Mỹ nghi Nga lập căn cứ không quân gần Thổ Nhĩ Kỳ
Liên quân chống IS tiêu diệt 22.000 phiến quân
Ấn Độ tính đóng siêu tàu sân bay
Nga nói khủng bố tại Syria nhận quân tiếp viện từ Thổ Nhĩ Kỳ
Đức kiểm soát biên giới vô thời hạn để hạn chế người tị nạn
Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-01-2016
- Cập nhật : 02/01/2016
Thỏa thuận hàn gắn Hàn - Nhật có nguy cơ sụp đổ
Thỏa thuận giải quyết vấn đề “phụ nữ mua vui” giữa Nhật và Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do vấp phải sự phản đối dữ dội ở nội bộ cả hai nước.
Người Hàn Quốc biểu tình phản đối Nhật ở khu vực đặt bức tượng đại diện các nô lê tình dục thời chiến - Ảnh: Reuters
Theo báo Wall Street Journal, khảo sát của hãng Realmeter cho thấy 2/3 người dân Hàn Quốc phản đối việc di dời bức tượng cô gái đại diện các nữ nô lệ tình dục Hàn Quốc trong Thế chiến II trước cửa Đại sứ quán Nhật ở Seoul.
Chủ tịch Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc Moon Jae-In chỉ trích thỏa thuận giữa Hàn Quốc và Nhật là “từ bỏ quyền lợi của người dân” và mô tả nó “không có hiệu lực”. Xã luận báo JoongAng Ilbo cho rằng thỏa thuận này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Những ngày qua, luôn có hàng trăm người Hàn Quốc biểu tình trước cửa Đại sứ quán Nhật ở Seoul để phản đối thỏa thuận. Đáng lo ngại hơn, các quan chức Nhật tiết lộ sẽ chỉ chi khoản tiền 1 tỷ yen (hơn 8 triệu USD) cho các nạn nhân nô lệ tình dục Hàn Quốc còn sống sót sau khi Seoul di dời bức tượng.
Nguồn tin Kyodo News cho biết Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ phải đối mặt với sự phản đối dữ dội nếu quyết định chi khoản tiền “phục hồi danh dự” cho 46 nạn nhân Hàn Quốc trước khi bức tượng được di dời. Giáo sư chính trị Koichi Nakano thuộc ĐH Sophia ở Tokyo thẳng thừng dự báo thỏa thuận giữa hai nước sẽ sụp đổ.
Mới đây, khoảng 200 người theo đường lối dân tộc cực đoan ở Nhật cũng biểu tình tại Tokyo để phản đối quyết định của chính quyền Thủ tướng Abe. Những người này cho rằng Nhật không có gì phải xin lỗi và khẳng định các nữ nô lệ tình dục Hàn Quốc thực tế chỉ là gái điếm chứ không hề bị cưỡng ép.
Nhiều người biểu tình chỉ trích Thủ tướng Abe “làm nhơ bẩn vong linh của các tử sĩ thời chiến”.
Trung Quốc: Tướng chè chén với cấp dưới, 1 người say chết
Thiếu tướng Trương Nham, tư lệnh Quân đoàn 26 của Trung Quốc, vừa bị cách chức và khai trừ khỏi đảng trong thời hạn 1 năm vì uống rượu cùng 2 cấp dưới cũ tại sở chỉ huy khiến 1 người say rồi chết.
Người tử vong là Trung đoàn trưởng cao xạ của Sư đoàn 116 thuộc quân đoàn 39, sắp được thăng Lữ đoàn trưởng.
Ông Trương Nham sinh năm 1964, được phong hàm Thiếu tướng vào tháng 7-2010, mới được bổ nhiệm Tư lệnh Quân đoàn 26 tháng 10-2014, hiện là nhân vật cấp trưởng quân đoàn trẻ nhất quân đội Trung Quốc. Quân đoàn 26 trực thuộc Quân khu Tế Nam, đóng ở tỉnh Sơn Đông. Sự việc trên xảy ra khi ông Trương về thăm đơn vị cũ, tổ chức nhậu nhẹt mừng cấp dưới sắp lên chức.
Xác nhận chuyện chẳng hay ho gì ở trên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết ông Trương là “trường hợp điển hình” về các hành vi không giữ nghiêm kỷ luật mà Đảng Cộng sản Trung Quốcmuốn loại bỏ. Ông Dương nói rằng các tướng lĩnh quân đội “phải chủ động làm gương và không được phép không tuân theo kỷ luật”.
Quân đội Trung Quốc chao đảo trước một loạt bê bối tham nhũng từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây 3 năm và cam kết sẽ nhổ tận gốc nạn tham nhũng.
Trong đó, cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu, chết hồi tháng 3-2015 vì bệnh ung thư trước khi ra hầu tòa vì tội tham nhũng,
Hàn Quốc mong muốn nối lại đối thoại liên Triều
Trong bài phát biểu năm mới, ông Kim Jong-un cho biết, Triều Tiên sẵn sàng đối thoại với những người mong muốn hòa bình và thống nhất đất nước.
Đáp lại, Hàn Quốc đã bày tỏ hoan nghênh. “Hàn Quốc luôn kiên định lập trường tiến tới kỷ nguyên của đất nước thống nhất, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, và cánh cửa đối thoại giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên đã được mở”, Yonhap dẫn lời người phát ngôn của chính phủ Hàn Quốc.
Trong năm 2015, các cơ quan chức năng của hai miền Triều Tiên đã nối lại đàm phán để cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia vốn bị đình trệ trong 5 năm gần đây vì các sự cố vũ trang.
Đầu năm, Trung Quốc lập binh chủng tên lửa và hỗ trợ chiến lược
Ủy ban quân sự trung ương Trung Quốc đã tuyên bố thành lập hai binh chủng mới và một cơ quan chỉ huy quân sự trong chương trình cải cách quân đội, trang web của ủy ban này cho biết hôm thứ sáu 1.1.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc đồng thời là người đứng đầu Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình hôm thứ năm 31.12.2015 đã trao cờ thêu phiên hiệu cho các lực lượng mới được thành lập.
“Quyết định thành lập bộ chỉ huy quân sự, binh chủng tên lửa và binh chủng hỗ trợ chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thực hiện quyết tâm củng cố quân đội trong tình hình hiện nay. Đây là một biện pháp chiến lược để hình thành nên hệ thống quân sự hiện đại mang đặc thù Trung Quốc”, ông Tập Cận Bình phát biểu. Ông cũng nói rằng đây là sự kiện mang tính bước ngoặt trong chủ trương hiện đại hóa hệ thống quân sự của Trung Quốc.
Reuters ngày 1.1 cho hay binh chủng tên lửa này là tách ra từ Quân đoàn pháo binh số 2, nhằm kiểm soát lực lượng tên lửa hạt nhân của nước này, nhưng cùng một tư lệnh chỉ huy.
Theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình nói rằng binh chủng tên lửa sẽ "tăng cường khả năng răn đe và giáng trả hạt nhân, khả năng tấn công chính xác ở tầm trung và tầm xa, cũng như khả năng kiểm tra và cân bằng chiến lược để xây dựng một lực lượng tên lửa mạnh và hiện đại ".
Trong một tuyên bố, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc cho biết, việc thành lập hai binh chủng và một cơ quan chỉ huy toàn diện là rất quan trọng để đảm bảo mức độ cao về quản lý của quân ủy, đồng thời để tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội.
Tổng thống Putin khích lệ quân nhân Nga đang chiến đấu ở nước ngoài
Tổng thống Vladimir Putin đã dành những lời cảm ơn đặc biệt cho quân nhân Nga đang tham gia chiến dịch chống khủng bố quốc tế và bảo vệ lợi ích của Nga ở nước ngoài.
Tổng thống Putin khẳng định ý chí, quyết tâm và sự kiên cường là những phẩm chất quan trọng, cần thiết ở bất cứ nơi đâu và bất cứ công việc nào - Ảnh: AFP