Philippines phản đối Trung Quốc đáp thử nghiệm máy bay ở Đá Chữ Thập
IS đánh bom liều chết tại căn cứ quân sự Iraq
Kinh tế Trung Quốc suy yếu nhanh hơn trong tháng 12
Phát hiện mỏ khí đốt có trữ lượng lớn ở ngoài khơi Myanmar
Thổ Nhĩ Kỳ dọa kiện Nga lên WTO
Tin thế giới đọc nhanh 05-01-2016
- Cập nhật : 05/01/2016
Trung Quốc bổ nhiệm 3 tư lệnh quân đội mới
Liên Hiệp Quốc lo ngại hậu quả vụ tử hình 47 người ở Ả Rập Xê-Út
Ngươi biểu tình trước toà đại sứ Ả Rập Xê-Út ở Tehran, Iran tối 2.1, gương cao ảnh của nhà thuyết giáo Nimr al-Nimr bị Ả Rập Xê-Út xử tử - Ảnh: Reuters
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon quan ngại sâu sắc và lấy làm tiếc trước việc Ả Rập Xê-Út xử tử 47 người, trong đó có nhà thuyết giáo Shiite nổi tiếng Nimr al-Nimr.
Cơ quan truyền thông LHQ cho biết trong một thông cáo báo chí rằng “Nimr al-Nimr và một số tù nhân khác bị kết án tử hình bằng một phán quyết gây nghi ngờ là thiếu tính khách quan trong quá trình xét xử”.
Cảnh sát đã giải tán đám đông người biểu tình. Theo các phương tiện truyền thông Iran, một số người biểu tình đã bị bắt, chưa rõ số lượng chính xác.
Nhà Trắng ấn định thời điểm thông báo việc ông Obama thăm Cuba
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes ngày 2/1 cho biết Nhà Trắng trong vòng hai tháng tới sẽ đưa ra quyết định về chuyến thăm Cuba của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đồng thời bày tỏ mong muốn hai nước có những bước đi nhằm đảm bảo rằng quá trình “tan băng” trong quan hệ song phương không thể bị đảo ngược.
Phát biểu với báo giới tại khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Obama ở Hawaii, ông Ben Rhodes, người được coi là “kiến trúc sư” trên con đường thay đổi chiến lược của Mỹ đối với Cuba, cho biết Washington muốn thấy đảo quốc Caribe này cải thiện hồ sơ nhân quyền và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động kinh tế như việc cho phép các công ty tư nhân hoạt động tại Cuba. Ngoài ra, quan chức này cũng nói rằng Cuba cần cho phép người dân tự do tiếp cận thông tin và mạng Internet hơn.
Ông Ben Rhodes nhấn mạnh: “Phép thử quan trọng đối với Mỹ là liệu chuyến thăm Cuba của Tổng thống Obama có góp phần thúc đẩy những ưu tiên đó hay không.”
Cuối năm 2015, Tổng thống Obama từng công khai tuyên bố rằng ông muốn tới thăm Đảo quốc Tự do trước khi rời nhiệm sở vào đầu năm 2017. Nếu diễn ra, đó sẽ là sự kiện lịch sử đối với hai nước./
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá tàu sân bay thứ hai vẫn lạc hậu
Bài xã luận trên Global Times hôm 31/12 cho rằng hai công nghệ nổi bật là năng lượng hạt nhân và máy phóng chiến đấu cơ vẫn chưa được áp dụng cho tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Đồng thời, lượng giãn nước của nó chỉ là 50.000 tấn, tức một nửa so với tàu Mỹ.
Xinhua hôm 2/1 dẫn lời Zhang Junshe, thuộc Học viện Nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, cho rằng quy mô việc chế tạo tàu sân bay Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với Mỹ và thậm chí cả Ấn Độ.
Là nước đi sau, Trung Quốc cần đóng tàu sân bay dùng năng lượng thông thường trước để lấy kinh nghiệm, sau đó là các tàu hạt nhân, tùy tình hình, ông Zhang nói, nhấn mạnh quy trình thiết kế và chế tạo hoàn toàn ở trong nước, không có sự trợ giúp của nước ngoài.
Ông Zhang nói thêm các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ được gắn máy phóng cho chiến đấu cơ cất cánh trên khoang, nhưng quá trình sẽ diễn ra từ từ vì máy phóng đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn.
Theo ông Zhang, tàu sân bay thứ hai sẽ tập trung vào các chiến dịch quân sự nhiều hơn là huấn luyện và thử nghiệm công nghệ. "Tàu sân bay này sẽ có nhiệm vụ khác so với tàu Liêu Ninh", ông nói, đề cập đến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được mua lại từ Ukraine và tân trang, thêm vũ khí.
"Chúng tôi dùng Liêu Ninh để thử độ tin cậy và tương thích của các hệ thống trên tàu sân bay, và để huấn luyện. Tàu thứ hai sẽ chủ yếu làm nhiệm vụ các tàu sân bay đích thực vẫn làm: đó là tuần tra tác chiến và viện trợ nhân đạo", ông nói. Nhà nghiên cứu cũng cho biết Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cần ít nhất ba tàu sân bay, một làm nhiệm vụ, một dùng để huấn luyện và chiếc thứ ba được bảo dưỡng.
Tàu sân bay thứ ba đang được chế tạo theo từng bộ phận và sẽ được lắp ráp sau đó tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Nó sẽ sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu (ski-jump) dành cho máy bay cánh cố định, tương tự tàu Liêu Ninh và chở các chiến đấu cơ sản xuất nội địa J-15.
Chen Xuesong, cũng là một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, nói ông tin tàu sân bay mới sẽ là thách thức với các kỹ sư nước này.
"Dù chúng tôi đã thu nạp chuyên môn và kỹ năng từ dự án cải tạo tàu Liêu Ninh, tàu mới sẽ thực sự là lần đầu tiên chúng tôi thiết kế và đóng một tàu sân bay", China Daily dẫn lời ông Chen nói. "Các kỹ sư của chúng tôi phải đảm bảo thiết kế về cấu trúc tốt và đảm bảo chất lượng các bộ phận thép".
Trung Quốc đang dần bổ sung các tàu khu trục nhỏ, tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân hiện đại vào đội tàu. Việc hiện đại hóa hải quân nhanh chóng của nước này được coi là nhằm củng cố yêu sách chủ quyền và mở rộng sức mạnh xa khơi. Những tham vọng của Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng với Nhật, Mỹ và các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông, nơi có những tuyến đường biển then chốt, với nguồn hải sản dồi dào và tài nguyên khoáng sản tiềm năng.
Trong báo cáo đầu năm nay, Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh có thể đóng nhiều tàu sân bay trong vòng 15 năm tới.
Vụ xử tử giáo sĩ và đòn thù giữa hai cường quốc Trung Đông
Ngày 3/1, Arab Saudi tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi đại sứ quán nước này ở Tehran bị người biểu tình đốt phá để phản đối việc giáo sĩ Hồi giáo nổi tiếng dòng Shiite Nimr al-Nimr bị xử tử tại Ryadth, làm dấy lên những lo ngại về căng thẳng giáo phái giữa hai cường quốc khu vực Trung Đông, theo Reuters.
Giáo sĩ Nimr al-Nimr bị chặt đầu cuối tuần trước vì bị nhà chức trách Saudi kết tội kích động tín đồ theo đuổi bạo lực, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ông Nimr bị hành quyết vì có những quan điểm chính trị trái ngược với chính quyền Saudi.
46 người khác, trong đó có nhiều người là giáo sĩ, cũng bị xử tử với tội danh theo đuổi tư tưởng cực đoan, tham gia "các tổ chức khủng bố" và thực hiện nhiều "âm mưu phạm pháp".
Vụ xử tử tập thể này đã ngay lập tức làm dấy lên làn sóng phản đối trong cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite ở Iran, Anh, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều khu vực khác ở Trung Đông. Hàng trăm người biểu tình đã tràn vào đại sứ quán Arab Saudi ở Tehran, phóng hỏa và phá hoại tòa nhà, khiến các nhân viên ngoại giao bên trong phải sơ tán. Iran tuyên bố đã bắt giữ 40 người có hành vi tấn công tòa nhà ngoại giao này bằng bom xăng.
Động thái trên của Tehran không khiến Ryadth hài lòng và ra lệnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, yêu cầu các nhân viên ngoại giao Iran và những người có liên quan phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ, đồng thời khẳng định chính phủ nước này "quyết không cho phép Iran hủy hoại an ninh quốc gia".
Hành động của Arab Saudi nhận được sự ủng hộ của một số quốc gia trong khu vực, nơi có đông đảo người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống. Ngay trong hôm thứ bảy, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã tuyên bố "ủng hộ hoàn toàn" đối với bất cứ biện pháp răn đe nào của Arab Saudi nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.
Đại giáo sĩ Abdulaziz Al Sheikh của Arab Saudi khẳng định những vụ xử tử trên được tiến hành theo luật Hồi giáo và là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia. Ông này mô tả các vụ chặt đầu, xử bắn là "biện pháp nhân đạo đối với các tù nhân" vì chúng đã cứu họ "khỏi phạm thêm nhiều tội ác và ngăn ngừa bất ổn".Tuy nhiên, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao Iran, tuyên bố Arab Saudi sẽ bị "Thượng đế trừng phạt" vì đã xử tử ông Nimr. "Những cái chết oan ức của các giáo sĩ bị đàn áp không sớm thì muộn sẽ phô bày hệ luỵ, các chính trị gia Saudi sẽ chứng kiến đòn trả thù dã man", ông Khamenei nói. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran ra thông báo hôm chủ nhật khẳng định cái chết của giáo sĩ này sẽ dẫn đến sự "suy vong" của vương triều Arab Saudi và thề sẽ "lật đổ" vương triều "chống đạo Hồi, ủng hộ khủng bố" này.
Vụ hành quyết giáo sĩ Nimr làm dấy lên nỗi lo ngại trong dư luận rằng cuộc xung đột tôn giáo giữa Iran và Arab Saudi cũng như giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite trên khắp thế giới sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng cái chết của giáo sĩ Nimr sẽ thổi bùng ngọn lửa căng thẳng giáo phái ở Trung Đông, và việc hành quyết ông này "không phải là một quyết định khôn ngoan". Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ra tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo Trung Đông có biện pháp xoa dịu căng thẳng trong khu vực, đồng thời nối lại quan hệ ngoại giao để xóa bỏ những bất đồng, theo VOA.
Tại Lebanon, lãnh đạo phong trào Hezbollah Hassan Nasrallah đã cáo buộc Arab Saudi muốn "khoét sâu mâu thuẫn" giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite. "Ở Afghanistan, Pakistan, Nigeria, Indonesia, Lebanon, Syria và Iraq, chúng tôi phải quan tâm tới người Saudi mỗi khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra giữa người Sunni và Shiite", ông nói.
Bà Jane Kinninmont, phó chủ nhiệm chương trình Trung Đông tại tổ chức tư vấn Chatham House ở London (Anh) cũng có cùng quan điểm trên, khi cho rằng dù ý định của Arab Saudi khi xử tử giáo sĩ nổi tiếng Nimr là gì đi chăng nữa, người Hồi giáo dòng Shiite sẽ coi đây là một hành động "mang tính khiêu khích" và có thể khoét sâu thêm thù hận, căng thẳng vốn đã lên cao giữa người Sunni và Shiite vì những cuộc xung đột đẫm máu ở Syria, Iraq và Yemen hiện nay.
Theo bà Kinninmont, chính quyền Arab Saudi quyết định xử tử giáo sĩ Nimr nhiều khả năng là để thể hiện quyết tâm chống lại những kẻ chống đối, hơn là khơi mào căng thẳng tôn giáo, bởi ông Nimr là người thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình phản đối và chỉ trích nhà cầm quyền Saudi.
"Trên khắp Trung Đông, gần như chỉ có người Hồi giáo dòng Shiite lên tiếng ủng hộ ông này, và thật không may điều đó càng củng cố niềm tin của không ít người Sunni ở Arab Saudi rằng giáo sĩ Nimr là kẻ phản bội đại diện cho Iran, và chính niềm tin đó đã tạo nên phản ứng phòng thủ tiêu cực trong rất nhiều người dân Saudi", bà nói.
Chuyên gia phân tích này cho rằng cuộc ganh đua, đối đầu giữa các quốc gia theo dòng Sunni và Shiite như Arab Saudi và Iran đã góp phần tạo nên cuộc xung đột tôn giáo ở khu vực, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy.
"Cả Arab Saudi và Iran đều góp phần vào tình hình địa chính trị hỗn loạn ở Trung Đông, làm tồi tệ thêm các xu hướng chia rẽ, để lại một di sản xấu trên khắp khu vực", bà nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, trong thời gian tới, cộng đồng quốc tế cần phải xúc tiến một tiến trình ngoại giao mới để đưa Arab Saudi và Iran ngồi vào bàn đàm phán để "giải quyết những vấn đề phức tạp lớn hơn giữa hai quốc gia".
"Nếu không làm được điều này, mâu thuẫn giữa Arab Saudi và Iran sẽ càng gieo rắc thêm xung đột ở Trung Đông, khiến phần còn lại của thế giới phải gánh chịu hậu quả với sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và dòng người tị nạn rất lớn", bà Kinninmont đánh giá.