Putin thông qua đêm giao thừa năm mới 2016, thay thế cho bản năm 2009 được ký bởi cựu Tổng thống Dmitry Medvedev – thủ tướng nước Nga hiện nay, trong đó không hề đề cập đến Mỹ lẫn NATO.
Theo bản mới được cập nhật, Nga cho rằng nước này đã nâng cao vai trò trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và xung đột quốc tế và vai trò “lớn” này đã khiến phương Tây phản ứng.
“Việc tăng cường của Nga nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh quốc gia có tính chất phức tạp và liên quan đến nhau”, tài liệu nêu rõ. Bên cạnh đó, ông Putin cho rằng việc tiến hành một chính sách độc lập trong nước và quốc tế đã dẫn đến “sự kháng cự từ Mỹ và đồng minh, những nước đang đấu tranh để giữ sự thống trị trong các vấn đề toàn cầu”.
Cũng theo tài liệu, điều này sẽ dẫn đến những căng thẳng về “chính trị, kinh tế, quân sự và thông tin” ở Nga.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây “rơi vực thẳm” sau khi quân đội Nga thôn tính bán đảo Crimea từ Ukraine hồi tháng 3-2014, sau cuộc biểu tình ở Ukraine buộc tổng thống Viktor Yanukovych chạy trốn sang Nga. Kể từ đó, phương Tây liên tục cáo buộc Nga viện trợ cho quân đội nổi dậy miền Đông Ukraine nhưng Moscow phủ nhận điều này.
Thời gian qua, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt trên phạm vi rộng đối với cá nhân và các doanh nghiệp của Nga. Moscow phản ứng lại bằng cách hạn chế tiêu thụ thực phẩm và các mặt hàng khác từ EU.
Cũng theo tài liệu mới ban hành của nước Nga, Mỹ và EU đã hỗ trợ “một cuộc đảo chính phản hiến pháp ở Ukraine”, dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Ukraine và cuộc xung đột quân sự. Ngoài ra, văn kiện nói rằng sự mở rộng của NATO là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Nga đồng thời cáo buộc Mỹ mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm quân sự – sinh học ở các nước láng giềng với Nga. Tuy nhiên, tài liệu ban hành lần này không đề cập đến tình hình Syria.
Bất lực với Quốc hội, TT Obama quyết định tự hành động
Tổng thống Mỹ Obama hôm 1-1 tuyên bố ông sẽ đơn phương hành động để giải quyết vấn đề bạo lực liên quan tới súng đạn ở Mỹ.
Trong bài phát biểu hằng tuần đầu tiên của năm 2016, ông chủ Nhà Trắng nói rằng ông sẽ gặp Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch vào ngày 4-1 để thảo luận về những hành động trong tầm tay của mình.
Tổng thống Barack Obama sẽ công bố các quy định mới về sử hữu súng vào tuần tới khi ông trở về từ kỳ nghỉ ở Hawaii. Ảnh: AP
Ông Obama nhấn mạnh sẽ sử dụng quyền lực hành pháp của một vị tổng thống bởi Quốc hội Mỹ đã không giải quyết được vấn đề nhức nhối này.
Giới phân tích nhận định bước đi quyết đoán này của ông Obama sẽ vấp phải phản đối gay gắt từ các nhà hoạt động bảo vệ sử dụng súng và các nghị sĩ Cộng hòa. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cho biết ông đã nhận được quá nhiều thư từ những bậc làm cha làm mẹ, những thầy cô giáo và cả trẻ em nên không thể “ngồi yên một chỗ và không làm gì” được.
“Biết rằng chúng tôi không thể chặn đứng tất cả các hành động bạo lực” – Tổng thống Obama phát biểu – “Nhưng chúng ta có thể nỗ lực ngăn chặn dù chỉ được một vụ. Giá như Quốc hội hành động để bảo vệ con em của chúng ta khỏi nạn bạo lực súng đạn”.
Ông Obama cũng thừa nhận sự bất lực của ông trong việc giành được sự ủng hộ của quốc hội đối với cái gọi là “luật kiểm soát súngphổ thông” là sự thất bại lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Theo BBC, Tổng thống Obama sẽ sử dụng quyền lực hành pháp của mình ở một số lĩnh vực, trong đó có mở rộng các yêu cầu mới về kiểm tra nhân thân của người mua súng.
Liên minh Ả rập tuyên bố chấm dứt ngừng bắn ở Yemen
Dân quân trung thành với Tổng thống Abdu Rabbu Mansour Hadi (Yemen) chuẩn bị đạn dược tấn công quân Houthi - Ảnh: AFP
Liên minh gồm 34 quốc gia Ả Rập do Ả Rập Xê-Út đứng đầu đã công bố chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen, hãng thông tấn SPA của Ả Rập Xê-Út ngày 2.1 cho biết.
Thỏa thuận ngừng bắn 7 ngày ở Yemen mà đặc phái viên Ismail Ould Ahmed của Tổng Thư ký LHQ công bố sau cuộc hội đàm tại Thụy Sĩ vào ngày 20.12.2015 đã được gia hạn một tuần. Tất cả những nỗ lực kêu gọi ngừng bắn để hòa giải đã không thành công, vì theo các phương tiện truyền thông, đã có những vi phạm đáng kể từ cả hai phía.
“Bộ chỉ huy quân sự của liên minh hỗ trợ chính phủ hợp pháp Yemen chính thức thông báo chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen vào ngày hôm nay, thứ bảy 2.1, từ 14 giờ (giờ địa phương)”, SPA cho biết.
Tại Yemen, từ 14 giờ hôm nay, xung đột vũ trang lại tiếp tục diễn ra, với một bên là quân nổi dậy của quân Houthi cùng bộ phận quân đội trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh, và bên kia là quân đội của Tổng thống bị lật đổ Abdu Rabbu Mansour Hadi. Liên minh các quốc gia Ả Rập do Ả Rập Xê-Út đứng đầu đã đứng về phía Hadi.
Từ ngày 26.3.2015, nhiều nước Ả Rập (về sau gia nhập liên minh) đã tiến hành các cuộc không kích vào những khu vực do quân Houthi kiểm soát ở Yemen. Để đáp lại, Houthi không ngừng bắn phá các khu vực biên giới giữa Yemen và Ả Rập Xê-Út.
Tình nhân Chu Vĩnh Khang 'trục lợi hơn 4,6 triệu USD'
Reuters hôm qua 1.1 dẫn nguồn từ truyền thông Trung Quốc đưa tin nhà chức trách nước này đang tiến hành điều tra nghi án trục lợi bất chính nhằm vào bà Lý Tiểu Mai, từng là người tình của Chu Vĩnh Khang.