Trung Quốc bổ nhiệm 3 tư lệnh quân đội mới
Liên Hiệp Quốc lo ngại hậu quả vụ tử hình 47 người ở Ả Rập Xê-Út
Nhà Trắng ấn định thời điểm thông báo việc ông Obama thăm Cuba
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá tàu sân bay thứ hai vẫn lạc hậu
Vụ xử tử giáo sĩ và đòn thù giữa hai cường quốc Trung Đông
Tin thế giới đọc nhanh 03-01-2016
- Cập nhật : 03/01/2016
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ là bản sao của tàu Xô Viết
SCMP dẫn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu sân bay mới sẽ dùng năng lượng thông thường, với lượng giãn nước tiêu chuẩn 50.000 tấn, và có đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu (ski-jump). Các đặc điểm rất giống với của tàu Liêu Ninh do Liên Xô sản xuất, được bán cho Trung Quốc năm 1998.
Tàu chiến mới sẽ nhẹ hơn một chút so với Liêu Ninh, nhưng có nhiều chỗ hơn cho chiến đấu cơ, theo Ifeng, trang điện tử của Phoenix TV. Các phi công chiến đấu cơ J-15 đang huấn luyện trên tàu Liêu Ninh và có thể chuyển tiếp nhuần nhuyễn sang tàu sân bay mới, báo này cho biết.
Theo thiếu tướng đã về hưu Xu Guangyu, các đánh giá quân sự chỉ ra rằng Trung Quốc đã sẵn sàng và có thể phát triển hệ thống phóng (catapult) trên tàu sân bay, nhưng giới chức quân sự hàng đầu đã chọn thiết kế cũ hơn, đó là đường băng kiểu nhảy cầu, vì nó sẽ cho phép J-15 chuyển tiếp dễ dàng hơn.
PLA Daily dẫn lời nhà nghiên cứu Zhang Junshe, Viện Hàn lâm Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói nước này sẽ cần ít nhất ba tàu sân bay để đáp ứng nhu cầu tuần tra hàng hải, huấn luyện và bảo dưỡng.
Putin thông qua chiến lược an ninh mới, coi NATO là mối đe dọa
Hãng thông tấn Tass dẫn chiến lược cho biết việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng hiện diện quân sự, và việc "liên minh này tiến gần biên giới Nga" là mối đe doạ an ninh quốc gia Nga. Tài liệu cho rằng tổ chức "đang mở rộng tầm với trái phép".
Tài liệu được ông Putin ký hôm 31/12 cũng cho rằng "chính sách đối nội và đối ngoại độc lập" của Nga đã kích động "hành động phản kháng" của Mỹ và các nước đồng minh. Tài liệu cáo buộc những nước này cố thống trị các sự vụ trên toàn cầu.
Đáp lại, CNN dẫn lời một quan chức NATO cho biết họ sẽ xem xét chiến lược một cách thấu đáo. "Tuy nhiên, chúng tôi dứt khoát bác bỏ hoàn toàn những tuyên bố không có căn cứ rằng NATO và chính sách của mình tạo ra mối đe doạ an ninh với Nga", quan chức nói.
"Việc mở rộng NATO không nhằm vào bất kỳ ai. Mỗi nước có chủ quyền đều có quyền chọn xem có gia nhập bất cứ liên minh hay hiệp ước nào hay không. Đây là nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu mà Nga cũng tán thành và nên tôn trọng", ông này cho biết. "Chính sách Mở cửa của NATO là một thành công trong lịch sử, cùng với sự mở rộng của liên minh châu Âu (EU), nó đã mở rộng cả ổn định và thịnh vượng ở châu Âu kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ".
NATO gồm 28 thành viên, được thành lập năm 1949 với 12 thành viên ban đầu. Trong lần mở rộng mới nhất, tổ chức gia nhập thêm Albania và Croatia năm 2009.
Nga năm 2014 thông báo về việc thay đổi học thuyết quân sự nhằm tính đến cuộc khủng hoảng Ukraine và sự hiện diện của NATO ở Đông Âu. Cố vấn Điện Kremlin Mikhail Popov lúc đó nói việc NATO mở rộng trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc liên minh đang tiến gần tới biên giới Nga và tạo ra mối đe doạ từ bên ngoài với nước này.
Iran sẽ phát triển tên lửa tầm xa 5.000 km nếu bị Mỹ trừng phạt
“Iran đã dỡ bỏ hàng ngàn máy ly tâm và từ bỏ quyền được làm giàu uranium. Lệnh trừng phạt sắp tới chẳng khác gì cái tát cho chúng tôi” - RT dẫn lời ông Mohsen Rezaei, Thư ký Hội đồng Điều phối Iran, viết trong bức gửi Tổng thống Hassan Rouhani.
“Mỹ sẽ phải hối tiếc về hành động của mình và nhận ra rằng những hành động như vậy chẳng đem lại lợi ích gì cả” - ông Rezaei nhấn mạnh.
Ông Rezaei cũng cảm ơn hành động kịp thời của tổng thống Iran nhằm đáp trả mối đe dọa của Mỹ. Các lệnh trừng phạt mới được Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị thực hiện sẽ gây ảnh hưởng cho nhiều cá nhân, công ty quốc tế vì bị Mỹ cáo buộc hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Nhằm đáp trả lệnh trừng phạt này, Tổng thống Rouhani yêu cầu Iran tăng cường khả năng tên lửa tầm xa, nhấn mạnh rằng Iran có quyền được tiếp tục phát triển tên lửa cho riêng mình với điều kiện không mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa tân tiến mới nhất của Iran có thể bắn tới trại Thunder Cove, một căn cứ không quân biệt lập của Mỹ ở Ấn Độ Dương.
Quyết định của Mỹ đưa ra sau khi Iran thử tên lửa vào tháng 10-2015 và Mỹ cho rằng quốc gia này đã vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về hạn chế phát triển tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Hôm 31-12-2015, Nhà Trắng thông báo hoãn lệnh trừng phạt vốn đã được thông qua mà không nêu lý do cụ thể.
Khủng bố tấn công căn cứ không quân Ấn Độ
Theo AFP, một nhóm gồm bốn hoặc năm tay súng tấn công vào căn cứ không quân Pathankot ở bang Punjab, phía tây bắc Ấn Độ, giáp giới với Pakistan.
RT dẫn các nguồn tin truyền thông địa phương cho hay hai binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và ít nhất hai tên khủng bố đã bị tiêu diệt.
“Bốn hoặc năm kẻ khủng bố bắt đầu tấn công vào căn cứ vào khoảng 3 giờ 30. Cho đến 7 giờ 30, hai bên vẫn tiếp tục đấu súng, có hai tên đã bị bắn hạ” - AFP dẫn lời Kunwar Vijay Partap Singh, Tổng Thanh tra cảnh sát quận Pathankot, nói. Những kẻ còn lại cố thủ trong các tòa nhà trong căn cứ và đang bị vây hãm.
Ông nói thêm không có thiệt hại gì cho các chiến đấu cơ tại căn cứ và lực lượng an ninh vẫn đang cố gắng nhận diện những kẻ tấn công. Reuters dẫn lời các nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay bốn tay súng này đến từ Pakistan.
Theo Reuters, sự việc ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Pakistan Nawaz Sharif gặp nhau ở Lahore để khởi động một sáng kiến hòa bình.
Mỹ xuất hiện virus Zika cực kỳ nguy hiểm
Virus Zika lần đầu tiên được phát hiện ở châu Phi trong những năm 1940 nhưng đến năm ngoái mới xuất hiện ở châu Mỹ.
Bản đồ các quốc gia xuất hiện các ca nhiễm hoặc bằng chứng nhiễm virus Zika. (Vùng màu tím đậm là các nước có ca nhiễm, vùng chấm tím là các quốc gia phát hiện kháng thể virus Zika ở người khỏe mạnh)
Căn bệnh lây truyền qua muỗi này đã xuất hiện ở các quốc gia bao gồm Brazil, Panama, Venezuela, El Salvador, Mexico, Suriname, Cộng hòa Dominica, Colombia, Guatemala và Paraguay, theo lời các quan chức y tế công cộng.