Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đề xuất về hợp tác nội khối khi phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 hôm nay tại Philippines.
Tại sao Nhật đóng cửa hoàn toàn với người tị nạn chiến tranh?
- Cập nhật : 05/01/2016
(The gioi)
Người Nhật luôn tự hào về một xã hội an toàn, thuần chủng, và họ sẽ bằng mọi cách của mình giữ cho nó như vậy bất chấp các chỉ trích của quốc tế về vấn đề nhân đạo.
Đối với Dababneh, ký ức của những ngày sống dưới làn bom đạn tại Damacus, thủ đô của Syria, vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí anh. Đó là những lần anh trở về nhà và bị bom đạn bắn sượt qua đầu. Rồi còn rất nhiều lần khác khi bom đạn của quân nổi dậy đang dồn dập bên ngoài, anh và các dì của mình trốn lên mái nhà trú ẩn trong sợ hãi.
Hiện tại Dababneh và người bạn đời của mình, cô Jamal đang ngồi trong một chiếc lều và chơi trò chơi điện tử ở một khu vực ngoại ô Tokyo. Không thể tiếp tục theo học chuyên ngành luật, Dababneh đang làm nhân viên một trung tâm thể thao ở Tokyo, chăm chỉ học tiếng và hy vọng một ngày nào đó sẽ được nhận visa tị nạn ở Nhật.
Dababneh có quyền hy vọng, nhưng không lấy gì đảm bảo anh sẽ thành công.
Đối với Dababneh, anh tìm đến Nhật với lý do sinh tồn.
Anh kể lại: “Suy nghĩ trèo lên mái nhà đã ăn sâu bám rễ vào tâm lý của tôi đến mức nhiều khi chỉ là một tiếng động nào đó ở xa xôi cũng làm tôi choàng dậy trong giấc ngủ và có phản xạ tìm lối lên mái nhà. Sau rồi phát hiện ra không phải bom đạn, chúng tôi lại cố gắng cười xòa với nhau cho quên đi sợ hãi. Rồi có nhiều khi có những trận càn quét lớn quá, và chúng tôi vượt qua được, chúng tôi ôm nhau khóc cho từng ngày còn được sống của mình.”
Năm 2014, có 7.533 người nộp đơn xin tị nạn tại Nhật (con số tính cả những người đã từng bị từ chối trước đó nay nộp đơn lại), chỉ có 11 người thành công. Có một số ít người thành công sau khoảng 2 năm chờ đợi nhưng cũng có nhiều trường hợp khác không bao giờ thành công và bị trục xuất.
Trong 5 năm qua, tỷ lệ người di cư được chấp thuận hồ sơ xin tị nạn tại Nhật đã giảm xuống dưới 1%. Năm 2014, con số này chỉ là 0,2%.
Trên phương diện này, chính sách nhập cư của Đức và Nhật đối nghịch nhau hoàn toàn. Từ năm 2013, Đức đã chấp thuận tị nạn cho 40 nghìn người Syria. Mỹ tiếp nhận 10 nghìn người.
Từ xưa đến nay, Nhật vốn nổi tiếng là nước có chính sách rất cứng rắn với người nhập cư bất chấp các vấn đề nhân khẩu học và nước Nhật ngày một thiếu người làm những công việc dịch vụ.
Người dân không thích mở cửa đón người nhập cư bởi họ tự hào về một xã hội thuần chủng. Ngay cả chính phủ Nhật cũng giữ thái độ vô cùng dè dặt, họ từ chối mở cửa đất nước, dù đó là lý do kinh tế hay lý do nhân đạo.
Các quan chức Cục xuất nhập cảnh Nhật luôn hoài nghi rằng những người nộp hồ sơ xin tị nạn thực ra không có nhu cầu chạy trốn chiến tranh, xung đột mà chỉ muốn đi ra khỏi đất nước để kiếm cơ hội hưởng trợ cấp xã hội ở nước khác.
Trong quá khứ, đã từng có một số thời kỳ Nhật chấp nhận người tị nạn. Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, ông Chiune Sugihara, một nhà ngoại giao Nhật đã từng cấp visa chuyển đổi cho hàng nghìn người Do Thái dù họ không có đủ tiền và chưa có một đích đến rõ ràng sau khi rời nước Nhật.
Một quan chức khác của chính phủ Nhật là ông Tatsuo Osako, người từng làm trưởng văn phòng du lịch thuộc Cục du lịch Nhật tỉnh Fukui đã giúp nhiều người do Thái và châu Âu ở lại Nhật. Đến thập niên 1980, Nhật cũng từng tiếp nhận ít nhất 10 nghìn người đến từ các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Thế nhưng ngoài những thời kỳ trên, Nhật luôn đóng cửa với người tị nạn. Từ năm 1982 cho đến nay, tổng số 22.559 người thuộc rất nhiều quốc tịch khác nhau trên thế giới đã nộp hồ sơ xin tị nạn tại Nhật tuy nhiên chỉ có 663 người thành công.
Tất nhiên, các quan chức Cục Xuất nhập cảnh không bao giờ đưa ra lý do tại sao họ từ chối hồ sơ, thế nhưng theo Nobuhiro Tsuru, trợ lý phụ trách các vấn đề về người tị nạn tại Cục Xuất nhập cảnh Nhật, quy trình xét duyệt hồ sơ xin tị nạn tại Nhật cực kỳ phức tạp. Với mỗi hồ sơ sẽ có đến 130 nhân viên cục xem xét.
Chính vì quá trình rườm rà như vậy mà những ai tìm kiếm sự bảo vệ nhanh chóng từ nước Nhật sẽ cực kỳ thất vọng. Tuy nhiên, cục cũng đang tính đến việc thay đổi quy trình xét hồ sơ để có thể giúp đỡ được nhiều hơn những trường hợp cấp bách.
Tính đến cuối năm 2014, thế giới có khoảng 59,5 triệu người bị mất nơi ăn chốn ở hoặc phải rời đất nước do chiến tranh, thiên tai, địch họa hoặc các trường hợp xâm phạm quyền con người. Con số này được ước tính sẽ chạm mức 60 triệu lần đầu tiên trong năm nay.
Cao ủy của Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề liên quan đến người tị nạn đã không ít lần kêu gọi Nhật giúp đỡ thêm nhiều nạn nhân của các cuộc chiến tranh đến Nhật, thế nhưng đáp lại chỉ là thái độ lạnh lùng từ phía Nhật. Có một số ít lần, phía Nhật trả lời rằng họ hiểu về Luật tị nạn quốc tế theo cách của người Nhật và họ đang hành xử đúng luật.
Theo một số chuyên gia về vấn đề di cư quốc tế, người Nhật không thích những người chạy trốn từ các vùng chiến tranh bởi họ có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội Nhật và gây sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng y tế, phúc lợi xã hội của nước này.
Luật Tị nạn của Nhật thậm chí còn không đưa người tị nạn chiến tranh vào nhóm những người được hỗ trợ về thủ tục nhập cư. Chình vì vậy, hàng triệu nạn nhân chiến tranh tại Syria sẽ không có bất kỳ cơ hội nào ở đây. Một số người có thể vào được Nhật nhờ được người thân bảo lãnh tạm thời theo diện visa du lịch, sau đó họ sẽ trở thành cư trú bất hợp pháp và đối diện với rủi ro trục xuất bất kỳ lúc nào.