Triều Tiên đẩy xa tham vọng hạt nhân trong năm 2016?
Phần Lan siết chặt kiểm soát biên giới
Trung Quốc lại tăng báo động vì ô nhiễm
Ấn Độ ban bố tình trạng báo động cao
Mỹ sẽ siết chặt việc sử dụng súng đạn
Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-01-2016
- Cập nhật : 02/01/2016
1.500 người Hong Kong biểu tình ngày đầu năm mới
Cuộc biểu tình thường niên ngày 1/1 nhằm giúp mọi người "giải toả sự phẫn nộ của họ với chính quyền vào ngày nghỉ lễ", James Hon Lin-shan, phát ngôn viên cuộc biểu tình nói. Tuy nhiên cuộc biểu tình năm nay không phải do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức như thường lệ, mà do 40 tổ chức dân sự thực hiện.
Cuộc tuần hành bắt đầu tại Vịnh Causeway, kết thúc tại trụ sở chính quyền ở Admiralty khoảng hai giờ sau đó. Những chiếc ô vàng, biểu tượng của phong trào dân chủ ở Hong Kong, cũng xuất hiện trong sự kiện lần này. Cảnh sát nói 1.600 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc cao điểm, trong khi các nhà tổ chức ước tính đám đông gồm hơn 3.000 người.
Dẫn đầu đoàn biểu tình là một hình nộm voi trắng, với ảnh lãnh đạo Lương Chấn Anh cưỡi bên trên, tượng trưng cho các dự án công đắt đỏ. "Chúng tôi muốn lương hưu phổ thông, ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi phản đối dự án voi trắng", người biểu tình hô to. Trong kinh doanh, một dự án được gọi là voi trắng khi nó không đem lại lợi nhuận hoặc đắt đỏ đến nỗi khó duy trì.
Phát ngôn viên Hon nói chính quyền tiêu tốn quá nhiều tiền vào các dự án voi trắng, không đem lại lợi ích thường nhật cho người Hong Kong, trong khi lại bác bỏ đề xuất về lương hưu phổ thông. Đó là lý do các nhóm đề nghị Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, ông nói.
"Chúng tôi biết người Hong Kong đang cảm thấy rất mệt mỏi với những cuộc biểu tình, nhưng nếu chúng tôi không tuần hành, việc đó sẽ tạo ra ấn tượng sai với đảng Cộng sản và chính quyền Hong Kong rằng người Hong Kong đã thôi nói lên tiếng nói", Hon nói.
Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 theo một thoả thuận đảm bảo duy trì tự do dân sự và hệ thống tư bản chủ nghĩa trong 50 năm.
Mỹ giật mình trước sự trỗi dậy của hải quân Nga
Lần đầu tiên trong 24 năm qua, cơ quan tình báo hải quân Mỹ đưa ra một báo cáo cảnh báo về việc hải quân Nga đang tái vũ trang nhanh chóng và ngày càng có những hành động quyết đoán hơn, theo Daily Beast.
Bản báo cáo có tựa đề "Hải quân Nga: Thời kỳ chuyển giao mang tính lịch sử" dài 68 trang với những minh họa sinh động do Phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) tiến hành trong nhiều năm được công bố vào giữa tháng 12.
Những thông tin trong bản báo cáo cho thấy với sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Vladimir Putin, hải quân Nga đang nỗ lực thực sự để thách thức Mỹ, nước có sức mạnh hải quân vượt trội trên thế giới.
"Nga đã và sẽ có những bước tiến lớn trong định hình một lực lượng hải quân thế kỷ 21 có khả năng đáng tin cậy trong bảo vệ quốc gia và duy trì sự hiện diện ấn tượng nhưng có giới hạn ở các khu vực lợi ích xa xôi trên toàn cầu do một thế hệ sĩ quan và nhân viên mới điều hành", ONI nhận định.
Lần cuối cùng ONI lập báo cáo thường niên về sức mạnh hải quân Nga là vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã. Sau thời kỳ biến động đó, Mỹ không còn quan tâm nhiều đến sức mạnh trên biển của Nga, khi hàng trăm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu của nước này nằm rỉ sét tại các căn cứ dột nát do thiếu kinh phí vận hành, bảo dưỡng.
Dưới thời Tổng thống Putin, Nga bắt đầu tái xây dựng lại lực lượng hải quân. Đầu năm 2014, việc hải quân Nga hỗ trợ cho hoạt động sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga báo hiệu "gấu Nga" đang trỗi dậy trở thành một cường quốc quân sự. Từ thời điểm đó, Lầu Năm Góc đã quyết định yêu cầu ONI phải lập báo cáo mới về hải quân Nga. Nhiệm vụ này được ONI giao cho George Fedoroff, chuyên gia hàng đầu về Nga của tình báo hải quân Mỹ.
Sau khi nghiên cứu dữ liệu thô, tính toán các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay mới, đánh giá chất lượng của các vũ khí mới và thủy thủ, sĩ quan chỉ huy của hạm đội và đặt nó trong các hệ thống quân sự, chính trị rộng lớn của Nga, Fedoroff khẳng định hải quân Nga đang trên đà phục hồi.
"Kể từ năm 2000, khi hệ thống chính quyền và nền kinh tế bắt đầu ổn định, Nga đã nỗ lực tập trung nguồn lực tài chính để hồi sinh sức mạnh cho quân đội, trong đó có lực lượng hải quân. Các chương trình đóng tàu từng bị đình chỉ giờ đây đang bước vào giai đoạn hoàn thành, còn các chương trình đóng mới đã bắt đầu cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm nền tảng thế kỷ 21 cho hải quân", theo Fedoroff.
Từ một lực lượng yếu kém với vài tàu chiến có khả năng vận hành dài ngày và tác chiến trên biển hồi đầu những năm 2000, đến nay hải quân Nga đã có 186 tàu nổi và tàu ngầm sẵn sàng chiến đấu đang hoạt động ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Biển Đen, biển Baltic, biển Caspian, Địa Trung Hải và thậm chí là cả Bắc Cực. Điều này biến hải quân Nga trở thành lực lượng hải quân lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.Trong một số lĩnh vực nhất định, hải quân Nga đã gây ngạc nhiên lớn khi bắt kịp công nghệ của Mỹ. Trong tháng 10, các tàu chiến Nga ở biển Caspian đã bắn tên lửa hành trình Kalibr bay hơn 1.500 km đánh trúng các mục tiêu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Trong tháng 12, một tàu ngầm lớp Kilo của Nga cũng phóng tên lửa hành trình vào Syria từ biển Địa Trung Hải.
Trước đó, Mỹ là nước duy nhất có khả năng bắn tên lửa hành trình tầm xa từ tàu chiến và tàu ngầm tấn công các mục tiêu trên bộ. Các tên lửa hành trình phóng từ lòng đại dương là một hệ thống vũ khí quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào muốn tiến hành các cuộc can thiệp quân sự chính xác mà vẫn có thể bảo toàn lực lượng trước các rủi ro nghiêm trọng.
Fedoroff đã bị ấn tượng trước khả năng tấn công của các tên lửa Kalibr đến mức ông đã nhiều lần đề cập đến loại tên lửa này trong báo cáo của mình.
"Tên lửa Kalibr có thể được phóng đi từ các tàu cỡ nhỏ như tàu hộ tống, với khả năng tấn công đáng kể. Với việc sử dụng tên lửa này, tất cả các tàu đều có khả năng duy trì khoảng cách xa với các mục tiêu cố định trên bộ và sử dụng đầu đạn thông thường. Việc sử dụng phổ biến khả năng này trong hải quân Nga đang làm thay đổi sâu sắc khả năng răn đe, đe dọa, thậm chí hủy diệt các mục tiêu của đối thủ", chuyên gia tình báo này nhấn mạnh.
Đức sơ tán khẩn hai nhà ga phòng khủng bố đêm giao thừa
Tuyên bố cũng nói rằng chính quyền đang điều tra để xác định các nghi can có thể tiến hành tấn công khủng bố.
Bà Hillary Clinton gọi hành động của IS là diệt chủng
"Như tôi trước đây đã nói, chúng ta chỉ đang ở giai đoạn đầu khi chứng kiến việc này và tôi vẫn chưa chắc chắn chúng tôi có đủ bằng chứng. Tuy nhiên, giờ tôi chắc chắn rằng chúng tôi có đủ bằng chứng".
Các nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có Giáo hoàng Francis cũng đã gọi những hành động tàn bạo của IS là diệt chủng.
Nga đối đầu NATO
Các nhà phân tích cho rằng Moscow muốn đẩy phương Tây ra xa các nước lâu nay được coi là sân sau của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 31-12-2015 ký ban hành Chiến lược An ninh quốc gia được cập nhật, trong đó mô tả NATO và các cuộc cách mạng màu là những mối đe dọa chủ yếu đối với Nga. Đặc biệt, sự mở rộng của khối NATO là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh nước Nga.
Theo văn kiện này, Moscow cho rằng chính sách đối nội, đối ngoại độc lập của Nga đã khiến Mỹ và các đồng minh có hành động chống lại, đồng thời cáo buộc các nước này đang cố thống trị những vấn đề toàn cầu. Vì thế, Nga đang củng cố sức mạnh quân sự dựa trên cơ sở an ninh quốc gia nhằm đối mặt với tình hình mới. Ngoài ra, chiến lược mới khẳng định hành động xây dựng tiềm lực quân sự gần đây của NATO quanh biên giới Nga đã vi phạm các chuẩn mực luật pháp quốc tế.
Trước đây, năm 2014, Nga đã thông báo sửa đổi học thuyết quân sự, chủ yếu nhắm vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine và sự hiện diện của NATO ở Đông Âu. Khi đó, cố vấn Điện Kremlin Mikhail Popov tuyên bố sự mở rộng NATO trong những năm gần đây cho thấy liên minh quân sự này đang ngày càng tiến đến gần biên giới Nga hơn, trở thành mối đe dọa từ bên ngoài. Theo đài BBC, các nước Albania và Croatia đã gia nhập NATO năm 2009. Từ năm 2011 đến nay, khối này công nhận thêm Bosnia, Georgia, Macedonia và mới mời gọi Montenegro.
Nhà bình luận Bridget Kendall nhận định: Thông qua sự can thiệp ở Syria và Ukraine, Tổng thống Putin quyết tâm phô trương sức mạnh quân sự để thế giới nói chung và Mỹ nói riêng nhận thức rằng Nga là một đối tác bình đẳng, phải được tôn trọng quyền lợi. Trong thông điệp mừng năm mới 2016, nhà lãnh đạo Nga nêu bật chiến dịch quân sự mà nước này đang tiến hành ở Syria và gửi lời chúc tết đến “những quân nhân tham gia cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga ở nước ngoài”.
Với việc xác định một trong những ưu tiên dài hạn của Nga là “củng cố vị thế một trong những cường quốc hàng đầu, ông chủ Điện Kremlin còn muốn phương Tây công nhận Nga có quyền xem các nước láng giềng thời hậu Liên Xô nằm trong tầm ảnh hưởng của mình, không có mối liên kết với NATO hoặc bất kỳ liên minh nào khác do phương Tây dẫn đầu. Theo ông Kendall, tổng thống Nga cũng muốn làm suy yếu các mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ với hy vọng một ngày nào đó biến Nga thành đối tác chiến lược chính của châu lục này. Trang tin International Business Times cho biết dù quan hệ Nga - Mỹ đã cho thấy những dấu hiệu hàn gắn nhưng cả hai vẫn còn ngờ vực nhau.
Đáng chú ý, Moscow đã ban hành lời cảnh báo mạnh mẽ chống lại những cuộc nổi dậy được biết đến với tên gọi “những cuộc cách mạng màu”. Văn kiện cáo buộc các nhóm cực đoan và các tổ chức lợi dụng ý thức hệ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quá khích tôn giáo, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính và kinh tế... đang muốn phá hoại sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga.
Văn kiện còn nêu ra chiến lược bao gồm củng cố hệ thống tài chính, ổn định tỉ giá đồng rúp, giảm lãi suất ngân hàng để tăng cường an ninh quốc gia, ngăn chặn xung đột quân sự bằng cách duy trì khả năng răn đe hạt nhân.